Trong một phát biểu mới nhất, đại diện Bộ Tư pháp cho biết tiền ảo, tài sản ảo không bị cấm tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý, phòng ngừa rủi ro.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Dẫn nguồn tin từ VnExpress, vào chiều ngày 12/4, ông Cao Đăng Vinh, Vụ phó Pháp luật dân sự (Bộ Tư pháp) cho hay trên thế giới vẫn còn nhiều khái niệm khác nhau về tài sản ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa. Mỗi nước lại có những cách tiếp cận cũng khác nhau. Theo chia sẻ của ông Vinh, tiền ảo, tài sản ảo tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lợi dụng chiếm đoạt.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một bộ quy định cụ thể nào. Và điều này dẫn đến việc Việt Nam chưa coi tiền mã hóa là một dạng tài sản. Các quy định hiện mới đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.
Với thực trạng như vậy, ông Vinh cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý tài sản ảo, tiền ảo. Ông Vinh nói và cho hay, khi Bộ Tài chính đưa ra các đề xuất cụ thể, Bộ Tư pháp sẽ có quan điểm rõ ràng hơn. Điều này cho thấy sự cần thiết trong việc quản lý tiền ảo, tài sản ảo khi mà Việt Nam đang thuộc top các quốc gia trên thế giới có số người sở hữu tiền điện tử nhiều nhất (theo Triple-A).
Chính phủ cũng đã từng nhiều lần giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm tiền ảo, nhằm ngăn ngừa rủi ro rửa tiền. Cơ quan quản lý nhiều lần khẳng định tiền ảo không phải là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) thông qua cuối 2022 chưa luật hóa các loại tiền ảo, tài sản ảo.
Song, thực tế mua bán, trao đổi tài sản ảo tại Việt Nam hiện nay được thực hiện qua các sàn giao dịch quốc tế hoặc hình thức thỏa thuận trực tiếp, tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền, có nhiều cá nhân tham gia. Do đó, cách đây hai năm, Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm có hành lang pháp lý về loại tài sản mới này.
Tháng 2/2024, Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản này, hoàn thành trong tháng 5/2025. Việc này nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố liên quan tới loại tài sản này.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.