Bước đi táo bạo của El Salvador khi chấp nhận Bitcoin như tiền tệ quốc gia bắt đầu dấy lên nhiều lo ngại. Những lo ngại này không chỉ xuất hiện trong nước, mà các cơ quan tài chính lớn cũng bày tỏ lo ngại. Gần đây nhất, IMF đã có bài đăng tỏ những lý do đằng sau sự lo ngại này.
IMF: Áp dụng Bitcoin rộng rãi có thể dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô
IMF gọi việc chấp nhận Bitcoin như tiền tệ quốc gia là một “bước đi quá xa”.
Một vài lý do cho nhận định này, như sau:
- Giá của Bitcoin quá biến động không tương thích với nền kinh tế ổn định thật sự. Đặc biệt đối với nền kinh tế kém ổn định. Thì sử dụng đồng đô lại là giải pháp hấp dẫn hơn.
- Nếu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia được định giá bằng cả tiền giấy và một đồng tiền mã hóa cực kỳ biến động như Bitcoin. Thì doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ tập trung chọn nắm giữ loại tiền nào, hơn là tham gia vào các hoạt động sản xuất. Và giá cả của hàng hóa nội địa sẽ không thể giữ được trạng thái ổn định.
- Sự liêm chính trong tài chính sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp chống rửa tiền mạnh mẽ và chống lại việc tài trợ cho các phương tiện khủng bố. Tiền mã hóa có thể được sử dụng để rửa tiền, tài trợ cho khủng bố và trốn thuế. Điều này có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính, cân bằng tài chính và mối quan hệ của một quốc gia với nước ngoài và các ngân hàng đại lý.
Bạn nghĩ sao về những lý do mà IMF đưa ra. Hãy chia sẻ quan điểm trong nhóm Telegram của chúng tôi.
IMF vốn bi quan về nền kinh tế toàn cầu
Thực ra, quan điểm trái ngược của IMF không quá bất ngờ. Trước đây họ cũng đã vốn không mấy lạc quan về sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
- Vào tháng 4/2020, IMF đã xuất bản một bài đăng trên trang chính thức của họ. Dự đoán về cuộc suy thoái toàn cầu tệ nhất trong 90 năm qua. Điều này đã dấy lên môi lo ngại lớn về giá Bitcoin trong 2020 và 2021.
- Nhưng IMF có lẽ cũng không thể ngờ. Giá vàng và Bitcoin sau một cú giảm mạnh đã nhanh chóng đạt mức cao mới cao nhất mọi thời đại. Nhất là giá Bitcoin, vượt xa mọi dự đoán của các nhà phân tích lúc bấy giờ.
Song song với thái độ không thiện cảm với Bitcoin. Nhưng IMF cùng với Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Đó là cổ động cho sự hình thành và phát triển của CBDCs trên quy mô toàn G20.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.