Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Trung ương Nga đã xác định được 729 dự án có dấu hiệu lừa đảo. Trong đó, chính phủ ghi nhận có 146 dự án Ponzi dựa trên nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Tại Việt Nam cũng xuất hiện các dự án đa cấp làm xấu hình ảnh của Blockchain và tiền điện tử.
146 dự án Ponzi tại Nga trong năm nay, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong văn bản được công bố gần đây, ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cảnh báo vấn nạn tội phạm tài chính. Chỉ mới 6 tháng đầu năm 2021, chính phủ đã phát hiện 729 dự án có dấu hiệu hoạt động bất hợp pháp. Các tội danh có thể bị quy kết bao gồm: Lừa đảo theo mô hình Ponzi (Mô hình đa cấp theo kim tử tháp); Tham gia thị trường chứng pháp trái phép; Hoạt động chủ nợ bất hợp pháp; Tổ chức sử dụng các giấy tờ giả, giấy tờ bất hợp pháp.
Trong đó, tỷ lê nhóm các công ty theo hình thức đa cấp chiếm 20%, quy ra là 146 dự án. Tuy nhiên, số lượng trên vẫn cao hơn 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, hành động phạm pháp phổ biến nhất là tổ chức cho vay trái phép, chiếm 47.2%. Một phần trong nhóm này có dấu hiệu cho vay nặng lãi hay vay tín dụng đen.
Trong nhóm 146 dự án Ponzi tại Nga được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Như là: Nền tảng dự án tài chính trực tuyến; Hợp tác xã tiêu dùng/ Hiệp hội người tiêu dùng; Công ty trách nhiệm hữu hạn dưới dạng hình thức khác,…
Tuy nhiên, Nga không phải quốc gia duy nhất gia tăng về số lượng các dự án đa cấp tài chính. Tại Việt Nam, nhiều dự án theo mô hình Kim tự pháp lừa đảo cũng đã bị phát giác. Nhưng số lượng bị pháp luật can thiệp chỉ hạn chế một phần rất nhỏ từ nhóm tội phạm này.
Người dân cần trang bị kiến thức để cảnh giác lừa đảo
Trong một số bài viết trước đó, Beincrypto đã phần nào cung cấp các thủ thuật lừa đảo của tội phạm tiền điện tử. Song, hành vi lừa đảo của các công ty đa cấp ngày càng tinh vi. Vì vậy, Beincrypto sẽ chỉ ra một vài mẹo để cộng đồng nâng cao cảnh giác.
Xem thêm: Các chiêu thức lừa đảo khi giao dịch P2P
Đầu tiên, các công ty đa cấp tài chính thường có điểm chung là lấy tiền người sau chi trả cho người trước. Vì vậy, người tham gia mạng lưới thường lôi kéo người khác làm cấp dưới (F1) cho họ. Để nhận được sự tin tưởng, các “chuyên gia tài chính” giả này sẽ hứa hẹn và phóng đại về dự án.
Do đó, bạn cần cảnh giác bằng cách tìm hiểu thông tin của dự án tại các trang web báo tiền điện tử uy tín. Sau đó, bạn cần tìm hiểu thông tin về những người đứng đầu và hình thức hoạt động có minh bạch.
Xem thêm: Những vụ lừa đảo tiền ảo kinh điển bạn cần biết
Thứ hai, một vài trang web lừa đảo theo hình thức đặt lệnh dựa theo giá các tiền điện tử lớn. Mô hình này thường phổ biến hơn vì công ty sẽ có nhiều “Chuyên gia đọc lệnh” quản lý các nhóm. Những chuyên gia này thường kết nạp bạn vào một nhóm tín hiệu. Sau đó, họ sẽ hướng dẫn bạn nạp tiền lên sàn và giao dịch.
Đặc điểm của hình thức này là khiến bạn cảm giác lời lúc mới tham gia. Các chính sách giới thiệu người chơi mới để nhận hoa đồng khá hấp dẫn. Tuy nhiên, cách thức này giống như đánh bạc hơn là đầu tư tiền điện tử.
Thứ ba, một dạng khác là cung cấp các gói đầu tư được tổ chức đảm bảo rủi ro thấp. Trùng hợp thay, các công ty này có một vài điểm tương đồng về nét văn hóa. Để kích thích lòng tham, họ thường tổ chức các hội thảo hoành tráng, lễ tôn vinh xa hoa. Mục đích nhằm kêu gọi khách hàng đầu tư ngay để giữ quyền lợi. Những dạng lừa đảo này sẽ tập trung đánh vào tâm lý của nạn nhân.
Kết luận
Dĩ nhiên, thủ thuật lừa đảo của các dự án đa cấp sẽ ngày càng đa dạng hơn. Nhưng nhìn chung, họ thường tạo các dự án ma và chú trọng quảng bá chứ không tập trung sản phẩm. Vì vậy, công ty không mang tính lâu dài và dễ dàng dẫn đến tình trạng “ôm tiền mất tích”.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên. Hãy cùng thảo luận trên kênh Telegram Beincrypto nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.