Trusted

Luật hoá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân liệu có tác dụng với thị trường tiền điện tử?

4 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Việt Nam đang trong quá trình xây dựng luật bảo vệ dữ liệu cá nhân.
  • Nhiều vụ lộ lọt dữ liệu xảy ra, một phần trong số đó là sự thiếu trách nhiệm của chính người dùng.
  • Nhiều ứng dụng như Pi Network đang thu thập hàng chục triệu dữ liệu sinh trắc học của người dùng.
  • promo

Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng luật bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng trong bối cảnh các vụ lộ lọt, vi phạm dữ liệu đang ngày càng nhiều như hiện nay.

Xem thêm: Xác thực sinh trắc học ảnh hưởng ra sao đến các giao dịch Crypto ở Việt Nam?

Khe cửa hẹp của tội phạm mạng

Mới đây, Bộ Công an Việt Nam đang trình Chính phủ về việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo báo Tuổi trẻ, dự kiến dự thảo của luật này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

Nguồn cơn của việc xây dựng luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân này là “bằng một cách nào đó” người dân Việt Nam, mặc dù không cung cấp số điện thoại hay thông tin nhưng lại liên tục nhận được các cuộc gọi mời gọi, tư vấn, góp vốn đầu tư… cho nhiều bên khác nhau. Theo nhận định của Bộ Công an, việc dữ liệu cá nhân của người dùng bị lộ lọt trong không gian mạng một phần có thể là do chính cá nhân người dùng chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính mình. Nhấn mạnh về điều này, một chuyên gia cho biết “nhiều người quá dễ dãi trong việc cung cấp thông tin cá nhân”. 

Không chỉ dừng lại ở việc cá nhân “vô tình” để lộ dữ liệu của chính mình mà tại Việt Nam, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều vụ lộ lọt dữ liệu lớn đến từ các công ty hàng đầu. Mỗi lần như vậy lại có hàng trăm triệu tài khoản với vô số thông tin của người dùng được rao bán với mức giá rẻ mạt trên không gian mạng. “Ngay cả những công ty lớn, uy tín, có trụ sở và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cũng không tránh khỏi các sự cố này thì không có gì đảm bảo các công ty, ứng dụng của nước ngoài có thể miễn nhiễm trước thực trạng này” – Một chuyên gia bảo mật cho biết thêm.

Bản thân người dùng không có ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính mình

Trên thực tế hiện nay, có vô vàn cách để có thể dễ dàng thu thập dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng. Và lĩnh vực tiền điện tử cũng không ngoại lệ. Chúng ta chứng kiến nhiều tựa game, ứng dụng của nước ngoài, ngoài việc thu thập số điện thoại, email thường thấy ra thậm chí còn thu thập dữ liệu căn cước công dân, sinh trắc học… Đổi lại, người dùng được nhận về một đồng tiền điện tử, hoặc đôi khi là hứa hẹn về một tương lai tươi sáng.

Pi Network là một ví dụ điển hình trong trường hợp này. Mới đây, ứng dụng khai thác tiền điện tử trên điện thoại này đã tuyên bố đạt mốc hàng chục triệu người thực hiện KYC thành công. Họ xem đây là một trong những điều kiện tiên quyết để tiến tới mạng mở (mainnet) sau 6 năm ra mắt.

Mạng mở chưa thấy đâu nhưng rủi ro thì luôn hiện hữu. Không có gì đảm bảo một ngày nào đó, dữ liệu người dùng của những ứng dụng như thế này không được rao bán trên các nền tảng darkweb. Lấy ví dụ, lợi dụng việc yêu cầu bắt buộc phải xác thực sinh trắc học vừa qua, một đối tượng đã yêu cầu người dân gửi thông tin cá nhân, ảnh chụp Căn cước công dân. Chưa dừng lại, đối tượng còn đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại. Những thông tin này sau đó sẽ bị các đối tượng sử dụng để mạo danh, chiếm tài khoản hoặc sử dụng vào mục đích xấu khác. Rủi ro là vậy nhưng khi sự kỳ vọng lớn hơn nỗi sợ hãi, người ta chấp nhận cho sự đánh đổi.

Tóm lại, việc luật hoá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân là điều nên làm. Trước sự phát triển của thị trường tiền điện tử, Chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu và xây dựng hành lang pháp lý để có cơ chế quản lý tài sản ảo. Tuy nhiên, luật cũng chỉ là một phần. Đại bộ phận mỗi người chúng ta vẫn cần phải tự ý thức và có trách nhiệm với chính dữ liệu bản thân của chính mình, đừng phó mặc mọi thứ cho luật.

Bạn nghĩ sao về Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sắp tới tại Việt Nam? Chia sẻ quan điểm của bạn về vấn đề này trong nhóm Cộng đồng của BeInCrypto trên Telegram nhé.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ