Công nghệ blockchain tại Việt Nam đang dần được nhiều cơ quan/công ty nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng tăng trưởng. Trong những năm gần đây, công nghệ này đã được mạnh dạn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Sau đây là những ghi nhận từ BeInCrypto về một vài ví dụ nổi bật các ứng dụng này.
Xem thêm: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ĐNA, blockchain là một phần quan trọng
#1. Sàn giao dịch NFT về tín chỉ carbon
Mỗi tín chỉ carbon đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2. Những doanh nghiệp nào vượt quá lượng phát thải quy định, họ cần mua tín chỉ carbon để bù vào. Nếu dư, họ có thể bán quyền phát thải đó cho doanh nghiệp khác đang cần chúng. Nguồn cung của tín chỉ này đến từ những dự án phát triển tín chỉ (như trồng rừng, tái tạo năng lượng…) tuân theo quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
Những năm gần đây, Chính Phủ thể hiện quan tâm đặc biệt đến thị trường tín chỉ carbon. Điều 17 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về thời điểm triển khai và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam cho biết hết 2017 sẽ xây dựng quy định và quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon, đến 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Tháng 4 vừa qua, Tập đoàn Tín Thành ký kết hợp tác toàn diện với Trung tâm Chứng nhận chất lượng và Phát triển doanh nghiệp (QCC), để thương mại hoá tín chỉ carbon trên sàn giao dịch Singapore, đặt nền tảng cho việc mua bán, giao dịch tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam. Tập đoàn Tín Thành cho biết việc giao dịch dưới dạng NFT.
Công ty CP Vietnam Blockchain cũng là đơn vị cung cấp giải pháp Tín chỉ carbon ứng dụng công nghệ blockchain NFT. Việc giao dịch tín chỉ carbon bằng NFT được dự đoán rất tiềm năng ở Việt Nam khi Việt Nam có diện tích xanh lớn (rừng, lúa…). Năm 2023, Việt Nam đã bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon với tổng giá trị 51.5 triệu USD.
#2. Giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm áp dụng công nghệ blockchain
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề nguồn gốc của một sản phẩm mình mua. Do đó, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáng tin cậy vừa tạo lòng tin cho người tiêu dùng, vừa tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Khảo sát của Mobifone cho biết 80% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm được truy xuất nguồn gốc và thông tin xác thực.
Từ đây, nhiều ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm sử dụng công nghệ blockchain đã ra đời. Có thể liệt kê một vài cái tên trong ngách này như: mTrace của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, iCheck Trace của công ty cổ phần Icheck Trade, Agridential của công ty cổ phần Viet Nam Blockchain… Tất cả đều ứng dụng blockchain trong dịch vụ truy xuất của mình.
Vì sao blockchain lại hữu dụng trong lĩnh vực này? Đó là vì yêu cầu chính xác, không thể làm giả, không thể thay đổi đối với dữ liệu nguồn gốc và vận chuyển của hàng hóa. Khi tất cả được ghi vào blockchain với sự xác nhận của nhiều bên liên quan, thì sự xác nhận đó là đảm bảo.
#3. Chia sẻ doanh thu bản quyền nhạc số bằng NFT
Việc một ca sĩ phát hành album kèm NFT không phải là điều mới thế thế giới. Tháng 5 vừa qua, siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo vừa ra mắt bộ sưu tập token không thể thay thế (NFT) thứ 4 trong chiến dịch hợp tác với sàn điện tử Binance. Hay cũng trong tháng 5, BlackPink cũng ra mắt bộ sưu tập NFT lấy cảm hứng từ Pink Venom – một ca khúc của nhóm.
Nhưng tại Việt Nam, BinZ là một trong những nghệ sĩ tiên phong ra mắt bộ sưu tập NFT cùng với album của mình, mang tên “Don’t Break My Heart”, hồi đầu năm 2022.
Điều thú vị trong việc bán bộ sưu tập NFT của một ca khúc đó là người mua có thể nhận về tỷ lệ chia sẻ doanh thu bản quyền nhạc số tùy vào loại NFT mà họ mua. Trong trường hợp ca khúc Don’t Break My Heart của BinZ, người mua NFT có thể nhận từ 0.05% đến 1% doanh thu bản quyền nhạc số của ca khúc.
Tuy nhiên, theo quan sát của BeInCrypto, NFT của BinZ không gây được nhiều tiếng vang. Và chưa đủ để dấy lên một làn sóng trong giới nghệ sĩ Việt Nam quan tâm đến xu hướng này.
#4. Địa phương xây dựng blockchain riêng để phục vụ cho quản lý và du lịch
Đà Nẵng đã địa phương đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Nam Á tiên phong trong việc xây dựng một blockchain riêng để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của thành phố. Trước mắt, DanangChain đã được thí điểm trong lĩnh vực du lịch bằng việc token hóa và giao dịch NFT. Và sản phẩm địa phương OCOP Đà Nẵng được quản lý, giao dịch bằng công nghệ blockchain trên nền tảng DanangChain.
Xa hơn, DanangChain được kỳ vọng có thể ứng dụng để phục vụ cho chính quyền điện tử giúp quản lý văn bản số, bảo tàng số, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, quản lý đất đai. Đến nay, DanangChain vẫn đang trong giai đoạn thí điểm để báo cáo và đánh giá. Dự kiến, DanangChain sẽ ra mắt vào cuối năm 2024.
Có thể nói, DanangChain là một bước đi táo bạo mang quy mô lớn mà Việt Nam từng triển khai. Nếu Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách, quy định pháp lý hướng dẫn cụ thể… sẽ làm cơ sở để nhân rộng mô hình này trên những khu vực khác.
Xem thêm: Sau một năm xây dựng và thí điểm, DanangChain hiện ra sao?
Tạm kết
Dù đã có những ứng dụng thực tiễn, nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế. Nhiều ứng dụng đã nhanh chóng bị quên lãng và không thể tiếp tục phát triển hơn được, ví dụ dự án NFT Cổng Trời, CovidPass…Nhiều ứng dụng vẫn đang chờ đợi phản ứng từ công chúng.
Dự đoán, cùng với tầm nhìn rằng sự phát triển nền kinh tế số Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á, thì các ứng dụng blockchain sẽ xuất hiện nhiều hơn trong đa dạng các lĩnh vực hơn thời gian tới, như y tế, logistic, hành chính, giải trí… Công chúng sẽ không chỉ tiếp cận blockchain như một cơ hội đầu tư, mà còn là một ứng dụng hữu ích trong đời sống.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền mã hóa và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Trusted
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.