Trusted

Vụ hack Multichain: Trở thành vụ hack lớn nhất năm 2023 với thiệt hại hơn 126 triệu USD

4 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Các cá nhân độc hại nhằm mục đích kiếm lợi từ vụ hack Multichain thông qua việc đưa ra các liên kết lừa đảo khác nhau trên Twitter.
  • Theo thông tin có sẵn, các nhà phát hành stablecoin Circle và Tether đã đưa vào danh sách đen hơn một nửa số tiền bị đánh cắp.
  • Công ty bảo mật chuỗi khối CertiK đã báo cáo rằng hơn 600 triệu USD đã bị đánh cắp kể từ đầu năm.
  • promo

Sau khi vụ hack Multichain xảy ra, những kẻ xấu đang cố lừa đảo nạn nhân bằng cách sử dụng các liên kết lừa đảo nhằm cung cấp airdrop giả mạo.

Cụ thể, chúng nhắm mục tiêu cụ thể vào các nạn nhân của vụ hack Multichain, lôi kéo họ bằng những lời hứa về việc phát hành các mã thông báo mới.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Liên kết lừa đảo nhắm mục tiêu người dùng Multichain và Fantom xuất hiện trên Twitter

Những kẻ lừa đảo tạo lập một tài khoản Twitter giống với tài khoản chính thức của Fantom Foundation. Chúng đã tweet một liên kết lừa đảo và đã nhận được hơn 5,000 lượt tweet lại cùng hơn 50,000 lượt xem được tích lũy. Trong bối cảnh đó, một số người dùng có tầm ảnh hưởng đã lên tiếng cảnh báo cộng đồng của họ về các liên kết lừa đảo này. 

Circle và Tether chung tay đóng bằng hơn 67 triệu USD tiền bị đánh cắp

Các nhà phát hành stablecoin Tether và Circle đã đưa vào danh sách đen 5 địa chỉ đã nhận được một phần trong tổng số tiền trị giá 126 triệu USD bị đánh cắp từ vụ hack Multichain. Các công ty này đã đóng băng lượng USDC và USDT trị giá 67.5 triệu USD, chiếm khoảng 50% số tiền bị đánh cắp từ giao thức chuỗi chéo.

Công ty bảo mật chuỗi khối Peckshield đã báo cáo rằng Circle đã đưa vào danh sách đen 3 địa chỉ nhận tiền từ Multichain, bắt đầu bằng 0x027F1, 0xefEeF và 0x48BeA. Tại thời điểm đó, 3 địa chỉ này nắm giữ khoảng 65 triệu USD bằng USDC. Fantom Foundation cũng tiết lộ rằng Tether đã đưa vào danh sách đen 2 địa chỉ 0x37254 và 0x9abf66. Chúng nắm giữ khoảng 2.5 triệu USD bằng USDT.

Trong khi đó, người sáng lập Popsicle Finance, Daniel Sestagalli, đã thông báo rằng dự án sẽ đốt lượng token ICE trị giá khoảng 1.8 triệu USD đã bị đánh cắp từ vụ hack Multichain. Người sáng lập Popsicle cũng nói thêm rằng dự án sẽ phát hành WAGMI token cho những người dùng Fantom Multichain bị ảnh hưởng.

Biến động giá MULTI token
Biến động giá MULTI token

Dưới ảnh hưởng của vụ hack, giá token MULTI của Multichain cũng ghi nhận mức giảm đáng kể trong những ngày qua. Theo dữ liệu từ BeInCrypto, giá MULTI đã giảm 21.7% trong 7 ngày qua và hiện được giao dịch ở mức 2.59 USD, giảm 92.32% so với mức ATH được thiết lập hồi tháng 1/2022.

Như vậy, vụ hack Multichain vào ngày 07/7 vừa qua là vụ hack lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại trong tháng 7 này. Thậm chí đây là một trong những vụ lớn nhất mà lĩnh vực tiền điện tử chứng kiến trong năm nay. Mặc dù Multichain vẫn chưa cung cấp thông tin về cách nó bị tấn công, nhưng các chuyên gia bảo mật đã liên kết vụ việc với một vụ xâm phạm private key.

Mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về vụ hack Multichain, nhưng đây lại là một sự cố khác trong số vô số vụ khai thác tiền điện tử chỉ diễn ra trong năm nay. Theo CertiK, đã có 313.5 triệu USD giá trị tài sản bị đánh cắp từ các dự án Web3 trong quý hai năm nay. Trong khi đó, con số này ở quý 1 là 330 triệu USD. Dữ liệu được BeInCrypto ghi nhận từ DeFillama cho thấy các dự án DeFi đã bị thiệt hại lên đến 527.21 triệu USD chỉ tính riêng trong năm nay.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

Bui-Linh-BIC.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ