Trusted

Ưu và nhược nếu Việt Nam áp dụng CBDC

7 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Điều gì đã thúc đẩy cuộc chạy đua CBCD?
  • Bức tranh tổng quan áp dụng CBDC trên toàn thế giới
  • promo

Hiện tại, Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc đua CBDC. Đây có thể là bước thận trọng của chính phủ. Để vừa rút ra được những bài học từ các quốc gia khác, vừa có thời gian xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc hơn cho nền Fintech quốc gia.

Kể từ quyết định của thủ tướng chính phủ “Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030“. Thì có lẽ Việt Nam sẽ sớm áp dụng CBDC. Nếu điều này xảy ra, chúng ta cũng xem xét những ưu và nhược điểm khi Việt Nam áp dụng CBDC.

Bức tranh tổng quan áp dụng CBDC trên toàn thế giới

Theo thống kê của atlanticcouncil, cho thấy tình hình áp dụng CBDC trên toàn thế giới như sau:

Những quốc gia không tô màu là chưa quan tâm đến CBDC. Màu đỏ là không ủng hộ. Nguồn: atlanticcouncil
Những quốc gia không tô màu là chưa quan tâm đến CBDC. Màu đỏ là không ủng hộ. Nguồn: atlanticcouncil
  • 81 quốc gia (chiếm hơn 90% GDP toàn cầu) hiện đang nghiên cứu và phát triển CBDC. (tính đến thời điểm viết bài)
  • Bahamas là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành CBDC. Nhưng về quy mô, Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua. Trung Quốc đã cho phép khách du lịch sử dụng nhân dân tệ kỹ thuật số nếu họ cung cấp thông tin hộ chiếu cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong Thế vận hội Mùa đông sắp tới.
  • ‎14 quốc gia khác‎‎, bao gồm các nền kinh tế lớn như Thụy Điển và Hàn Quốc. Hiện đang trong giai đoạn thí điểm CBDC chuẩn bị áp dụng thực tế.‎

Như vậy, nếu không thống nhất chung một tiêu chuẩn CBDC, thì việc trao đổi tiền tệ toàn cầu có thể gặp vấn đề trong tương lai. Và nếu đứng ngoài cuộc đua CBDC, không khác gì đứng ngoài dòng chảy tài chính thế giới.

Hy vọng Việt Nam sẽ đủ nhanh và đủ mạnh để xây dựng một CBDC chất lượng và hiệu quả.

Biết là CBDC, nhưng là loại CBDC nào?

Thực ra, định nghĩa về CBDC rất chung chung. Cứ hễ tiền số được Ngân Hàng trung ương phát hành thì gọi là CBCD. Điều này gây ra sự khó hiểu, nhầm lẫn, hoang mang cho công chúng. Vốn đa phần ít kiến thức về công nghệ.

  • Những dạng tiền đang có cũng ở dạng “số” như e-banking, mobile banking, thẻ tín dụng, ví điện tử (Momo…) thực ra chỉ là hình thức hiển thị cơ sở dữ liệu tập trung. Tức hiển thị lại số tiền có trong ngân hàng (hoặc tổ chức). Phiên bản đầu tiên của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (của Trung Quốc) không sử dụng blockchain. Và nó cũng được gọi là CBDC. Nếu Việt Nam đi theo cách này, thì thực chất không thay đổi được bản chất vấn đề, không hưởng được những lợi ích đáng có từ công nghệ blockchain. Và điều thiệt thòi hơn, là không thể kết nối với xu hướng CBDC trên toàn cầu. (Cập nhật: Hiện tại Trung Quốc đã xây dựng blockchain quốc gia riêng).
  • Dạng thứ hai, đó là CBDC có áp dụng công nghệ blockchain. Dĩ nhiên, đây sẽ là một Private Blockchain – tức là blockchain nhưng khép kín với một lượng giới hạn các bên tham gia đồng thuận. CBDC dạng này vẫn hưởng toàn bộ lợi ích của công nghệ blockchain. Và theo như yêu cầu của thủ tướng chính phủ. Là “nghiên cứu và xây dựng tiền số dựa trên công nghệ blockchain”. Khả năng Việt Nam sẽ đi theo hướng này. Và những ưu nhược mà chúng tôi đề cập trong bài. Chính là nói đến CBDC sử dụng blockchain như thế này.

Một dạng nữa là những đồng tiền mã hóa sử dụng Public Blockchain (như Bitcoin, Ethereum). Nhưng vì lý do an ninh quốc gia, an ninh tiền tệ, nên khả năng một quốc gia nào đó chấp nhận sử dụng một Public Blockchain như thế gần như là không thể. El Salvador có lẽ là trường hợp táo bạo nhất được ghi nhận. (Xem thêm: CBDC và Bitcoin – Khó đội trời chung).

Ưu điểm khi Việt Nam áp dụng CBDC?

Một cách trực quan, chúng ta có thể thấy ngay rằng. CBDC tiết kiệm chi phí phát hành cho với in tiền giấy. Và CBDC có thể tiếp cận với cả những người dân không có tài khoản ngân hàng nhưng có điện thoại thông minh. Chỉ cần có internet là họ có thể truy cập vào ví CBDC của riêng mình. Thực hiện giao dịch mua sắm nhanh chóng, giúp thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, còn nhiều lợi ích lớn hơn mà CDBC có thể đem đến cho riêng Việt Nam với những vấn đề đặc thù.

Việt Nam áp dụng CBDC sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cùng với quyết định của thủ tướng chính phủ, Việt Nam áp dụng CBDC sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
  • Ở góc độ quản lý, CBDC có thể giúp cho nhà nước kiểm soát đến chi tiết hoạt động chi tiêu của từng cá nhân và doanh nghiệp. Nhanh chóng phát hiện sớm những hành vi phạm pháp, hoạt động gian lận, trốn thuế. Nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự minh bạch của cơ quan quản lý do có nhiều bên phải cùng đồng thuận. Một mũi tên trúng hai đích. Nhà nước vừa được sự tin tưởng của người dân, vừa tránh khỏi thất thoát do những hoạt đông gian lận, trốn thuế, rửa tiền.
  • Hạn chế được tham chũng. Beincrypto đã có một bài viết riêng về vấn đề này. Tham nhũng cho đến nay vẫn được xem là một vấn nạn quốc gia, nhiều lần được quốc hội đề cập. CBDC dưới nền tảng blockchain sẽ hoàn toàn nhận diện những khoản tiền giao dịch. Không còn chuyện “phong bì trao tay” trong lĩnh vực công nữa. Dù đau xót, nhưng chúng ta phải thừa nhận thực trạng này.
  • CBDC đem lại một lượng data (dữ liệu) rất đáng giá về hành vi giao dịch của người dân. Và từ data này, chính phủ có thể kịp thời thay đổi những chính sách liên quan đến tiền tệ sớm hơn. Ngăn chặn được hệ quả thất thoát và lãng phí. Hãy nghĩ sâu hơn, data mà CBDC đem lại quan trọng đến nổi có thể là “bí mật của chính quốc gia đó”.
  • CBDC nếu được xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, có thể thúc đẩy các giao dịch đồng bộ và liền mạch. Không chỉ trong nước mà thậm chí xuyên quốc gia (như G20 đang bàn luận). Ở góc độ này, CBDC trở thành công cụ để Việt Nam mở rộng và bành trướng ảnh hưởng của mình. Hãy nhìn Trung Quốc. Họ đang thử nghiệm CBDC xuyên Thailand – Hongkong – UAE. Từ đó bành trướng sức mạnh kinh tế của họ đến những quốc gia khác. Thoát khỏi cái bóng quá lớn của những ngoại tệ từ các nền kinh tế lớn.

Việt Nam đang lên kế hoạch cho 5 năm tới. Hy vọng những lợi ích kia sẽ sớm thành hiện thực với chúng ta.

Nhược điểm khi Việt Nam áp dụng CBDC?

Những nhược điểm sau đây đồng thời cũng là những khó khăn nếu Việt Nam áp dụng CBDC.

  • Thật khó để thay thế nhanh chóng hoàn toàn tiền giấy thành CBDC. Nên chắc chắn sẽ có khoảng thời gian CBDC tồn tại song song với tiền giấy. Có lẽ chúng ta không quên sự thất bại của việc phát hành tiền xu vào năm 2003. Người dân không muốn sử dụng và nó nhanh chóng bị quên lãng sau vài năm.
  • Và nếu như CBDC dựa trên blockchain nghĩa là nó dựa trên khả năng thiết kế và lập trình của người phát triển. Do đó, bất kỳ sai sót nào tạo nên lỗ hổng của người phát triển. Cũng dẫn đến những hậu quả khôn lường, mang tầm quốc gia.
  • Chắc chắn vấn đề về quyền riêng tư sẽ được đem ra tranh luận. Cái khó khăn nhất của chính phủ là làm sao cân bằng được yếu tố: quyền riêng tư của người dân mà vẫn dưới sự kiểm soát. Đây cũng chính là vấn đề “nảy lửa” nhất.

Dù với tư cách là “người chậm chân” trong cuộc đua CBDC. Nhưng nó cũng có mặt lợi là chúng ta sẽ học được bài học của các quốc gia “đi trước” để rút kinh nghiệm.

Bước đi cần giải quyết trước hiện nay

Đến khi Việt Nam áp dụng CBDC. Để có thể khắc phục được các nhược điểm và phát huy tối đa các ưu điểm, có lẽ chúng ta cần phải đi từng nước như sau.

  • Xây dựng được một mạng lưới blockchain của quốc gia. Đây là điều mà Israel và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác đang làm. Một mạng lưới blockchain muốn đi vào ổn định, thậm chí có thể mất đến vài năm. Các bên tham gia vào mạng lưới này tùy vào định hướng và quyết định của chính phủ. Có thể là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, cơ quan quản lý, các cấp có thẩm quyền. Nghĩa là chúng ta xây dựng một “cơ chế đồng thuận” riêng ngay trong blockchain này. Bên cạnh đó, cũng nắm bắt tiêu chuẩn thế giới để blockchain này có thể kết nối được với quốc tế. Chúng ta sẽ không còn là “kẻ ngoài cuộc”.
  • Tiếp theo, khởi động nhiều chương trình giáo dục để người dân hiểu ý nghĩa và ích lợi của CBDC. Phổ cập được internet tốc độ cao đến mọi vùng miền đất nước. Đây là bước đệm cần thiết để người dân dễ dàng sử dụng CBDC đồng loạt.
  • Sau đó, mới xây dựng một đồng tiền số dựa trên chính mạng lưới blockchain quốc gia đó.

Đây là từng bước cần thiết. Nếu vội vàng xây dựng CBDC mà chưa có được một mạng lưới blockchain quốc gia tốt. Thì hậu quả thật sự khôn lường cho an ninh tiền tệ. Nên từng bước phải được thực hiện cẩn trọng và chặt chẽ.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ