Trusted

Việt Nam có thể đánh thuế giao dịch Crypto và các tài sản kỹ thuật số

3 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Việt Nam đứng thứ 3 về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu, đó đó chúng ta có thể đánh thuế giao dịch Crypto.
  • Bộ Tư pháp cho biết Việt Nam cũng cần phải xây dựng khung pháp lý để quản lý tài sản ảo.
  • Trong khu vực, Singapore hay Thái Lan cũng cho thấy động thái mở về vấn đề này.
  • promo

Với tiềm năng từ các giao dịch Crypto và tài sản ảo, Việt Nam có khả năng sẽ đánh thuế giao dịch chúng trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Việt Nam đánh thuế Crypto: Nên hay không nên?

Tại Diễn đàn Blockchain & AI được tổ chức gần đây tại Việt Nam, ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, “chúng ta có thể thu thuế từ tài sản ảo” khi mà dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế ảo đang ở mức cao. Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam có động thái cấm tiền điện tử hoặc né tránh các quy định về blockchain và tài sản ảo, chúng ta sẽ bỏ lỡ những cơ hội lớn.

Ở góc nhìn của BeInCrypto, với tiềm năng như vậy, thay vì quản chế, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam có khung pháp lý để quản lý tài sản ảo. Điều này sẽ từng bước biến nền kinh tế này thành nền kinh tế công, từ đó giúp tăng trưởng kinh tế. Nó cũng phần nào phù hợp với định hướng chung của Chính phủ khi mà gần đây Bộ Tư pháp cũng cho biết Việt Nam cần phải xây dựng khung pháp lý để quản lý tài sản ảo, tiền ảo.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc Việt Nam đánh thuế giao dịch Crypto nói riêng và tài sản ảo nói chung có thực sự khả thi? Nếu như chúng ta bỏ qua các vấn đề về quản lý, với thực trạng giao dịch Crypto và tài sản ảo tại Việt Nam hiện nay, đây được đánh giá là một lĩnh vực tiềm năng. 

Bởi lẽ, theo Chainalysis, Việt Nam đứng thứ 3 về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (Global Crypto Adoption Index). Người ta ước tính rằng số tiền điện tử trị giá 120 tỷ USD đã chảy vào Việt Nam từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023, tăng 20% so với mức 100 tỷ USD trong giai đoạn 2021 – 2022. Trong khi đó, bản thân Chainalysis ước tính tổng lợi nhuận của các nhà đầu tư tài sản kỹ thuật số trên toàn cầu vào năm 2023 là 37.6 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng Việt Nam, chúng ta đứng thứ ba với 1.2 tỷ USD.

Để có được kết quả này, theo báo cáo của Triple A, có tới 85% freelancer ở Việt Nam có tài sản kỹ thuật số. 35% trong số họ chấp nhận thanh toán bằng tài sản kỹ thuật số mặc dù điều này vi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam. Một số cộng đồng tại Việt Nam cũng đã và đang chấp nhận quy đổi hàng hóa lấy các loại tiền điện tử tương ứng. Trên thực tế, đây là một trong những cách để “lách luật” khi mà tiền điện tử nói riêng và tài sản kỹ thuật số nói chung chưa được công nhận là tiền tệ hợp pháp tại Việt Nam.

Một cuộc khảo sát do Atlantic Council thực hiện vào tháng 12/2023 trên 60 quốc gia cho thấy đã có 32 quốc gia đã công nhận tài sản ảo là tài sản hợp pháp, 19 quốc gia cấm một phần đối với tài sản ảo và 8 quốc gia áp dụng lệnh cấm hoàn toàn. Đáng chú ý hơn khi mà có đến 10 nước thành viên G20 đã hợp pháp hóa loại tài sản này. 

Mặc dù có sự tiến triển nhưng kết quả này cũng không quá khó hiểu. Đơn giản vì tiền điện tử hay các tài sản ảo vẫn còn khá mới mẻ. Do đó, phần lớn các quốc gia chứ không chỉ riêng Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý riêng để kiểm soát tài sản ảo và sàn giao dịch tài sản ảo. Trong khu vực, Thái Lan và Singapore đều cho thấy những động thái mở trong lĩnh vực này nhưng Việt Nam dường như vẫn cho thấy tâm lý thận trọng trong việc tiếp cận này.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

Bui-Linh-BIC.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ