Xem thêm

Những vụ lừa đảo tiền ảo kinh điển bạn cần biết

21 mins
Cập nhật bởi Vi Vi
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tiền điện tử thường bị công chúng hiểu như một phương cách làm giàu nhanh chóng. Mặc dù sự thật khá phũ phàng. Nói cho chính xác hơn. Tiền điện tử hay tiền ảo không phải là một phương pháp kiếm tiền. Mà nó chính là “tiền”. Lòng tham và sự thiếu hiểu biết của công chúng về tiền ảo đã khiến cho nhiều vụ lừa đảo tiền ảo “thành công vang dội”.

Nhưng bởi vì khái niệm này vẫn còn quá mới. Nói cho cùng, dù đã có nhiều năm phát triển vượt bậc. Nhưng tiền điện tử vẫn chưa đạt tới mức gọi là “phương thức thanh toán đại trà”. Và nhận thức của công chúng về tiền điện tử thường hời hợt, đôi khi phiến diện. Điều đó, khiến cho tiền điện tử trở thành mảnh đất màu mỡ cho những ý tưởng lừa đảo Bitcoin nảy sinh. Mà người ta hay gọi chung là lừa đảo tiền ảo.

Lừa đảo tiền ảo là gì?

Lừa đảo tiền ảo là kế hoạch chiếm đoạt tài sản của người tham gia thông qua việc biến tiền thật của họ thành tiền ảo và hứa hẹn lợi nhuận.

Trong nhiều năm qua. Thị trường đã chứng kiến nhiều vụ lừa đảo tiền ảo khá “thành công”. Xoay quanh các phương thức phổ biến như là huy động vốn, gian lận, đầu tư trá hình, đặc biệt là đa cấp. Sau đây là những vụ lừa đảo tiền ảo kinh điển mà bạn cần nghe qua. Nghe qua để tránh đi vào vết xe đổ của người đi trước.

Trong bài viết này:

Thị trường Bitcoin hay tiền ảo có tấn suất các vụ lừa đảo rất cao.
Thị trường Bitcoin hay tiền ảo có tấn suất các vụ lừa đảo rất cao.

Milton Group

(Xin đừng hiểu lầm một số công ty trùng tên Milton Group)

Có một công thức kịch bản chung mà có thể bạn đã và khả năng sẽ bắt gặp trong tương lai. Nó như sau:

Một ngày nào đó, bạn có thể bắt gặp trên facebook một quảng cáo gây thu hút. Thu hút nhất là ở chỗ. Quảng cáo hứa hẹn một cách lập lờ việc thu lời lớn từ một khoản đầu tư rất nhỏ chỉ trong thời gian ngắn vài ngày. Bạn có thể sẽ tò mò và muốn biết thêm người ta thực hiện điều đó như thế nào.

Sau đó, bạn được dẫn đến một trang web (hay cái gì đó tương tự) để bạn cung cấp thông tin. Thông này này sẽ bao gồm số điện thoại của bạn. Và kể từ đó, bạn bắt đầu nhận tràn ngập các cuộc gọi điện để thuyết phục. Họ thuyết phục bạn tham gia vào một khoản đầu tư “kỳ diệu” có liên quan đến tiền ảo.

Sẽ có một vài lý luận nghe rất quen thuộc kiểu như là:

  • Đầu tư càng nhiều thì bạn sẽ kiếm được càng nhiều.
  • Có thể họ sẽ cho phép bạn “dùng thử” với một số tiền nhỏ trên màn hình. Và trải nghiệm các khoản lợi được nhân lên từ đó.

Tất cả nững động thái trên nằm trong một kịch bản dựng sẵn. Mục đích là để kích thích lòng tham. Cho đến khi bạn phát hiện ra rằng lợi nhuận của bạn là không thể rút ra được. Và thực chất, bạn chẳng đang đầu tư bất cứ thứ gì cả.

Milton Group đã lừa đảo như thế nào?

Video trên là câu chuyện và kinh nghiệm của các nạn nhân bị lừa đảo tiền ảo bởi Milton Group. Milton Group cũng hoạt động dưới một số cái tên khác như là Cryptobase, CryptoMB và VetoroBanc.

Câu chuyện hậu trường của Milton Group như sau. Một số các người điều hành đa ngôn ngữ gặp nhau tại văn phòng ở Ukraine, Albania, Georgia hoặc Bắc Macedonia. Họ họp bàn với nhau để tuân theo các hướng dẫn đã được thiết lập. Các hướng dẫn này nói chi tiết về việc lừa gạt càng nhiều người càng tốt mà khiến họ không nghi ngờ.

Milton Group đã lừa đảo bao nhiêu tiền?

Các leader của lừa đảo Milton Group sẽ nhận hoa hồng hậu hình từ công việc của họ. Theo ước tính từ Kiev Call Center (Ukraine), chỉ trong năm 2019, Milton Group đã lừa khoản 71,5 triệu đô la. Thậm chí, công ty này đã hoạt động liên tục đến 3 năm liền. Và nếu nhẩm tính số tiền tương tự, họ đã có thể lừa đảo đến 214,5 triệu đô la. Đó là chưa kể đến những báo cáo từ các Call Center khác. Con số này không thể xác định chính xác.

Mining Max

Đầu tư vào máy móc để khai thác tiền điện tử về cơ bản nó là một hoạt động kinh doanh chính đáng. Và một khi đã là kinh doanh thì sẽ có đầu tư, có kế hoạch, kiến thức, có rủi ro. Nhưng cũng bị những tay lừa đảo biến thành một kịch bản để dụ dỗ người khác. Bạn có thể sẽ nghe một lời mời gọi dạng như.

Bạn chỉ cần bỏ tiền ra cho một chuyên gia nào đó ở tận đâu đâu. Họ sẽ chăm sóc vận hành máy móc giúp bạn. Để cuối cùng bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhất từ việc khai thác đó. Mà không phải làm gì hơn nữa cả. Những dịch vụ này là có chứ không phải không. Nhưng khả năng gặp lừa đảo là khá nhiều.

Sẽ có nhiều gói khác nhau cho các dịch vụ khai thác. Tùy vào số tiền bỏ ra mà lời hứa hẹn về lợi nhuận sẽ biến động. Nhưng rồi đến một ngày nọ, toàn bộ hệ thống biến mất cùng với số tiền của bạn.

Cloud Mining là một dịch vụ kinh doanh hấp dẫn. Nhưng dễ bị sử dụng thành hình thức lừa đảo.
Cloud Mining là một dịch vụ kinh doanh hấp dẫn. Nhưng dễ bị sử dụng thành hình thức lừa đảo.

Mining Max là một ví dụ lừa đảo Cloud Mining. Đây ban đầu là một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ. Và họ quản lý các trang trại khai thác ở Hàn Quốc. Những ngày đầu thành lập năm 2016, Mining Max đã thể hiện mình là một nền tảng Cloud Mining cho các Altcoin và hứa hẹn lợi nhuận hằng tháng cho tất cả các nhà đầu tư. Tuyên bố của họ vào thời điểm đó như sau.

Tuyên bố của Mining Max

Mining Max không bán một đồng tiền điện tử nào của chính mình. Và cũng không thực hiện giao dịch với những những đồng nào không có trong Trung Tâm Giao Dịch. Mining Max là công ty đào tiền điện tử đối với một số blockchain nhất định với giá trị cao nhất thị trường. Mining Max là công ty khai thác chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ quản lý các máy khai thác thuộc sở hữu của thành viên. Trang trại khai thác của Mining Max tối đa hóa công suất để đạt biên lợi nhuận tốt nhất đối với cả những máy khai thác có điện tải thấp.

Quy mô lừa đảo của Mining Max

Sau đó Mining Max tập trung khai thác Ethereum (hoặc được người ta nghĩ là như thế). Đến tháng 12/2017, các nhà chức trách Hàn Quốc đã phát hiện và vạch trần sự lừa đảo của Mining Max. Các leader của lừa đảo Mining Max đã huy động được khoảng 250 triệu đô la từ hơn 18.000 nhà đầu tư đến từ 54 quốc gia khác nhau. Trong đó bao gồm, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Người ta tin rằng, chỉ có 80 triệu đô được sử dụng trong số tiền này để đầu tư khai thác thật sự. Và 110 triệu đô khác được chuyển vào tài khoản ngân hàng nước ngoài. Phần còn lại được sử dụng để trả cho các nhà đầu tư cũ. Đây là những người ở cấp đầu tiên theo mô hình đa cấp (kim tự tháp).

Modern Tech (Pincoin và iFan)

Modern Teach là cái tên lừa đảo tiền ảo “nổi tiếng” nhất tại Việt Nam. Lợi dụng làn sóng đầu tư kiếm lời nhanh từ Bitcoin từ năm 2017. Modern Tech đã thu hút sự chú ý của không nhỏ cộng đồng đầu tư và công chúng qua hai dự án khủng là Pincoin và iFan.

Các dự án này đều huy động vốn thông qua các đợt chào bán ICO. Với lời quảng cáo “cũ rích” nhưng vẫn hiệu quả. Đó là lợi nhuận hàng tháng lên đến 40%. Thậm chí Modern Tech còn đi kèm với lời hứa về mạng xã hội dành cho các nghệ sĩ.

Modern Tech lừa đảo như thế nào?

Báo chí Việt Nam đã tốn không ít giấy mực cho vụ lừa đảo khủng này. Họ cho rằng tổng số tiền mà Modern Tech đã lấy đi của các nhà đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng. Lãnh đạo của Modern Tech vẫn còn khá trẻ, đa phần đều là thế hệ 8x. Nhiều nạn nhân đã đổ ra đường phố để tố cáo công ty này khi họ nhận ra mình đã bị lừa.

Quy trình lừa đảo của Modern Tech thông qua các dự án huy động vốn như Pincoin và iFan.
Quy trình lừa đảo của Modern Tech thông qua các dự án huy động vốn như Pincoin và iFan. Nguồn: vnexpress.

Cho đến thời điểm hiện tại, vụ lừa đảo của Modern Tech vẫn còn được nhiều nhà đầu tư và công chúng nhắc lại. Trở thành một trong những “vết nhơ” khiến cộng đồng tiền điện tử ở Việt Nam bị gán mác “chỉ toàn lừa đảo”.

Phỏng vấn của báo Thanh Niên về Modern Tech.

BitClub Network

Đây là một kịch bản lừa đảo cloud mining khác. Cũng “thành công” không kém gì Mining Max. Bạn sẽ nhận ra lời hứa của họ cũng đều tương tự nhau. Đánh vào bản chất lòng tham của con người dường như chưa bao giờ hết hiệu quả.

Chúng tôi không tính phí và hỗ trợ liên tục 24/7. Một khi bạn đã tham gia BitClub Network, bạn sẽ ở trong hành trình 1000 ngày. Bạn không phải trả một khoản phí bổ sung nào để nâng cấp thiết bị khai thác. Bạn có thể chọn phần trăm trong doanh thu khai thác để mua thêm cổ phần, và tiền lãi sẽ được trả mỗi ngày.

BitClub Network đã hoạt động từ năm 2014. Và các gói “đầu tư” trải từ 50.000 ~ 100.000 đô la. Và quy trình này hoạt động dưới mô hình kim tự tháp – hay mô hình đa cấp.

Lừa đảo Cloud Mining kết hợp với mô hình đa cấp là kịch bản khá thông dụng trong lừa đảo tiền ảo.
Lừa đảo Cloud Mining kết hợp với mô hình đa cấp là kịch bản khá thông dụng trong lừa đảo tiền ảo.

Vào tháng 12/2019, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã cuối cùng đã can thiệp vào nền tảng này. Hóa ra, BitClub Network không gì khác hơn là một mô hình đa cấp lừa đảo. Nơi mà các nhà đầu tư mới trả tiền cho các nhà đầu tư cũ. Và BitClub Network chưa hề có một hoạt động khai thác tiền điện tử gì. Ba trong số các lãnh đạo của BitClub Network đã bị bắt. Hai người khác còn lại vẫn đang được săn lùng.

Matthew Brent Goettsche, 37 tuổi, là một trong những người bị bắt ở Florida. Anh ta dám công khai tuyên bố rằng mục tiêu của BitClub Network là các nhà đầu tư “ngu ngốc”. Và những người này thường bị họ gọi là “những con cừu”. Theo cách nói của ông, họ đang “xây dựng toàn bộ mô hình này trên lưng những kẻ ngốc”.

Khoảng 722 triệu đô la của các nhà đầu tư đã bị BitClub Network đánh cắp.

PlusToken

PlusToken là dự án lừa đảo tiền ảo đa cấp khiết tiếng. Có thể được xem là vụ lừa đảo Ponzi lớn nhất trong lịch sử thị trường Crypto. Nó có nguồn gốc từ Châu Á, phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Và rất giống với Modern Tech của Việt Nam.

Con bài lừa đảo chính của PlusToken chính là đồng Plus. Đồng tiền ảo này được sử dụng để trả lãi cho các nhà đầu tư từ 9 ~ 20% mỗi tháng.

PlusToken là dự án lừa đảo tiền ảo theo mô hình đa cấp quy mô lớn.
PlusToken là dự án lừa đảo tiền ảo theo mô hình đa cấp quy mô lớn.

Có lẽ một trong những lý do cho sự “thành công” của PlusToken. Chính là thay vì quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông thị trường tiền điện tử. Họ chủ yếu tổ chức các buổi meeting và sự kiện, cho phép có thể nói chuyện trực tiếp và thuyết phục các “nhà đầu tư tiềm năng”. Bằng cách này, là PlusToken đã thuyết phục thành công nhiều cá nhân lẫn các nhóm.

Bên cạnh đó, PlusToken tạo uy tín bề ngoài bằng các quảng cáo vật lý nhưng phát các quảng cáo nơi công cộng.

PlusToken lừa đảo được bao nhiêu tiền?

Người ta cho rằng, yếu tố hấp dẫn của PlusToken nằm ở tỷ suất lợi nhuận cao, đến từ khai thác, giao dịch và hoa hồng. Nhưng trên thực tế, PlusToken chỉ là một kế hoạch Ponzi không hề có sản phẩm. Toàn bộ hệ thống được nuôi sống nhờ sự tăng trưởng không ngừng của các thành viên mới.

Mô hình Ponzi là mô hình tài chính huy động vốn hứa hẹn lãi suất bằng cách lấy tiền người sau trả cho người trước.
Mô hình Ponzi là mô hình tài chính huy động vốn hứa hẹn lãi suất bằng cách lấy tiền người sau trả cho người trước.

Vào cuối tháng 6/2019, người dùng bắt đầu gặp sự cố khi rút tiền và quản trị viên đổ lỗi cho người khai thác. Ngay sau đó, họ không viện cớ gì khác nữa mà biến mất với khoảng 3 tỷ đô và hơn 3 triệu nạn nhân. Phần lớn số tiền bị lừa là tiền điện tử: Bitcoin, Ethereum, EOS và OmiseGo. Giao dịch cuối cùng của họ đã để lại dòng ghi chú: “Xin lỗi, chúng tôi phải chạy.”.

Công ty quan sát blockchain – Chainalysis, đã cung cấp bằng chứng chỉ ra những kẻ lừa đảo với khối lượng giao dịch OTC cực lớn trên các sàn như Houbi. Ít nhất 6 thành viên trong nhóm lãnh đạo đã bị bắt.

OneCoin

OneCoin có thể được phong là “nữ hoàng” của những scams tiền ảo cho đến nay. Đây là một mô hình ponzin với quy mô toàn cầu. lâu đời. Ban đầu, OneCoin được ra mắt với lời giới thiệu là một đồng tiền điện tử với blockchain riêng. Và là một nền tảng để công chúng tiếp cận tìm hiểu về tiền điện tử. Các công ty như OneLife, OneAcademy và OneWorldFoundation là một phần của toàn bộ hệ thống này.

Bắt đầu từ việc “giáo dục tiền điện tử” thành “đầu tư tiền điện tử”. Gói “education” của OneCoin có giá từ 110 đô đến 55.555 đô. Và được giới thiệu bởi OneLife và OneAcademy.

Thậm chí, OneCoin còn có hắn một tổ chức từ thiện riêng gọi là OneWorldFoundation. Tổ chức này hướng đến đối tượng là các trẻ em. Nhận các khoản đóng góp thông quan OneCoin, Paypal cũng như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

OneCoin xây dựng vỏ bọc hoàn hảo, chuyên nghiệp, gây thiện cảm cho công chúng.

Các gói giáo dục của OneCoin bị cáo buộc là ăn cắp ý tưởng từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Chủ yếu là người dùng giới thiệu người mới vào hệ thống và họ sẽ được thưởng các đồng “onecoin”.

OneCoin lừa đảo: một đồng tiền riêng, một sàn giao dịch riêng!

Những đồng OneCoin này chưa được niêm yết trên bất cứ sàn giao dịch lớn nào. Chỉ có một cách duy nhất để đổi nó sang fiat là sử dụng một sàn giao dịch riêng có tên là OneCoin Exchange. Đây là một thị trường nội bộ chỉ dành cho thành viên. Cho đến năm 2017, sàn giao dịch này đã đóng cửa mà không hề có một cảnh báo trước.

OneCoin đã lấy lòng được rất nhiều người dùng trước khi bại lộ là một Big Scam.
OneCoin đã lấy lòng được rất nhiều người dùng trước khi bại lộ là một Big Scam.

Cùng năm đó, người đứng đầu OneCoin là Ruja Ignatova, đã biến mất không dấu vết sau khi đối mặt với một loạt khiếu nại ở một số quốc gia kể từ năm 2016. Anh trai của cô, Konstantin Ignatov, tiếp quản và đó là thời điểm hứa hẹn ra mắt ICO OneCoin.

May mắn thay, Ignatov đã bị bắt vào tháng 3 năm 2019 tại Los Angeles. Thật không may, Ignatova vẫn đang mất tích và cùng với đó là một số tiền lớn khoảng 4 tỷ đô la được huy động toàn cầu ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các nguồn khác nói rằng có tới 19,4 tỷ đô la OneCoin đã lừa được từ kế hoạch ponzi này.

BitConnect lừa đảo!

Nói về lừa đảo tiền ảo, không thể không nhắc đến một cái tên đi vào “huyền thoại”. Đó là BitConnect.

Trường hợp của BitConnect hơi khác so với các vụ lừa đảo khác. Vì trên thực tế, BCC (đồng tiền ảo của BitConnect) là một loại tiền điện tử phi tập trung vào thời điểm đó. Đa phần các loại tiền điện tử đều sống được dựa vào sự tin tưởng của cộng đồng. Vì vậy, đồng BCC đã thăng hạng rất nhanh trong danh sách các đồng tiền có vốn hóa lớn kể từ khi được ra mắt vào năm 2016.

Con đường lừa đảo thành công của BitConnect

Không thể phủ nhận đã có nhiều nhà đầu tư giàu lên từ BitConnect (dĩ nhiên hầu hết là mất trắng). BitConnect đã tạo được niềm tin với nhiều người khi hứa hẹn khoản lời 40%. Đó là chưa kể phần thưởng hoa hồng cho việc giới thiệu người mới vào hệ thống. BitConnect ra mắt từ trước thời điểm bong bóng Bitcoin năm 2017. Khi mà người ta còn thiếu cảnh giác. Cũng nhờ đó mà BitConnect đã có những “thành công” vượt trội.

Giá của mỗi đồng BCC đã từng đạt đỉnh 476 đô la. Khiến vốn hóa của nó vượt quá 2,1 tỷ đô la vào tháng 1/2018. Nhưng đó chỉ là bắt đầu của sự kết thúc.

Hãy hỏi các bạn trẻ về huyền thoại Bitconnect. Họ sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của họ.
Hãy hỏi các bạn trẻ về huyền thoại Bitconnect. Họ sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của họ.

Đầu tháng đó, Ủy ban Chứng khoán Bang Texas đã ban hành lệnh đóng cửa đối với BitConnect. Ủy ban này tuyên bố rằng đây chỉ là một kế hoạch lừa đảo đa cấp, và đang đánh lừa các nhà đầu tư. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2018, nhóm BitConnect (vẫn ẩn danh) đã quyết định đóng cửa nền tảng cho vay của mình và giá của đồng BCC giảm mạnh.

Khi mà làn sóng bán tháo bắt đầu, người ta không ngần ngại bán liên tục để vớt vát. Thật khó để thống kê bao nhiêu tiền đã mất từ kế hoạch này. Tại Việt Nam, BitConnect đã xâm chiếm vào nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là những bạn trẻ 8x, 9x. Ngày 10/9/2018, sàn giao dịch cuối cùng có BCC (Trade Satoshi) cũng đã xóa nó khỏi nền tảng.

Hey, hey, hey, Bitconneeect!

Cho đến nay, tất cả những gì còn lại của BCC là một meme trên Internet. Được khởi xướng bởi Carlos Matos. Một trong những người quảng bá phổ biến nhất của nó với khẩu hiệu: Hey, hey, hey, Bitconneeect!

Quảng bá đầy hào nhoáng của Bitconnect.

Đã có một vụ kiện tập thể chống lại nền tảng lừa đảo khổng lồ này. Nhưng không may, nó không thành công.

Làm sao để nhận biết sớm một dự án lừa đảo tiền ảo?

Trước hết, bạn phải là người đấu tranh chống lại những trò gian lận. Vì đây là chỉ là sự lừa dối để lấy tiền của những người thiếu hiểu biết. Tiếp theo, cần tự trao dồi kiến thức bản thân để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo tiền ảo. Sau đây, là một số dấu hiệu giúp bạn cảnh báo sớm một dự án scam.

Có một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết sớm một dự án scam.
Có một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết sớm một dự án scam.
  • Những dự án này kêu gọi đầu tư mà không bao giờ cảnh báo về rủi ro thua lỗ. Khiến người tham gia tưởng như 100% là không hề có rủi ro nào. Và tất cả các khoản thanh toán đều được đảm bảo.
  • Cần quan sát và suy luận về tính khả thi của dòng tiền của dự án. Nghĩa là trả lời câu hỏi “tiền lấy từ đâu?”. Bạn có thể chứng minh được tiền đã được rút thành công. Nếu câu trả lời của họ là “lỗi kỹ thuật”, “chậm trễ vì thuế” thì khả năng cực cao là scam.
  • Cần điều tra về nhóm điều hành hệ thống. Thông tin của họ có công khai trên website chính thức không. Họ có phải người thật không? Có tiền án (hay phốt) gì không?

Xét cho cùng, tự trao dồi kiến thức cho bản thân sẽ giúp bạn có được trực giác nhạy bén với scam. Và nên nhớ, không phải thứ nào lấp lánh cũng là vàng.

Sàn giao dịch ảo, ví tiền điện tử ảo, dự án ảo?

Một trong những mô típ lừa đảo tiền ảo phổ biến nhất là bọn tội phạm đưa ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm lừa người khác tin vào tiềm năng viễn vông của nó.

Trong thị trường tiền ảo hiện nay, không thiếu những sàn giao dịch ma, và không thiếu những đồng tiền điện tử mới có giá trị thấp. Nhưng tất cả chúng được “phông bạt” một cách hào nhoáng. Trông đủ chuyên nghiệp để có được lòng tin của đa phần người dùng.

Trong bất kỳ trường hợp nào, hễ họ đảm bảo lợi nhuận mà còn lấy được lòng tin thì đều là lừa đảo. Cách tốt nhất là bạn cần đi chậm lại, xem lại lịch sử. Chỉ sử dụng những nguồn và liên kết đáng tin cậy. Lắng nghe cộng đồng đang nói gì một cách đa chiều. Đừng để lòng tham dắt mũi để có những quyết định sai lầm.

Hãy chậm lại trong quyết định đầu tư. Lắng nghe đa chiều các phản ánh của cộng đồng. Để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo tiền ảo.
Hãy chậm lại trong quyết định đầu tư. Lắng nghe đa chiều các phản ánh của cộng đồng. Để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo tiền ảo.

Có một trò scam phổ biến khác mà đến nay vẫn còn. Đó là những lời kêu gọi tặng tiền ảo miễn phí. Những tin dạng này thường được gửi vào các nhóm chat Telgram hoặc trên Twitter.

Chúng tôi kêu gọi nạn nhân gửi vào ví điện tử nào đó một khoản để nhận lại nhiều hơn. Chúng giả mạo tài khoản của một nhân vật có uy tín và có tiếng trong thị trường. Đôi khi chúng còn hack thành công tài khoản đó.

Nên nhớ, chẳng ai cho ai thứ gì miễn phí cả. Một điều đơn giản nhưng không mấy ai nắm bắt được.

Mô hình lừa đảo đa cấp

Mô hình lừa đảo đa cấp hay còn gọi là mô hình Ponzi, mô hình hoa hồng dạng kim tự tháp. Điểm hấp dẫn của mô hình này là hệ thống hoa hồng dường như theo cấp số nhân. Lợi nhuận lại không đến từ việc đầu tư, mà lại đến từ việc người tham gia kêu gọi thêm người tham gia mới.

Rõ ràng, cho đến khi lượng người tham gia mới chững lại. Hệ thống sẽ không còn tiền trả cho người đến trước nữa. Động lực đã cạn kiệt và những người đến sau tổn thất đáng kể.

Mô hình đa cấp chưa bao giờ lỗi thời để những tay lừa đảo áp dụng.
Mô hình đa cấp chưa bao giờ lỗi thời để những tay lừa đảo áp dụng.

Một trong những dự án áp dụng hình thức lừa đảo đa cấp tiền ảo thành công nhất phải kể đến BitConnect (nói trên). Với số tiền đã lấy đi của các nạn nhân lên đến hàng tỷ đô từ khắp nơi trên thế giới. Gần đây, BeinCrypto cũng cảnh báo về dự án lừa đảo khác có mặt tại Việt Nam, đó là Bitcoin Vault.

Mô hình lừa đảo tiền ảo theo cách truyền thống

Dù sao cũng không nên bỏ qua những hình thức lừa đảo theo cách truyền thống. Đây là dạng lừa đảo sử dụng email, tin nhắn, gọi điện thoại…Mục đích là để kêu gọi nạn nhân tham gia vào một cuộc thi nào đó để nhận thưởng chẳng hạn. Hoặc đôi khi, là một lời đe dọa để tống tiền. Trong bất cứ trường hợp nào thì những tuyên bố của chúng đều là giả dối. Chỉ có nạn nhân là “có tật giật mình” nên mắc mưu.

Lừa đảo tiền ảo qua email, tin nhắn, cuộc gọi vẫn tồn tại.
Lừa đảo tiền ảo qua email, tin nhắn, cuộc gọi vẫn tồn tại.

Nếu hình thức đa cấp đánh vào lòng tham, thì hình thức tống tiền đánh vào sự sợ hãi. Những email tống tiền có thể giả mạo sở thuế vụ hoặc cơ quan quản lý. Hoặc đôi khi giả mạo là hacker đã hack được webcam của bạn và quay lại những cảnh nhạy cảm. Nạn nhân phải chuyển vào ví nào đó một lượng Bitcoin nhất định thì sẽ được buông tha.

Mặc dù các kịch bản có đôi chút khác nhau, nhưng chúng đều là những lời nói dối. Chẳng có cơ quan nào liên hệ với bạn theo cách như thế. Và những thông tin nhạy cảm dễ đánh vào nỗi lo sợ của nhiều người hơn bao giờ hết. Nhất là trong thời buổi ngày nay.

Cũng có một dạng khác nữa là giả mạo một trang web chính thức để khiến người dùng nhầm lẫn và nhấp vào liên kết xấu. Thông thường chỉ cần nhấp vào liên kết đó là đủ để bắt đầu cài đặt phần mềm độc hại vào thiết bị của bạn. Điều này đưa chúng ta đến danh mục chính tiếp theo, đó là phần mềm độc hại.

Malware

Malware là một dạng phần mềm độc hại. Được thiết kế để lấy cắp thông tin từ thiết bị của bạn. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Như là nó sẽ cài vào máy bạn một trình ghi keylogger. Hoặc một phần mềm ghi nhớ hết mọi thao tác bạn thực hiện.

Sau đó, truyền dữ liệu trở lại máy chủ của kẻ tấn công. Từ đó, hắn có thể biết được nhiều thông tin đáng giá từ bạn. Đôi khi, những phần mềm độc hại này còn kiểm soát được cả clipboard – tức nó biết hết mọi thứ bạn copy và paste. Đặc biệt, các địa chỉ ví, các khóa riêng tư vốn là những dòng mã khó nhớ thường được sử dụng bằng cách copy & paste.

Một số phần mềm độc hại có thể biết được nhất cử nhất động của bạn trên thiết bị.
Một số phần mềm độc hại có thể biết được nhất cử nhất động của bạn trên thiết bị.

Một dạng phần mềm độc hại được gọi là “ransomware”. Nó sẽ mã hóa toàn bộ hoặc một phần thiết bị của người dùng. Khiến người dùng không thể nào mở được. Chỉ khi nào chuyển một số tiền điện tử cụ thể vào ví kẻ tấn công thì nạn nhân mới được mở khóa. Dạng ransomware này nhắm vào dữ liệu quan trọng của các doanh nghiệp và chính phủ. Vì chi phí để giải mã hóa tốn kém hơn so với việc chấp nhận điều kiện tống tiền của kẻ tấn công.

Chính vì những kiểu tống tiền thế này. Mà bạn cần tạo cho mình thói quen cảnh giác với những đường dẫn lạ. Nhất là khi chúng xuất hiện trong email, tin nhắn của bạn. An toàn hơn, bạn nên tách biệt một thiết bị riêng chỉ để phục vụ cho việc đầu tư tiền điện tử. Một thiết bị riêng cho mạng xã hội, email…

Lừa đảo bằng cách Pump & Dump tiền ảo

Pump & Dump là một trong những cách lừa đảo phổ biến thường xuất hiện trong các nhóm Telegram tiền ảo. Các admin của những nhóm Telegram này tạo một sự cường điệu không đáng có trên một đám đông đã được họ chiêu dụ.

Ban đầu, họ mua trước một số cho riêng mình. Sau đó, thực hiện một chiếc dịch quảng bá trên truyên thông hay mạng xã hội để tạo tiếng vang cho đồng tiền đó. Điều này khiến cho tiền tăng giá và bước vào chu trình FOMO. Và bạn biết họ làm gì rồi đấy! Họ bán cho nạn nhân với giá cao ngất ngưỡng.

Pump & Dump là một hình thức lừa đảo lợi dụng tâm lý FOMO của đám đông thiếu hiểu biết.
Pump & Dump là một hình thức lừa đảo lợi dụng tâm lý FOMO của đám đông thiếu hiểu biết.

Khi đã bước vào chu trình FOMO, gần như không thể đoán được giá sẽ “pump” cao như thế nào. Nhưng đó là lúc các admin (đã mua từ trước) bán ra. Cho đến khi lực pump chững lãi. Các nhà đầu tư “cừu non” này hoảng sợ và nhận ra mình đang thua lỗ. Làn sóng bán tháo bắt đầu, và giá coin “dump” rất sâu.

Pump & Dump là hình thức làm giá lợi dụng tâm lý bất ổn của traders. Khá thịnh hành trong thị trường tiền ảo.

Tạm kết

Toàn bộ bài viết này của chúng tôi, không chỉ trình bày những vụ lừa đảo tiền ảo kinh điển trong lịch sử thị trường. Nhưng còn trình bày những hình thức lừa đảo tiền ảo kinh điển. Mà ngay khi bạn đang đọc bài viết này, chúng vẫn đang diễn ra. Và mong bạn, đây giống như một lời cảnh báo để bạn không bao giờ trở thành nạn nhân.

Lời khuyên tốt nhất: là hãy quyết định chậm lại, tìm hiểu kỹ lưỡng, trang bị kiến thức, lắng nghe cộng đồng. Để tránh được mất tiền và những rắc rối nghiêm trọng khác.

Tham gia kênh Telegram của BeinCrypto Viet Nam để nhận được những cảnh báo scam.
Tham gia kênh Telegram của BeinCrypto Viet Nam để nhận được những cảnh báo scam.

Một lời khuyên nữa, là hãy gia nhập kênh Telegram của chúng tôi. Vì chúng tôi cũng liên tục đưa ra những cảnh báo tốt nhất cho cộng đồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp những phân tích và tín hiệu chất lượng nhất từ các traders giàu kinh nghiệm.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

2c61dc3471ee12ead8ff49883b2ed116.png
David Borman
David là một nhà văn tự do với chuyên môn về công nghệ và tiền điện tử. Anh ấy đã viết cả cuộc đời mình, nhưng chuyên nghiệp trong hai năm và hy vọng sẽ ở lại lĩnh vực này mãi mãi. Ngoài tiền điện tử, David theo dõi chính trị, sự kiện hiện tại và tin tức tài chính.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ