Bạn có để ý, trong những phóng sự của VTV nói về Bitcoin. Sẽ luôn là giọng điệu đôi khi có phần mỉa mai, đôi khi cảnh báo nặng nề. Nhưng gần đây, dường như VTV đang có chút tích cực hơn trước. Tiếng nói của VTV vốn là đài truyền hình trung ương, cũng phần nào cho thấy cách nhìn nhận của truyền thông nói chung.
Theo dõi từ những phóng sự đầu tiên của VTV nói về Bitcoin, cho đến nay
Nếu bạn chịu khó để ý cách mà VTV nhắc đến Bitcoin từ những phóng sự đầu tiên, hệt như đang nói về một hình thức lừa đảo. Và dần dần, điều đó càng được nhấn mạnh bằng cách đánh đồng khái niệm:
Bitcoin = tiền ảo = lừa đảo
- Như bạn thấy, nhiều năm liền. Bitcoin liên tục bị gắn mác là “lừa đảo tiền ảo”. Dù rằng điều này có phần đúng, nhưng nó khiến cho công chúng nghĩ tới Bitcoin không gì khác hơn là một trò lừa đảo. Điều này chủ yếu là do công chúng đến với Bitcoin quá phiến diện, chỉ biết làm sao để kiếm tiền nhanh. Thế nên, vô hình trung, Bitcoin trở thành hình ảnh đại diện cho Bitconnect, Onecoin, iFan, Hextracoin, Ucoincash… Những dự án mà có lẽ rất nhiều người muốn quên!
- Thế nhưng, trong phóng sự mới nhất của VTV vào năm 2021 này. Thì bắt đầu nhắc đến Bitcoin với đề xuất của chính phủ để Bitcoin có được “danh phận” của riêng mình. Nhưng VTV vẫn chưa bao giờ khẳng định giá trị đầu tư của Bitcoin. Bất kể từ những phóng sự đầu tiên năm 2014, giá Bitcoin lúc đó chỉ dừng ở 3 con số.
Nếu Bitcoin có “danh phận”, thì cũng cần thống nhất cách gọi tên
Chính vì ngay từ đầu, Bitcoin được truyền thông là “tiền ảo”. Một tên gọi khiến cho một người bình thường nghe vào là dè chừng. “Ảo” thì không có thật! Nhưng nếu như pháp luật Việt Nam công nhận Bitcoin là tài sản trong tương lai. Thì có lẽ truyền thông cũng nên giải nỗi oan này cho Bitcoin. Vì lúc đó nó không còn “ảo” được, mà là tài sản thật.
- Bản chất của một đồng tiền Crypto thì đáng lý ra nên được gọi là tiền mã hóa. Vì “Crypto” mang ý nghĩa “mã hóa” giống như bản chất toán học của đồng tiền.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng khái niệm “tiền kỹ thuật số”, “tiền điện tử” thì lại khá chung chung. Một đồng tiền không mang bản chất blockchain nhưng được chính phủ phát hành dưới dạng “số” (như CBDC) thì cũng là tiền điện tử được. Hoặc tiền trong ví MoMo, ví điện tử thì vẫn gọi là tiền điện tử, mà lại không mang tính chất “mã hóa” gì cả.
Trong bối cảnh Bitcoin liên tục được nhiều quốc gia xây dựng luật để bảo hộ. Và nhiều tập đoàn đầu tư, chấp nhận thanh toán. Chúng ta đã đi chậm hơn quốc tế rất nhiều.
Bạn nghĩ sao về quan điểm của bài viết, hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong nhóm Telegram của chúng tôi.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.