Trusted

Vấn đề với CBDC: Đánh mất sự tự do dưới quyền kiểm soát của ngân hàng trung ương

10 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • CBDC chỉ là phiên bản kỹ thuật số của tiền tệ fiat.
  • Chúng có thể được vũ khí hóa như một công cụ để giám sát và kiểm soát toàn bộ nhà nước.
  • Ethereum cũng đang trở thành khiếu nại của OFAC, giống như CBDC.
  • promo

Các quốc gia đang chạy đua để phát triển CBDC. Tuy nhiên, loại tiền tệ kỹ thuật số này có thể xâm phạm quyền riêng tư và tự do cá nhân.

Christine Lagarde từng lập luận rằng CBDC (tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương các quốc gia) có thể đáp ứng các mục tiêu chính sách công liên quan đến tài chính toàn diện, bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn gian lận. Tuy nhiên, vị cựu giám đốc IMF này dường như đã quên mất rằng CBDC trên thực tế chỉ là phiên bản kỹ thuật số của tiền tệ fiat. Và điều đó có nghĩa là nó có thể  được “vũ khí hóa” như một công cụ giám sát và kiểm soát tổng thể của mỗi Nhà nước.

Nếu như chúng ta suy nghĩ một cách đầy cực đoan thì CBDC có khi chỉ là cách đơn giản nhất để Nhà nước duy trì thực trạng hiện tại mà thôi. Bởi lẽ, khi Nhà nước biết Bitcoin (BTC) đang dần chiếm ưu thế trong nền kinh tế nhờ tính phi tập trung và không có tổ chức trung gian ở giữa nắm quyền thì việc ra mắt CBDC thực chất có thể là cách để hạn chế sự bành trướng của BTC (hay các loại tiền điện tử khác). Chính phủ đưa ra CBDC như một cách để thôi miên đám đông, giữ quyền bá chủ của tiền pháp định (fiat) vậy.

Trong một hội nghị ở Singapore vào năm 2018, Lagarde đã từng chia sẻ với báo giới rằng:

“Tôi tin rằng chúng ta nên xem xét khả năng phát hành tiền kỹ thuật số. Nhà nước có thể có vai trò cung cấp tiền cho nền kinh tế kỹ thuật số. Lợi thế ở đây là rất rõ ràng như việc các khoản thanh toán của bạn sẽ được thực hiện ngay lập tức, an toàn, rẻ và có khả năng bán ẩn danh. Đổi lại, các ngân hàng trung ương cũng sẽ giữ được chỗ đứng vững chắc trong việc tham gia xử lý các khoản thanh toán này cho người dùng.”

CBDC: Sự kiểm soát tuyệt đối của ngân hàng trung ương

Lagarde có cùng quan điểm với Agustin Carstens của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Carstens đã phát biểu tại cuộc họp IMF năm 2020 rằng các ngân hàng trung ương sẽ có quyền kiểm soát tuyệt đối về mặt quy tắc và quy định khi sử dụng CBDC.

Trong khi tất cả mọi người vừa bị nhồi nhét những thông tin về CBDC, vừa phải lắng nghe quan điểm của những người luôn hoài nghi về Bitcoin thì ở một khía cạnh khác, Ethereum đã và đang lặng lẽ phát triển theo chiều hướng tuân thủ các quy định của Nhà nước.  

Theo đó, Ethereum được hợp nhất (the Merge) thành công vào ngày 15/9, chuyển đổi mạng lưới sang PoS. Nó trao quyền cho một nhóm nhỏ các thực thể không có khả năng chống lại các ủy ban xử phạt của Chính phủ Hoa Kỳ. Nếu xét riêng về khía cạnh quyền riêng tư, Ethereum có vẻ như đang xâm phạm đến tôn chỉ của những người theo chủ nghĩa thuần túy Bitcoin kiểu cũ. Ở mặt này, Ethereum hiện cũng giống như CBDC vậy.

“Về cơ bản, với CBDC chúng ta không có cách nào chứng minh được sự minh bạch giống như cách mà các stablecoin lớn đang làm như thông qua việc sử dụng các công cụ chẳng hạn như Etherscan vậy.”

Jared Polites, đối tác tại Rarestone Capital, nói với BeInCrypto.

“Chúng ta sẽ không thể nào biết được Chính phủ sẽ sử dụng loại dữ liệu như thế nào, họ sẽ thu thập cái gì, cách Chính phủ phân bổ chính xác dữ liệu cho mọi người trong các trường hợp khó khăn hay cách các ứng dụng của bên thứ ba, các dịch vụ khác sẽ tích hợp và cung cấp bảo mật ra làm sao…”

Polites nói thêm “Đơn giản là chúng ta không có một bức tranh đủ rõ ràng về cách CBDC sẽ được triển khai cũng như áp dụng như thế nào để đảm bảo chắc chắn rằng chúng sẽ hiệu quả hơn đối với các đồng tiền hiện tại như USDC stablecoin.”

Sự tham gia của ngân hàng trung ương vào các loại tiền kỹ thuật số có thể được coi là một hình thức xâm phạm quyền riêng tư. Cụ thể, các Chính phủ có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát không cần thiết làm cản trở tốc độ giao dịch trong khi lại hy sinh sự tự do và giảm chi phí.

CBDC là gì?

Các ngân hàng trung ương phát hành CBDC. Chúng được tạo ra một phần để vô hiệu hóa Bitcoin. Khoảng 105 quốc gia, chiếm 95% GDP toàn cầu, đang tích cực nghiên cứu để tìm ra khả năng phát hành một loại tiền điện tử được Nhà nước hậu thuẫn.

Vào tháng 5/2020, chỉ có 35 quốc gia có ý định cân nhắc phát triển một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Ngoài ra, ít nhất có khoảng 50 quốc gia nữa đang trong giai đoạn thăm dò. Khoảng một chục tiểu bang và quốc gia đã ra mắt đầy đủ cho một loại tiền kỹ thuật số.

Chương trình thí điểm nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ mở rộng trong suốt năm 2023. Jamaica là quốc gia mới nhất ra mắt CBDC, có tên gọi là JAM-DEX. Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, đã ra mắt CBDC vào tháng 10/2021. Quốc gia này vốn đã và đang phải vật lộn để đạt được sự chú ý từ đông đảo cộng đồng.

Theo một nghiên cứu trước đây của BIS, các ngân hàng trung ương có thể phát hành hai loại tiền kỹ thuật số cho các mục đích khác nhau, một cho các giao dịch lớn và hai là cho các giao dịch chung chung thường ngày. Tuy nhiên, CBDC được thiết kế riêng cho các giao dịch lớn thường bị giới hạn trong việc thanh toán liên ngân hàng.

Các loại tiền kỹ thuật số đa năng được thiết kế để thay thế tiền mặt. Chúng sẽ được cung cấp cho đông đảo công chúng. Một số ngân hàng trung ương từ Canada, Singapore và Nam Phi đã sao chép hệ thống thanh toán áp dụng cho các giao dịch lớn bằng công nghệ sổ cái phân tán.

Đây là công nghệ tương tự đằng sau các tài sản tiền điện tử như Bitcoin. Tất cả các quốc gia trên ban đầu từ chối thừa nhận tác động của tiền điện tử trong nền kinh tế của họ. Các ngân hàng trung ương lại chỉ coi tiền điện tử là một mục tiêu theo đuổi hơn là xem đây như tương lai của tiền tệ.

Thay đổi thái độ về tiền điện tử

Các giao dịch không dùng tiền mặt đã tăng vọt trên khắp thế giới trong những năm gần đây. Điều này cũng đã tạo ra nhiều thay đổi khác trong nền kinh tế. Ví dụ, Bitcoin thách thức hệ thống tài chính thông thường. Nó nhằm trả lại quyền sở hữu đồng tiền cho người dân và điều này lại ngoài tầm với của Nhà nước. Theo tư duy truyền thống, các chuyên gia tài chính toàn cầu chắc chắn sẽ không yêu thích vai trò này của Bitcoin.

Điều này cũng không có gì là đáng ngạc nhiên cả. Nhiều Chính phủ đã nêu lên mối lo ngại về tài sản tiền điện tử. Đáp lại vấn đề này, họ cũng đã kêu gọi ban hành các quy định chặt chẽ hơn trong khi cố gắng phát hành các phiên bản tiền tệ kỹ thuật số tập trung của riêng họ.

Christine Lagarde, cựu giám đốc điều hành IMF, trước đây đã nói rằng tiền điện tử do Nhà nước phát hành sẽ là trách nhiệm pháp lý của nhà nước, giống như tiền định danh vậy. Cô ấy cũng tuyên bố rằng CBDC có thể giúp giảm chi phí giao dịch trong khi tối đa hóa tính bảo mật và mở rộng việc áp dụng.

Nhưng theo các nhà quan sát, chúng sẽ không phải là loại tiền điện tử chống kiểm duyệt theo đúng nghĩa thường thấy. Về mặt này, khi so sánh các ưu điểm của stablecoin như USDT của Tether và USDC của Circle với CBDC, Jared Polites, đối tác của Rarestone Capital, chia sẻ thêm với BeInCrypto rằng:

“Các stablecoin hiện tại được phát triển trên toàn cầu nên về bản chất sẽ phi tập trung hơn. Chúng hoàn toàn minh bạch, được xây dựng bằng cùng một công nghệ và điều này giúp chúng trở nên phù hợp một cách tự nhiên với các sản phẩm và dịch vụ mới. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các công cụ theo dõi và báo cáo chính đều có thể tương thích. Nghĩa là nó hoàn toàn minh bạch mà không gây nguy hiểm cho quyền riêng tư cá nhân.”

Mối đe dọa quyền riêng tư từ CBDC

Quan điểm trên chắc chắn không được ủng hộ bởi bởi một bộ phận những con người trong các Chính phủ. Bởi lẽ, những người này dường như không để tâm đến lý tưởng về sự tự do. Một báo cáo của Ủy ban các vấn đề kinh tế của Quốc hội Vương quốc Anh cho thấy rằng “một CBDC có thể đưa ra những thách thức đáng kể đối với sự ổn định tài chính và bảo vệ quyền riêng tư.”

“Bất kỳ hệ thống CBDC nào cũng không thể hỗ trợ các giao dịch ẩn danh giống như cách mà tiền mặt có thể được chi tiêu ẩn danh như hiện nay vậy” – Báo cáo cho biết.

“Mặc dù có các tùy chọn thiết kế cung cấp một số biện pháp bảo vệ quyền riêng tư, nhưng chỉ riêng các thông số kỹ thuật có thể không đủ để chống lại mối lo ngại của công chúng về nguy cơ bị Nhà nước giám sát. Ngân hàng Anh có nguy cơ bị lôi kéo vào các cuộc tranh luận gây tranh cãi về quyền riêng tư.”

Theo các nhà phân tích, CBDC có thể kiểm duyệt các địa chỉ không được phép và các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục kiểm soát chính sách tiền tệ. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đồng đô la kỹ thuật số, nhân dân tệ hoặc bảng Anh có thể thay thế sự tăng trưởng của Bitcoin vì chúng đều là kỹ thuật số. Tuy nhiên, nó lại không giải quyết được những mối quan tâm chính này.

Trước đây, ngân hàng trung ương của Hàn Quốc đã cảnh báo rằng việc áp dụng tiền điện tử do Nhà nước hậu thuẫn như một loại tiền tệ hợp pháp chính thức sẽ đe dọa sự ổn định tài chính của đất nước. Trong một báo cáo, Ngân hàng Hàn Quốc cho biết CBDC có thể dẫn đến lãi suất tăng đột biến và khủng hoảng thanh khoản.

Giả thuyết đặt ra ở đây là khi người gửi tiền rút tiền khỏi ngân hàng, các ngân hàng thương mại sẽ rơi vào bẫy thanh khoản, buộc cung tiền giảm xuống. Điều này cuối cùng sẽ thấy sự quan tâm tăng vọt.

Tập trung quan tâm đến Ethereum

Mối quan tâm về tập trung hóa đã tác động không nhỏ đến Ethereum kể từ khi mạng chính của nó được hợp nhất với Beacon Chain vào tháng 9. Các nhà quan sát lo lắng rằng chuỗi mới có thể cung cấp cho các bên liên quan quyền lực lớn để chặn các giao dịch tuân thủ các quy định.

Họ nói rằng điều này đi ngược lại các đặc tính của tiền điện tử về quyền riêng tư và phân quyền. Jared Polites nói với BeInCrypto rằng cộng đồng tiền điện tử có nhiều ý kiến ​​khác nhau về tình trạng hiện tại của Ethereum.

“Một bên coi đó là mối đe dọa đối với các mục tiêu phi tập trung của mạng, trong khi những bên khác coi đó là sự tiến triển tự nhiên đối với hệ sinh thái Ethereum được sử dụng nhiều hơn trên toàn cầu.” Polites nói. “Rủi ro là có những khía cạnh khiến việc tuân thủ trở nên rất khó khăn.”

Ví dụ, một người nào đó vi phạm OFAC và họ quyết định cố ý gửi hoặc spam những chiếc ví nổi tiếng thuộc sở hữu của những cá nhân vốn nổi tiếng trong việc tuân thủ các quy định. Về bản chất, ông cho biết sự tương tác này sẽ phân loại ví người nhận là vi phạm lệnh trừng phạt hoặc tuân thủ OFAC.

“Điều này không hợp lý vì họ không liên lạc hoặc có mối quan hệ kinh doanh hoặc giao dịch trực tiếp với người vi phạm. Cần phải có các chính sách rõ ràng để cho phép CBDC có cơ hội giành được sự tin tưởng của cộng đồng tiền điện tử cũng như giúp người dùng dễ dàng tuân thủ các quy định pháp luật nhất định.”

Tự do tài chính

Beacon Chain mang đến một mạng lưới các nhà đầu tư và giới thiệu PoS cho Ethereum. Việc chuyển sang chuỗi mới này bắt đầu vào tháng 11/2020, khi cầu nối một chiều bắt đầu nhận tiền gửi. Nó đã bảo đảm hàng triệu ETH từ một số trình xác thực (người đặt cược). Chỉ có bốn thực thể – Binance, Coinbase, Lido và Kraken – kiểm soát khoảng 66% tổng số ETH được stake trên Beacon Chain.

Trong thời đại của chúng ta, chúng ta chấp nhận ý tưởng rằng Bitcoin, với tư cách là đại diện cho tiền điện tử, cũng là một thực thể có tiếng nói và vị thế nhất định. Đối với những người theo trào lưu chuyên về Bitcoin, tự do chính trị và tài chính sẽ chẳng là gì xét về mặt quyền riêng tư và sự phân quyền. Chúng ta muốn dựa vào Bitcoin để tưởng tượng ra một thực tế thay thế. Nhưng Bitcoin đã được định vị để làm điều này ngay từ đầu.

Bạn nghĩ sao về quan điểm này liên quan đến CBDC? Cùng trao đổi với BeInCrypto trong nhóm cộng đồng của chúng tôi nhé Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ