Khối lượng giao dịch Bitcoin bằng đồng Bolivar gần đây tăng mạnh. Trong bối cảnh chính phủ Venezuela mới đây đã quyết định cắt giảm thêm 6 chữ số không trong mệnh giá tiền vì siêu lạm phát. Người dân dù hoài nghi nhưng vẫn tìm đến Bitcoin vì không còn cách nào khác.
Siêu lạm phát – 1 triệu Bolivar chưa tới 50 xu
Câu chuyện siêu lạm phát tại Venezuela không còn mới. Nhưng nó ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Từ năm 2018, hình ảnh tiền vung vãi ngoài đường mà không ai thèm ngó ngàng tới đã khiến nhiều người rúng động. Đến mức, thời điểm đó Venezuela đã “cắt bỏ” 3 số 0 trên đồng Bolivar.
Theo Bloomberg, dự kiến tháng 8 tới đây, ngân hàng trung ương Venezuela có thể in hóa đơn mới nhưng loại bỏ 6 số “không”.
Nghĩa là, một đô la sẽ đổi lấy 3.2 bolivars thay vì 3,219,000 như hiện tại.
Trong nổ lực giảm thiệt hại của siêu lạm phát, đồng Pero điện tử đã ra đời nhưng nó có rất ít ứng dụng thực tế. Nhiều người dân lao động và cả doanh nghiệp đã chọn Crypto là giải pháp chuyển tiền và thanh toán.
Bitcoin trở thành “cứu tinh” cho nhiều người dân
Theo báo cáo 2020 của Chainalysis, Venezuela đứng thứ ba về Chỉ số áp dụng tiền mã hóa toàn cầu, phần lớn là do khối lượng giao dịch bolivar cao. Khai thác Bitcoin và các đồng tiền mã hóa cũng trở thành phương cách kiếm tiền hấp dẫn tại Venezuela trong siêu lạm phát. Nhưng không phải người dân nào cũng đủ khả năng và chi phí và điều đó.
- Theo Economictimes, các hoạt động giao dịch P2P bằng Bolivar trên Binance cũng đã tăng 75% kể từ tháng 5.
- Người dân cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến stablecoin để tránh rủi ro về biến động khi giao dịch bằng Bitcoin.
Tiền mã hóa rất có ý nghĩa với các quốc gia Mỹ Latin
Không riêng gì Venezuela, các quốc gia như Brazil, Argentina, Mexico, Colombia và Chile cũng đã bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt đến tiền mã hóa.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này:
- Nguyên nhân thứ nhất đến từ sự mất giá của fiat là lo sợ siêu lạm phát. (Như đã nói ở trên). Kinh tế các quốc gia trên cũng bất ổn hơn trong bối cảnh đại dịch.
- Nguyên nhân thứ hai đến từ việc người dân ưa chuộng sử dụng tiền mã hóa để chuyển khoản quốc tế. Theo Ngân hàng Thế giới, thị trường kiều hối của các nước Mỹ Latinh khoảng 96 tỷ USD mỗi năm. Có thể xem trường hợp của El Salvador là một điển hình.
Bitcoin sẽ khó mà “chết” được khi nhu cầu này tại các quốc gia trên càng ngày càng cao. Bạn nghĩ sao?
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.