Vụ FTX sụp đổ đã và đang tác động lên nhiều yếu tố trong thị trường. Qua đây, nó có thể làm thay đổi trật tự mọi thứ vốn có.
Not your keys, not your coins là câu nói mà nhiều người trong chúng ta đã nghe đi nghe lại nhiều lần trong thị trường tiền điện tử. Đối với một số người, đây là một bài học đã thấm nhuần từ rất lâu trước khi xảy ra sự kiện FTX phá sản. Đối với những người khác, đây là một câu nói mà có thể họ đã nghe nhưng lại bỏ qua và có lẽ sẽ tiếp tục bỏ qua.
Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Đúng là khi bạn tự mình quản lý khoá cá nhân, nó sẽ an toàn hơn. Bản thân Alex Kruger cũng đã đưa ra một luận điểm về vấn đề này.
Cái hay của thị trường tiền điện tử là nó không chịu sự kiểm soát. Nhưng cũng chính điều đó vô tình lại tạo ra nguy hiểm và buộc người ta phải thận trọng. Một số sự kiện xảy ra vào nửa đầu tháng 11 là những minh chứng hùng hồn cho vấn đề này. Ngoài ra, cũng không thể tin tưởng các sàn giao dịch một cách mù quáng như trước, đặc biệt là sau sự kiện xảy ra vào ngày 08/11.
Và việc liệu bạn có bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của FTX hay không cũng chưa thể biết trước được. Nhưng bất chấp điều đó, nỗi sợ hãi tột cùng về một tình huống xấu nhất đã xảy ra. Hơn 5 triệu người trên toàn thế giới dường như đã mất hầu hết hoặc tất cả số tiền của họ do Sam Bankman-Fried nắm giữ trên sàn giao dịch FTX.
Điều này tất nhiên đã gây ra những làn sóng chấn động trên khắp thị trường tiền điện tử thời gian qua. Và có khả năng nó vẫn chưa hoàn toàn kết thúc.
Người dùng ồ ạt rút tiền ra khỏi các sàn giao dịch
Theo cuộc thăm dò mới nhất của BeInCrypto, hơn một nửa số người tham gia khảo sát hiện đang lưu trữ một phần ba (hoặc ít hơn) số tiền họ có trên các sàn giao dịch.
Rõ ràng là các nhà đầu tư đang không có niềm tin để giữ tiền của họ trên các sàn giao dịch. Và đây hoàn toàn là một điều dễ hiểu. Vụ phá sản chưa từng có của FTX là một sự kiện gây tổn thất lớn đối với hàng triệu nhà đầu tư. Nó khiến các nhà đầu tư không có lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải thận trọng một cách quá mức trong thời điểm hiện tại. Sự hỗn loạn do FTX gây ra lần này thường được so sánh còn nghiêm trọng hơn so với sự kiện Mt. Gox sụp đổ vào năm 2014.
Có một địa chỉ được phát hiện từ vụ hack FTX mà bạn có thể theo dõi tại đây. Địa chỉ này đang rút tiền từ FTX kể từ ngày 11/11. Có ý kiến cho rằng địa chỉ này có thể thuộc về Sam Bankman-Fried hoặc ai đó thân cận với anh ta.
Địa chỉ này hiện đang nắm giữ 308.3 triệu USD. Nó chắc chắn sẽ là một trong những địa chỉ mà thị trường tiền điện tử, cộng đồng và cơ quan thực thi pháp luật nên theo dõi chặt chẽ.
Nhà đầu tư trong trạng thái hoảng sợ
Nói chung, vấn đề quan trọng ở đây là giá trị của FTT đã bị đẩy về 0 bởi CZ Binance. Chĩnh CZ là người đã quyết định bán phần lớn token gốc FTX của mình trước đó. Đây là số token được trao cho CZ làm tài sản thế chấp để giúp FTX đạt đến đỉnh cao mà nó đã từng đạt được. Sau đó, FTX bị phát hiện đã mang tiền khách hàng đi đầu tư. Giá FTT giảm mạnh đã để lại một khoản nợ khổng lồ cho sàn giao dịch. Điều này ngay lập tức kích hoạt một cuộc khủng hoảng thanh khoản cho FTX.
Do tất cả các drama trên của FTX và loạt FUD từ các sàn CEX khác, các cuộc thảo luận liên quan đến Bitcoin tạm thời bị quên lãng.
Chúng ta có thể thấy rằng mức độ quan tâm đến FTT trên các mạng xã hội (màu vàng ở ngoài cùng bên phải) bùng phát kể từ tuần thứ hai của tháng 11 (thậm chí trước vụ hack FTX vào ngày 08/11) khi có tin đồn lan truyền về cuộc khủng hoảng thanh khoản của sàn giao dịch này. Khi các cuộc thảo luận liên quan đến FTT và FTX tăng lên, giá FTT có xu hướng trở nên không ổn định.
Và đây là một minh họa về mức độ được đề cập đến của FTX trên mạng xã hội:
Tuy nhiên, như nhiều độc giả của BeInCrypto đã biết, FUD đôi khi thực sự có thể là một điều tốt cho biến động giá của thị trường trong tương lai. Khi phần lớn đám đông dự đoán giá sẽ giảm hơn nữa do tin tức tiêu cực. Khi mà tâm lý giảm giá gia tăng cũng nỗi sợ hãi đạt đến đỉnh điểm, một xu hướng tăng giá bất ngờ có thể xảy ra.
Đặc biệt khi xem xét hành động của cá voi, chúng ta có thể thấy sức mua của nhóm này đã tăng đáng kể trong thời gian qua.
- Các địa chỉ cá mập và cá voi Binance USD (BUSD) và USD Coin (USDC) đang nắm giữ từ 100,000 USD – 10 triệu USD đã nhanh chóng chiếm được phần lớn trong danh mục stablecoin. Lượng Tether (USDT) của cá voi cũng đang tiếp tục tăng dần.
- Tuy nhiên, các địa chỉ cá mập và cá voi Bitcoin nắm giữ từ 1.7 triệu USD – 170 triệu USD đang giảm với tốc độ chưa từng thấy. Hiện nó đang giữ tỷ lệ thấp nhất trong 4 năm trên tổng nguồn cung BTC hiện có.
Điều này chắc chắn mang lại những tín hiệu lẫn lộn. Mặc dù cá voi rõ ràng không thể hiện nhiều niềm tin vào việc nắm giữ Bitcoin, nhưng sự gia tăng “sức mua” thông qua tích lũy stablecoin cho thấy nhóm này có thể đang chờ thời điểm thích hợp để lao vào.
Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường
Cũng có suy đoán rằng cả các nhà giao dịch tổ chức và cá nhân đều sẽ lo sợ khi nắm giữ tiền trên các sàn giao dịch trong tương lai. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của 10 tài sản có vốn hóa hàng đầu thị trường hầu như vẫn diễn ra bình thường trong tuần kể từ khi FTX sụp đổ.
Điều này có thể xác nhận lời đồn “mọi người đều đang rút tiền từ các sàn giao dịch” là hơi bị thổi phồng và tạo ấn tượng rằng nó đang xảy ra với một nhóm lớn.
Tuy nhiên, có một điều chúng ta có thể chắc chắn là đã có một sự phá vỡ trong mối tương quan giữa thị trường vốn và tiền điện tử.
S&P 500 gần đây đã tăng trở lại lên mức cao nhất trong 10 tháng. Mặt khác, tiền điện tử đã chạm mức thấp nhất trong 2 năm, lần đầu tiên giảm xuống dưới 17,000 USD kể từ tháng 11/2020. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lý do để lạc quan. Hãy coi thời điểm chưa từng có này là tình trạng “máu đã đổ” (ám chỉ các nhà đầu tư thua lỗ). Các khoản lỗ thực tế đã tăng cao kể từ khi giá giảm trên toàn thị trường do sự sụp đổ của FTX.
Lần cuối cùng chúng ta thấy các nhà giao dịch bị lỗ liên tục trong cả tuần là vào giữa tháng 6. Và sau khi chạm đáy vào ngày 17/6, Bitcoin đã tăng 28% trong 4 tuần sau đó.
Chúng ta cũng có thể xem xét tỷ lệ của các giao dịch BTC đang diễn ra sự thua lỗ so với lợi nhuận thu được. Hãy quan sát với thanh màu xanh lam bên dưới. Nếu tỷ lệ thấp này tiếp tục kéo dài sang tuần tới, dựa theo dữ liệu lịch sử thì đây sẽ là tỷ lệ giao dịch lớn nhất, xảy ra ở mức giá thấp hơn giá địa chỉ được nhân ban đầu.
Kỷ lục hàng tuần trước đó xảy ra vào tháng 9/2019, khi Bitcoin giảm 26% trong khoảng thời gian 2 tuần.
Dù nghĩ gì về các sự kiện gần đây thì bạn vẫn phải chấp nhận rằng sự sụp đổ của FTX là một trong những điều tồi tệ nhất có thể tưởng tượng được đối với các nhà giao dịch tiền điện tử. Khi cộng đồng không còn tin tưởng vào sự an toàn của đồng tiền của họ, điều đó thường dẫn đến tình trạng trì trệ.
Cuối cùng, sự quan tâm ngày càng tăng đối với quyền tự giám sát là một điều tốt. Và đây cũng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng trong trách nhiệm của các sàn đối với tiền của khách hàng. Dù thế nào, các sàn giao dịch vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và tăng vốn hóa thị trường tiền điện tử. Do đó, nhu cầu minh bạch hơn về khả năng thanh toán và các khoản nợ của sàn sẽ sớm được cải thiện.
Các sàn giao dịch sẽ buộc phải cân nhắc về những điều trên nếu họ không muốn mất một lượng đáng kể người dùng. Cuối cùng, nó sẽ dẫn đến việc các sàn ít nhất phải thẳng thắn và có đạo đức hơn trong cách xử lý và bảo vệ tiền của người dùng trong tương lai.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.