Xem thêm

Beacon Chain là gì? 2 phút để hiểu về hợp đồng Beacon Chain để chuẩn bị cho giai đoạn 1

3 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Beacon Chain là gì?
  • Nhiệm vụ chính của chuỗi Beacon
  • Hợp đồng Beacon Chain là gì?
  • promo

Có thể bạn đã nghe thuật ngữ này khá nhiều nhưng còn mơ hồ về Beacon Chain. Nếu bạn là thành viên của cộng đồng Ethereum, đừng bỏ qua bài viết này!

Kể từ khi Blockchain thế hệ mới Ethereum 2.0 được ra mắt vào ngày 01/12. Và hiện tại, chuỗi Beacon đang vận hành để chuẩn bị giai đoạn 1 vào cuối năm. Vậy vì sao nó lại quan trọng đối với ETH 2.0?

Beacon Chain là gì?

Như từng viết trước đó, Beacon Chain là một thuật ngữ quen thuộc liên quan đến Ethereum 2.0. Bởi vì, chuỗi Beacon là chuỗi trung tâm và xuyên suốt của Ethereum 2.0 hay gọi là Phase 0 (giai đoạn 0).

Mặt khác, ETH 2.0 sử dụng bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake). Beacon chain được ra mắt vào ngày 01/12/2020 và đang chạy để chuyển sang giai đoạn 1: Shard Chain.

Nói đơn giản, nó là cơ chế điều phối nền tảng, đảm bảo các khối ăn khớp trong hệ thống. Beacon Chain cũng sẽ chịu trách nhiệm cải tiến từ PoW (Proof-of-Work) sang PoS.

Nhiệm vụ chính của chuỗi Beacon

Về cơ bản, chuỗi Beacoin sẽ chịu trách nhiệm là:

Chấp nhận và lưu dữ liệu trình xác thực

Validator là người xác thực và vận hành các node trong Beacon Chain. Dĩ nhiên, họ thực hiện bằng việc gửi staking (cụ thể là 32 ETH) vào hợp đồng đặt cọc.

Tuy nhiên, bạn không được quyền rút ETH và phải tuân theo nguyên tắc để không bị mất một phần đã cọc. Mặc dù Validators là thành viên vô thời hạn nhưng họ phải đảm bảo tính minh bạch và tin cậy.

Ngoài ra, nếu bạn không “hoạt động” để hỗ trợ chuỗi thì sẽ bị sụt giảm ETH. Tình trạng này tiếp diễn sẽ dẫn đến quỹ của bạn dưới 16 ETH và bị trục xuất khỏi ủy ban Validators. (Bạn có thể hiểu như ủy ban là hội đồng quản trị, và người trong ủy ban là cổ đông).

Kể từ lúc Vitalik nói về việc đặt cọc tối thiểu 524,288 ETH đã đủ để khởi chạy giai đoạn 0. Các hoạt động xác thực của Validators luôn được Beacon lưu trữ.

Sơ đồ chuỗi Ethereum 2.0

Một khái niệm mới là Crosslinks (các liên kết chéo) có liên quan đến giai đoạn 1 vào cuối 2021. Trong đó, nhờ vào Crosslinks mà Beacon nắm trạng thái vận hành của shard.

Ví dụ: Khi shard chain ngẫu nhiên chọn một người xác thực đang hoạt động và người này tạo một khối (block) kết nối với giao dịch trước đó. Shard Block được bỏ phiếu bởi người xác thực khác được chọn ngẫu nhiên từ một nhóm validators. (Như việc bạn muốn đưa một thông tin vào, bạn cần được thông qua nhờ phiếu bầu chọn)

Đến khi đợt bỏ phiếu (chứng thực) đạt yêu cầu (phiếu bầu đa số đồng ý Shard Block). Một Crosslinks được tạo ra để xác nhận Shard Block trên Beacon Chain.

Hợp đồng Beacon Chain là gì?

Hiểu đơn giản, hợp đồng này “đại diện cho toàn bộ các môi trường thực hiện hoặc các khung giao dịch”. Tức nó sẽ lưu giữ và có chức năng của các hợp đồng thông minh.

Tuy nhiên, Hợp đồng Beacon Chain cao cấp hơn hợp đồng thông minh mới có thể hỗ trợ Sharding. Bởi vì nhờ sharding mà mạng giảm tắc nghẽn và tăng giao dịch mỗi giây. 

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ