Trusted

NFT là gì? Vì sao NFT sẽ mở ra một xu hướng tài chính mới?

8 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • NFT Token là gì?
  • Các ví dụ dễ hiểu về Non-Fungible Token
  • NFT Token hoạt động như thế nào?
  • Vì sao Non-Fungible Token (NFT) sẽ mở ra một xu hướng tài chính mới?
  • promo

Kéo theo sự phát triển của công nghệ Blockchain là sự ra đời của một loạt những khái niệm mới nảy sinh. Một mặt nó cho thấy sự phát triển vũ bão của công nghệ này trong thực tế. Mặt khác, nó đòi hỏi công chúng phải tự trao dồi khả năng tự học để thích ứng tốt hơn với những khái niệm mới. Một trong những khái niệm mới đó, chính là Non-Fungible Token. Gọi tắt là NFT, hay nhiều bài viết gọi là NFT Token.

NFT Token là gì?

NFT chính là viết tắt của chữ Non-Fungible Token, có nghĩa là một tiện ích mã hóa được lưu trữ trên blockchain để đại diện cho một tài sản độc nhất.

Tuy nhiên, để bạn có thể hiểu hết định nghĩa này. Chúng ta cần bóc tách từng từ ngữ trong khái niệm.

NFT Token đang dần trở thành một xu hướng mới trong thị trường tiền mã hóa.
NFT Token đang dần trở thành một xu hướng mới trong thị trường tiền mã hóa.

Fungible là gì?

Fungible có nghĩa là tính bất phân định. Đây là một trong những tính chất cốt lõi của tiền. Bitcoin (hay tiền mã hóa nói chung) cũng mang tính chất này. Một khi nói tiền có tính bất phân định. Nghĩa là người ta không có sự phân biệt nào giữa các đồng tiền với nhau. Từ đó cũng không thể xác định chính xác mục đích sử dụng của số tiền đó.

Tuy nhiên, chính vì tính bất phân định này khiến lại tiền trở thành một phương tiện để trao đổi hàng hóa dễ dàng. Bạn bán một đôi giày giá 100 đô la. Và bạn có thể sử dụng 100 đô la đó để mua một cái áo. Chẳng ai bắt bẻ hay buộc bạn chỉ được sử dụng 100 đô đó để mua giày mà thôi cả.

Tiền giấy có tính bất phân định.
Tiền giấy có tính bất phân định. Và Bitcoin cũng vậy.

Vậy thì, Non-Fungible là gì?

Ngược lại, Non-Fungible nghĩa là không có tính bất phân định. Để ý ở đây có hai lần phủ định nghĩa là nó thành khẳng định. Nên Non-Fungible nghĩa là tính phân định rạch ròi và không thể thay thế lẫn nhau được.

Ví dụ: Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều thứ người ta muốn phân định rạch ròi. Điều này khiến bảo tồn giá trị độc nhất của nó. Như là bằng lái xe của bạn (bạn không thể sử dụng của người khác). Hay như di chúc thừa kế (bạn không thể hoán đổi di chúc với người khác). Hay như một tác phẩm nghệ thuật (mỗi tác phẩm có một giá trị riêng không thể nhầm lẫn).

Và, Token là gì?

Khi mà nhu cầu trao đổi sản phẩm tăng dần. Đối tượng sản phẩm giờ đây không chỉ gói gọn trong những thứ cầm nắm được. Mà người ta còn muốn thể hiện nó dưới dạng một tài sản số có thể lưu trữ được trên internet. Từ đó, khái niệm token hóa ra đời.

Token được hiểu như là một tiện ích mã hóa một sản phẩm bất kỳ, khiến cho nó trở nên có thể buôn bán trao đổi được trên nền tảng blockchain.

Số hóa tài sản là xu hướng của thế kỳ 21.
Số hóa tài sản là xu hướng của thế kỳ 21.

Cuối cùng, bạn đã hiểu Non-Fungible Token là gì rồi chứ?

  • Kết hợp 3 sự hiểu biết trên với nhau. Bạn sẽ nhận ra, người ta đang cố gắng tập trung vào những sản phẩm mang một cá tính độc đáo riêng. Và token hóa sản phẩm đó khiến nó có thể trao đổi được trên Blockchain. Điều này, sẽ mở ra một thị trường mới sôi động hơn. Vì nó đánh vào tâm lý khan hiếm đến mức độc nhất có một không hai của sản phẩm đó.

Ví dụ dễ hiểu về Non-Fungible Token

Nhìn chung, những ứng dụng của NFT đa phần nằm trên ý tưởng, ngoại trừ lĩnh vực game.

  • Ví dụ: Một công ty làm game tạo ra một trò chơi trực tuyến với nhiều nhân vật khác nhau. Cộng đồng người chơi càng đông khiến cho các nhân vật được nuôi dưỡng giá trị. Và giá trị đó càng cao hơn vì mỗi nhân vật đều phát triển và mang tính độc nhất. Người ta có thể buôn bán các nhân vật cũng như các vật phẩm với nhau. Đây cũng chính là thành công của trò chơi CryptoKitties đã khiến nghẽn mạng lưới Ethereum vì nhu cầu trao đổi trên blockchain ETH quá cao.

Từ cơ sở này, chúng ta có thể có muôn vàn những ý tưởng khác. Như là một tòa nhà với nhiều căn hộ, mà quyền bước vào sử dụng mỗi căn hộ sẽ được mã hóa thành NFT. Miễn là, người sáng lập thành công trong việc gắn một token với một tài sản vật lý mà không bị trào cản pháp lý nào. Thì từ đó có thể mở ra thị trường mới tiềm năng và sôi động.

NFT Token hoạt động như thế nào?

Vấn đề này sẽ có phần chuyên sâu về kỹ thuật. Chúng tôi không cố gắng đi vào lý giải sâu hơn về thuật toán cũng như triết lý đằng sau việc token hóa các tài sản. Tuy nhiên, có một vài khái niệm và người dùng phổ thông cần hiểu rõ. Để ít nhất cũng biết nền tảng hoạt động của chúng là gì.

Token ERC-20 có tính bất phân định và Token ERC-721 có tính phân định.
Token ERC-20 có tính bất phân định và Token ERC-721 có tính phân định.
  • ERC-20: Đây là chuẩn phát hành token từng làm mưa làm gió một thời. Nhưng thực chất, ERC-20 vẫn là chuẩn token dạng Fungible. Ví dụ: các token phát hành trên blockchain Ethereum đều có thể hoán đổi lẫn nhau, và cùng giá trị.
  • Sau này, nhu cầu Non-Fungible tăng cao. Nhiều chuẩn phát hành được sử dụng hơn. Có thể kể đến như là ERC-721, ERC-998, và chuẩn mới như là ERC-1155. Những chuẩn mới này đảm bảo token được phát hành là dạng Non-Fungible Token. Độc nhất và không thể hoán đổi (như đã giải thích ở trên).
  • Sự khác biệt của các chuẩn này là vì đòi hỏi của việc token hóa những tài sản phức tạp. Ví dụ, chiếc xe ô tô đời mới sử dụng pin. Thì các cục pin được mã hóa như là các Token ERC-20, vì chúng giống nhau và có thể dễ thay thế lẫn nhau. Nhưng quyền sử dụng xe chỉ giới hạn cho một số người có thể chạy được, nên quyền này được mã hóa dạng ERC-721. Còn ERC-998 thì như một tổ hợp của ERC-20 và ERC-721. Khi muốn chuyển nhượng toàn bộ xe cho người khác, chủ xe không cần phải chuyển từng phần của tài sản. Mà có thể gộp nó lại dạng token ERC-998 và chuyển luôn một lần. Tuy nhiên, đó là viễn cảnh của tương lai.

Vì sao Non-Fungible Token (NFT) sẽ mở ra một xu hướng tài chính mới?

Khi bạn đã hiểu rõ ngọn ngành vấn đề. Bạn sẽ hiểu ra tiềm năng rộng lớn của NFT. Có một vài lý do khiến xu hướng này sẽ nổi trội, như sau:

Rồi sẽ đến lúc mọi người đều sở hữu những Non-Fungible Token (NFT)
Rồi sẽ đến lúc mọi người đều sở hữu những Non-Fungible Token (NFT)

NFT đảm bảo quyền sở hữu

Ví dụ, đối với các trò game truyền thống. Việc bạn sở hữu vật phẩm trong game hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng vào nhà phát hành. Quyền sở hữu của bạn có thể bị mất đi nếu máy chủ có vấn đề hoặc tài khoản bị hack. Và việc buôn bán các vật phẩm cũng lệ thuộc hoàn toàn vào nhà phát hành.

Nhưng với các game trên blockchain có áp dụng NFTs. Vật phẩm của bạn được gán với một token. Bạn dễ dàng trao đổi nó cho bất cứ ai sở hữu đồng tiền blockchain nền tảng (như ETH). Và toàn bộ hoạt động của vật phẩm đó được ghi dấu và lưu trữ trên blockchain. Không thể thay đổi, bị hack, hay nhầm lẫn được.

Cũng theo cách đó. Một tác phẩm nghệ thuật cũng sẽ được đảm bảo quyền sở hữu. Đến mức, một họa sĩ vẫn có thể nhận được tiền hoa hồng nếu tác phẩm của ông ta được mua đi bán lại. Đó là thành quả của việc giao dịch NFTs kết hợp với smart contact. Điều này không thể xảy ra với cách đảm bảo sở hữu trí tuệ truyền thống hiện nay.

NFT mở rộng thị trường mua bán

Ví dụ, đối với mua bán bất động sản truyền thống. Thị trường chỉ gói gọn trong những đối tượng sinh sống trong quốc gia hoặc địa phương. Và việc mua bán này đòi hỏi nhiều khâu về giấy tờ, công chứng phức tạp. Chúng ta hoàn toàn chưa có một cách mạng nào trong vấn đề này.

Mọi người có thể tiếp cận cơ hội mua bán dễ dàng và P2P thông qua các NFT Token.
Mọi người có thể tiếp cận cơ hội mua bán dễ dàng và P2P thông qua các NFT Token.

Nhưng nếu các tài sản giá trị lớn như bất động sản nói chung (căn hộ, tòa nhà, đất đai) được token hóa thành những “mẫu” nhỏ (hay thành các NFTs). Thì việc sở hữu token này đồng nghĩa với việc bạn sở hữu một phần trong đó. Nhờ thế mà tính thanh khoản sẽ sôi động hơn. Đối tượng thị trường sẽ mở rộng hầu như không có biên giới nào. Thậm chí bạn có thể cho thuê lại miếng đất thông qua việc chuyển token dựa trên smart contract mà không cần đến bên công chứng.

NFT gia tăng giá trị cho người sở hữu

Chình vì Non-Fungible Token được gán cho tài sản có tính độc nhất không thể thay thế. Nên bạn gần như độc quyền thứ mình có. Điều này càng tiềm năng hơn khi mà công nghệ cross-chain dần hoàn thiện. Nghĩa là tài sản NFTs của bạn có thể được giao dịch trên mọi nền tảng blockchain khác nhau ở bất cứ đâu trên thế giới. Nó biến bạn trở thành một công dân của thế giới. Gia nhập vào một “cái chợ” khổng lồ để bán một thứ “chỉ bạn mới có”.

Tạm kết

  • Mọi người sẽ không bị giới hạn trong việc sở hữu. Bạn có thể góp tiền mua một phần của một tòa nhà được xây tại New York ngay cả khi bạn đang sống tại vùng biển xinh đẹp ở Đông Nam Á.
  • NFT Token thỏa mãn “cái tôi” của con người khi họ sở hữu một cái gì đó “có một không hai”. Thế nên không có giới hạn nào cho việc tăng giá! Mọi người gần như độc quyền thứ họ có.
  • Chúng ta đã chứng kiến làn sóng “cổ phần hóa” các hoạt động kinh doanh. Và sắp tới cũng sẽ chứng làn sóng “token hóa” các tài sản hữu hình và vô hình. Khi đó, NFT là điều không thể thiếu.

Tiềm năng ngay trước mắt chúng ta. Ý tưởng thì rất nhiều. Nhưng cần thời gian để khác biệt về pháp lý và thói quen bị phai nhạt, khi đó bạn sẽ là những người đi đầu.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

Tung-Nobi-BIC.jpg
Tung Nobi
Với tư cách là một người gia nhập thị trường trong nhiều năm, Tùng Nobi đánh giá cao việc phân tích logic, lập luận chặt chẽ và có căn cứ. Bên cạnh đó, anh ấy còn am hiểu về tâm lý giao dịch. Từ những kinh nghiệm rút kết từ thị trường, Tùng Nobi được độc giả tin tưởng là một trong những nhà báo có chuyên môn cao, anh ấy còn vận hành trang Blog cá nhân MMoers.com, một trang Blog chia sẻ kiến thức về tiền điện tử từ cơ bản đến nâng cao. Sau khi trải qua nhiều giai đoạn thay đổi và chuyển mình...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ