TVL của Fantom đã chạm mức thấp nhất trong hai năm qua. Hệ quả từ vụ hack của Multichain Bridge được cho là tác nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Trạng thái ảm đạm đối với hệ sinh thái Fantom (FTM)
Dựa theo dữ liệu được BeInCrypto ghi nhận từ TheBlock, tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) trên các giao thức DeFi nằm trong chuỗi khối Layer 1 Fantom (FTM) đã giảm mạnh 67% trong vài tuần qua do sự cố của vụ hack Multichain Bridge. Cụ thể, vào ngày 07/7/2023, Fantom Multichain Bridge đã bị tấn công. Vụ hack dẫn đến việc hacker cuỗm đi số tiền điện tử trị giá 126 triệu USD, lớn nhất trong năm 2023 này.
Vụ hack sau đó được phát hiện và đội ngũ của giao thức Multichain đã ngay lập tức tạm dừng hoạt động và khuyên người dùng thu hồi tất cả các phê duyệt hợp đồng liên quan đến Multichain. Đáng buồn là những nỗ lực này sau đó dường như cũng không thể giúp Multichain hồi sinh. Sau đó một tuần, đội ngũ cũng lên tiếng dừng hoạt động vì lý do… hết tiền.
Là nền tảng blockchain Layer 1 trực tiếp liên quan đến Multichain, TVL của Fantom cũng ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng. Quan sát dữ liệu từ DefiLlama, thời điểm trước khi vụ hack Multichain xảy ra, TVL của Fantom dao động trong khoảng từ 200 triệu USD – 240 triệu USD. Ngay sau khi thông tin vụ hack được công bố, người dùng bắt đầu rút tiền của họ khỏi các giao thức trên chuỗi. Lúc này, TVL có xu hướng giảm và hiện đang dừng lại ở mức chưa đến 82 triệu USD tại thời điểm BeInCrypto thực hiện bài viết này. Lần cuối cùng TVL của Fantom ở mức thấp này là vào tháng 5/2021.
Trong bối cảnh như vậy, quan sát nhanh chúng ta nhận thấy rằng nhiều giao thức DeFi hàng đầu trên mạng Layer 1 này đều đang chứng kiến việc TVL sụt giảm đến hai con số so với tháng trước. Trong đó, đáng chú ý là Beefy hay Equalizer0x ghi nhận mức giảm đến hơn 65%.
Về hoạt động mạng trên Fantom, dữ liệu từ Artemis cho thấy số lượng địa chỉ hoạt động hàng ngày tăng lên kể từ vụ hack. Nó đã tăng 60% kể từ ngày 07/7, đạt 40,970 địa chỉ hoạt động trên Fantom tính đến ngày 20/7. Trong khoảng thời gian đó, những biến động đáng kể về số lượng giao dịch hàng ngày cho thấy rằng sự gia tăng số lượng địa chỉ hoạt động có thể là do người dùng không hoạt động trước đó tìm cách rút tiền của họ.
Biến động và dự đoán xu hướng giá FTM
Vào thời điểm BeInCrypto thực hiện bài viết này, giá FTM được giao dịch ở mức 0.2582 USD. Nó đã ghi nhận mức giảm 15% so với tháng trước đó. Phân tích giá FTM trên khung biểu đồ D1, chúng ta thấy một sự sụt giảm đáng kể trong tích lũy.
Vào thời điểm viết bài, các chỉ báo động lượng chính có xu hướng đi xuống. Chỉ báo RSI ở mức 41.01, MFI nằm trong vùng quá bán ở mức 27.47. Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) nằm dưới đường trung tâm bằng 0, báo hiệu khả năng thoát thanh khoản tăng lên. Giá trị CMF dưới đường 0 là dấu hiệu của sự suy yếu trên thị trường.
Như vậy nó đưa chúng ta đến một giả thuyết rằng có khả năng các nhà giao dịch đã giảm tỷ lệ nắm giữ FTM để phòng ngừa các khoản thiệt hại có thể xảy ra tiếp theo. Mặc dù tích lũy FTM giảm, nhưng tỷ lệ funding rate của nó trên các sàn giao dịch vẫn ở mức dương. Điều này có nghĩa là nhu cầu đối với các vị thế mua tương đối cao so với các vị thế bán khi các nhà giao dịch đặt cược vào khả năng tăng giá của đồng coin này.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.