Khách hàng của Voyager có thể sẽ không nhận được khoản bảo hiểm trị giá 250,000 USD từ FDIC giống như những gì mà Voyager đã quảng bá trước đó.
Đánh lận con đen với khoản bảo hiểm từ FDIC
Voyager Digital (một công ty con của Voyager) mới đây đã ra thông báo tạm dừng các hoạt động gửi/rút tiền trên nền tảng sau khi không thu hồi được khoản thanh toán trị giá 15,250 Bitcoin (BTC) và 350 triệu USDC từ “cơn dịch bệnh” 3AC. Những tưởng mọi chuyện chỉ đơn thuần dừng lại ở đó nhưng mọi thứ đã rẽ theo một hướng khác.
Khi khả năng sụp đổ của Voyager đang dần hiện hữu, các nhà đầu tư mới “soi” kỹ hơn vào các hoạt động của công ty này. Người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến khoản bảo hiểm trị giá 250,000 USD từ FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation) được Voyager rầm rộ quảng bá trước đó. Hiểu một cách nôm na thì các khoản tiền khi đầu tư vào Voyager, nếu như Voyager thất bại trong hoạt động đầu tư thì khách hàng sẽ nhận được từ gói bảo hiểm của FDIC lên đến 250,000 USD.
Thời điểm trước đó, Voyager xem đây như là một lợi thế cạnh tranh để kêu gọi tiền từ các nhà đầu tư vào mình, trong đó bao gồm cả tiền điện tử. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng 2 năm sau khi những lời mời kêu gọi đầu tư này của Voyager, nhiều nhà đầu tư đã gửi tiền điện tử vào công ty này có thể sẽ không nhận được khoản bảo hiểm từ FDIC như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Bảo hiểm FDIC không dành cho tiền điện tử
Trong một thông báo mới đây từ Ngân hàng Thương mại Metropolitan (Metropolitan Commercial Bank), bảo hiểm FDIC không bảo vệ chống lại sự thất bại của Voyager, bất kỳ hành động hoặc thiếu sót nào của Voyager hoặc nhân viên của nó, hoặc sự mất mát về giá trị của tiền điện tử hoặc các tài sản khác (Ngân hàng Thương mại Metropolitan là một ngân hàng có trụ sở tại New York và là thành viên của FDIC). Đây có vẻ như là tin xấu cho các nhà đầu tư tiền điện tử vào Voyager.
Theo ghi nhận của BeInCrypto, một làn sóng tranh cãi đã nổ ra cùng những lời cáo buộc lừa đảo dành cho Voyager vì mọi người đổ tiền vào Voyager một phần vì quảng cáo bảo hiểm FDIC. Mọi người nghĩ rằng nó là an toàn, và đặt tiền tiết kiệm cả đời của họ vào đó. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra, dường như nhận ra trước đó mình đã bị Voyager lừa dối.
Trước sức ép từ cộng đồng, Voyager đã có thông báo chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, có vẻ như những giải thích của công ty không mấy thỏa mãn được những khúc mắc hiện có của nhà đầu tư. Họ không đề cập gì đến khoản bảo hiểm FDIC này. Thay vào đó họ chỉ cho biết mình hiện có khoảng 1.3 tỷ USD tài sản tiền điện tử trên nền tảng của mình, cộng với hơn 650 triệu USD từ Three Arrows Capital cùng hơn 350 triệu USD tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Metropolitan.
Có vẻ như thay vì giải thích thấu đáo, họ đang muốn chứng minh mình vẫn đủ năng lực tài chính để xử lý các vấn đề cho khách hàng. Tuy nhiên, Voyager cũng không cho biết họ sẽ làm gì tiếp theo. Không loại trừ khả năng Voyager sẽ nhận được một lời đề nghị mua lại giống như cách mà FTX.US đã mua lại BlockFi vậy.
Tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto để cập nhật những tin tức mới nhất và nhanh nhất về tiền điện tử nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.