Xem thêm

Staking là gì? Những cách kiếm tiền thụ động với Staking

14 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tạo thu nhập thụ động là hình thức kiếm tiền mà bạn không cần tốn quá nhiều công sức để duy trì. Điều này cũng hoàn toàn khả thi trong thị trường tiền điện tử. Có nhiều cách tạo thu nhập thụ động trong thị trường, nhưng phổ biến nhất là hình thức Staking. Tuy nhiên, để hiểu được staking là gì? Bạn cần phải tìm hiểu về những khái niệm cơ bản của staking coin là gì chẳng hạn như: Proof of Work là gì? Proof of Stake là gì? hay ưu và nhược điểm của Stake coin là gì?

Đừng lo, chúng ta sẽ bắt đầu từng bước một.

Hơn một thập kỷ trước, khi lần đầu tiên mà Bitcoin được hình dung ra. Nó đã được thiết kế theo cách sao cho cần có một cơ chế đồng thuận phi tập trung để xác minh các giao dịch. Mà việc xác mình này không cần phải dựa vào một cơ quan tập trung nào (như ngân hàng chẳng hạn). Và Proof-of-Work (bằng chứng công việc) là cơ chế đồng thuận được lựa chọn, bằng cách hoàn thành những phép tính toán học trên máy tính cơ bản.

Mười năm trôi qua, phương pháp Proof-of-Work này dần trở nên lỗi thời. Lý do chính là vì sự tập trung hóa của của phần cứng khai thác và các pool khai thác. Những nâng cấp của máy móc và mức tiêu thụ điện năng khiến cho quá trình với PoW trở nên khó khăn hơn theo thời gian.

Sự tiến triển tiếp theo trong cơ chế đồng thuận blockchain là Proof-of-Stake (bằng chứng cổ phần). PoS đã thay thế các máy tính, và hoạt động bằng cơ chế “góp vốn” để đảm bảo sự đồng thuận và bảo mật của mạng lưới. PoS thực sự là một cơ chế buộc các trình xác nhận mạng phải có “Da thịt trong cuộc chơi”. Nghĩa là phải góp “cổ phần” của mình vào đó để thực hiện xác nhận giao dịch.

Theo Binance Research, Sunny King và Scott Nadal có thể là người đầu tiên đưa ra khái niệm Proof of Stake và Staking, vào năm 2012.

Cơ chế hoạt động của staking coin là gì?

Để hiểu được staking là gì và cơ chế hoạt động của staking coin là gì? Bạn cần có một ít kiến thức và cơ chế đồng thuận proof-of-work (PoW, tức bằng chứng công việc) và mining. Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến nhất cho phần lớn blockchain hiện nay.

Để đạt được một sự đồng thuận và xác nhận khối tiếp theo trên chuỗi, công việc phải được hoàn thành bằng phần cứng máy tính. Phần thưởng sẽ là một loại tiền đang được thực hiện trên đó.

Sự khác nhau giữa PoW và PoS
PoW vs PoS – Blockgeeks

Proof-of-Stake (PoS) đã thay thế cho sự khủng hoảng năng lượng và quá trình xử lý số học, bằng phần thưởng được cấp phát dựa trên tài sản được góp (stake) vào mạng lưới. Chính vì thế, PoS khuyến khích các holder thực hiện stake số coin của họ. Ích lợi của việc đó là mạng lưới khỏe mạnh và các giao dịch có thể được xác nhận nhanh chóng và hiệu quả.

PoS cũng bảo mật bằng cách tạo ra một “bức tường giá trị”. Nghĩa là nó đặt ra một rào cản lớn đối với những kẻ muốn tấn công hệ thống. Vì “bức tường” này được xây dựng với kích thước và sức mạnh dựa trên số token tạo nên mạng lưới.

Vậy, Staking là gì?

Stake hay Staking được hiểu nôm na là hành động “đặt cọc” hay “góp vốn” bằng chính số tiền điện tử của bạn. Kể từ đây, bài viết sẽ giữ nguyên động từ này. Vì cộng đồng vẫn quen dùng như thế.

Thông thường, các staker (người thực hiện stake) nào cầm số coin lớn hơn thì có cơ hội cao hơn để được chọn làm người xác nhận khối tiếp theo. Và cũng sẽ là người nhận những phần thưởng liên quan. Điều này có thể gây ra mối lo ngại về tính tập trung. Vì khi đó, “cá voi” trong thị trường sẽ trở thành người thu lợi nhiều hơn người thường, và có quyền kiểm soát mạng lớn hơn.

Quá trình staking khá đơn giản. Chỉ cần chuyển tiền điện tử của bạn từ sàn giao dịch vào ví liên quan. Rồi để cho nó bắt đầu kiếm tiền. Nhiều sàn giao dịch hiện cung cấp dịch vụ staking nhưng phải thận trọng. Vì một số sàn lợi dụng đặc quyền riêng mà cắt giảm rất nhiều phần thưởng.

Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì?

Có một thuật toán đồng thuận khác gọi là Delegated Proof of Stake (DPoS). DPoS được coi là một phương pháp stake dân chủ hơn. Nếu PoS là “bằng chứng cổ phần” thì DPoS là “bằng chứng cổ phần được ủy quyền”.

Cơ chế hoạt động của DPoS là sử dụng một hệ thống bầu chọn. Mà trong đó, chủ sở hữu cổ phần (stakeholder) giao phó công việc của họ cho bên thứ ba, hoặc bỏ phiếu cho một vài đại diện sẽ bảo vệ mạng lưới thay họ. Những đại diện được bầu chọn này sẽ trở thành người xác thực và tạo khối mới. Vì họ đã đạt được sự đồng thuận thông qua hệ thống bầu chọn. Từ đó, những đại diện ủy quyền này sẽ có động lực hơn để trung thực và hiệu quả. Nếu không họ có thể sẽ không còn được bầu nữa.

stake coin là gì

Ưu điểm và nhược điểm của Stake coin là gì?

Có một số lợi ích thấy rõ khi bạn quyết định stake coin. Để đưa ra quyết định liệu có nên stake coin hay không thì chúng ta cần phải cân nhắc giữa ưu và nhược điểm của nó. Vậy ưu và nhược điểm của stake coin là gì?

Ưu điểm của stake coin là gì?

  • Sử dụng ít điện và tài nguyên vật lý hơn là mining.
  • Bảo mật được cải thiện khi các chủ sở hữu đều có quyền lợi đầu tư trong sức mạnh mạng lưới.
  • Blockchains sử dụng PoS nhanh hơn nhiều và có thể mở rộng tốt hơn.
  • Nguồn thu nhập thụ động dễ dàng hơn mà không tốn nhiều chi phí cho thiết bị khai thác.
  • Tiềm năng thu nhập gấp đôi nếu giá token tăng giá.
  • Các nhóm Staking (hay còn gọi là staking pool) có thể hợp nhất tài nguyên để tăng cơ hội xác nhận khối và nhận thưởng.
  • Không cần phải có kinh nghiệm hay kiến thức về giao dịch.

Nhược điểm của stake coin là gì?

  • Có thể bị tập trung hóa vì cá voi nắm giữ nhiều token sẽ ảnh hưởng lớn hơn trên mạng lưới.
  • Giá tiền điện tử không ổn định nên số tài sản đã stake có thể bị mất giá.
  • Với một số loại tiền điện tử, lượng staking có thể bị khóa lại trong thời gian stake.
Ưu điểm và nhược điểm của stake coin là gì

Những đồng tiền điện tử tốt nhất để Staking năm 2020

Số lượng các loại tiền điện tử đi theo phương thức staking này đang tăng lên nhanh chóng. Chỉ vài năm trước, gần như mọi blockchain đều hoạt động theo PoW. Nhưng với áp lực môi trường ngày càng tăng, các giới hạn mở rộng dần và mối quan tâm về bảo mật. Đã khiến cho PoS trở nên phổ biến hơn.

Việc khai thác có tính cạnh tranh cao, tập trung theo địa lý và các nhóm khai thác (mining pools). Hoạt động mining cũng đòi hỏi đầu tư nhiều cơ sở vật chất và nguồn cung ứng năng lượng giá rẻ. Mà Staking lại không có nhược điểm nào như thế cả. Đó là lý do nó đang trở thành tiêu chuẩn cho các mô hình cơ chế đồng thuận của tiền điện tử.

Ethereum hiện đang trong quá trình chuyển đổi từ PoW (ETH 1.0) sang PoS (ETH 2.0) thông qua nâng cấp Serenity. Tại thời điểm viết bài này, giai đoạn đầu tiên của bản nâng cấp này chỉ có trên testnet, nhưng cơ hội staking có thể sẵn sàng cho Ethereum vào cuối năm 2020.

Ethereum là nền tảng ứng dụng thông minh và hợp đồng phi tập trung lớn nhất và phổ biến nhất thế giới. Vì vậy nó có khả năng là một trong những tài sản hàng đầu được lựa chọn để staking khi nó được ra mắt.

Những đồng được stake coin là gì

Các Altcoin phổ biến khác để staking bao gồm: EOS, Tezos, Tron, Cosmos, NEO, VeChain, Ark, Lisk, Loom, Decred, Stratis, ICON, Qtum, PivX cùng với một vài đồng tiền có vốn hóa thấp khác. Bài viết này sẽ khám phá việc staking một vài đồng tiền phổ biến sau đây.

Staking và phần thưởng của Ethereum

Như đã đề cập ở trên, Staking Ethereum chưa sẵn sàng nhưng dự kiến sẽ có vào cuối năm 2020. Bản nâng cấp đồng thuận Casper dự sẽ trở thành một trong những bước phát triển trông đợi nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử.

Sử chuyển đổi này sẽ thay đổi hoàn toàn nền kinh tế Ethereum. Vì bất kỳ ai sở hữu 32 ETH đều có thể stake để trở thành người xác nhận. Sự cân bằng phải được duy trì để ổn định sức khỏe mạng lưới.

Nếu các ưu đãi để stake quá thấp, mạng lưới sẽ không đạt được số người xác nhận tối thiểu cần thiết để duy trì. Còn nếu ưu đãi để stake quá cao, mạng lưới sẽ bội chi cho bảo mật và việc lạm phát sẽ gây bất lợi cho toàn bộ nền tính tế của mạng lưới.

Phần thưởng của việc staking là phần thưởng để mọi người góp Ethereum của họ vào mạng lưới. Đây là khoản thanh toán bằng ETH cho mỗi khối được xác thực thành công. Ước tính các khoản thanh toán này có thể như sau:

Stake coin Ethereum là gì
Phần thưởng cho staking Ethereum (giả thuyết) – Ethhub.io

Trên đây là những con số lý thuyết. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc phát hành.

Có khả năng các sàn giao dịch lớn sẽ cung cấp dịch vụ staking Ethereum. Các nhóm staking cũng sẽ hình thành để những ai không có đủ 32 ETH vẫn có thể tham gia.

Altcoin Staking

Để stake Ethereum cần phải chờ vài tháng nữa. Nên có nhiều cơ hội khác để kiếm phần thưởng từ việc stake các altcoin. Một số cũng đang phát triển nhanh chóng và phổ biến, cũng như tăng giá rất ổn định. Dưới đây là một vài giới thiệu ngắn gọn về các đồng tiền điện tử được staking nhiều nhất trong thời điểm hiện tại.

Tezos (XTZ) Staking/Baking

Tezos có lẽ là altcoin phổ biến nhất để staking tại thời điểm viết bài. Nó cũng là một trong những đồng tiền điện tử có mức tăng trưởng giá token tốt nhất trong nhiều năm. Tezos sử dụng một quy trình gọi là “baking”. Theo trang web chính thức từ Tezos, “baking” là hành động ký và xuất bản một block vào blockchain của Tezos. Các “bakers” đảm bảo rằng tất cả các giao dịch trong một khối là chính xác. Và đảm bảo thứ tự của các giao dịch đã được đồng thuận mà không có việc chi tiêu hai lần (double-spending) nào xảy ra.

Baking Tezos

Quá trình này nghe có vẻ phức tạp và có thêm nhiều thuật ngữ cần tìm hiểu. Cũng có một hướng dẫn toàn diện được viết ở đây. Để làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, các sàn giao dịch lớn như Coinbase và Binance cung cấp dịch vụ staking XTZ. Và những ai không hiểu nhiều về kỹ thuật vẫn có thể tham gia được. Và như thường lệ, họ vẫn nhận được một phần phần thưởng. Ủy quyền cho các “baker” cũng là một lựa chọn để kiếm tiền từ token Tezos. Và cũng có sẵn những nhóm “baking” như thế để bạn tham gia.

EOS staking

EOS gần đây gặp nhiều tranh cãi. Và phần lớn không được ủng hộ vì các vấn đề về tính tập trung hóa phát sinh từ cấu trúc và hệ thống ủy quyền PoS của họ. Staking EOS vẫn khả thi cho các cá nhân vì nó sử dụng tài nguyên tính toán và băng thông. Việc Staking EOS sẽ làm tăng hai loại tài nguyên. Đó là CPU và giới hạn NET. Hai thứ này là bắt buộc thể thực hiện các hành động trên blockchain của EOS. Cũng như các token khác, các sàn giao dịch cũng đang cung cấp dịch vụ staking sử dụng chính tài nguyên của họ thay vì của chủ sở hữu.

TRON staking

Tron Staking

Tron cũng sử dụng DPoS nhưng thay vì gọi là “bakers” thì họ đặt một cái tên khác là “Super Representatives (SR)” (nếu dịch ra tiếng Việt thì bạn có thể dịch là “siêu đại diện”). Các SR này có nhiệm vụ tạo khối mới và ghi lại các giao dịch. Đổi lại, SR sẽ nhận được phiếu bầu tương ứng và phần thưởng tạo khối. Quá trình này đơn giản bằng cách, token sẽ được tải và khóa lại trong ví liên quan, rồi một người xác nhận sẽ được chọn để trả thưởng tương ứng với cổ phần.

NEO Staking

NEO cũng được gọi là “Ethereum của Trung Quốc”. Nó chia sẻ những điểm tương đồng với Ethereum, như là hợp đồng thông minh và một nền tảng dApp, cũng như mang đến cơ hội staking. Mạng lưới NEO vận hành một token được gọi là GAS. Và chính GAS cũng được xem như phần thưởng để trả cho những người nắm giữ đồng NEO. Một khi họ gửi NEO vào một ví có khả năng staking, thì thu nhập tự động được nhận bằng GAS. Sự khác biệt ở đây là nó không sử dụng tài nguyên máy tính. Và cũng không ràng buộc số tiền tối thiểu để có thể staking kiếm lời.

NEO Staking và được trả thưởng bằng GAS

VeChain Staking

VET là một token khác cũng có thể staking để nhận thưởng. Hệ thống của VET cũng tương tự như các token khác. Chỉ cần gửi VET vào ví tương ứng là được. VeChain (VET) hoạt động như một loại tiền thanh toán cho các hoạt động kinh doanh. Và VeThor (VTHO) được sử dụng như một khoản phí để thực thi các hợp đồng thông minh cũng như các hoạt động mạng lưới. Có thể hiểu VTHO của VET cũng tương tự như GAS của NEO. Nên, VTHO cũng sử dụng như là phần thưởng staking cho những ai nắm giữ VET.

Các sàn staking coin là gì?

Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với các giao dịch tiền điện tử. Hay với các công việc như quản lý ví, bảo mật khóa riêng tư. Vì vậy các sàn giao dịch cung cấp cả dịch vụ staking ngay trên sàn của mình. Các sàn giao dịch lớn được liệt kê dưới đây cung cấp dịch vụ staking cho nhiều loại tiền điện tử khác nhau. Tuy nhiên, một số sàn chỉ hỗ trợ những dự án của đối tác họ. Một số khác thì phạm vi hỗ trợ rộng hơn.

Tất cả các dịch vụ staking trên sàn đều sẽ cắt giảm phần thưởng của bạn để chi trả cho dịch vụ. Chi phí staking dao động từ zero đến 25% (như Coinbase). Staking trên sàn Binance cũng đang được quan tâm rất lớn. Binance hiện đang là sàn có phạm vi hỗ trợ staking rộng nhất, đến 23 loại tiền điện tử khác nhau. Và lợi tức hằng năm cũng dao động từ 1% đến 16%.

Ngoài ra, cũng có một số nhà cung cấp dịch vụ staking mới ra mắt gần đây. Những cái tên này cũng cung cấp dịch vụ tương tự như các sàn chính, như là: Stake Capital, Stake.Fish, Staked, và Stakinglab.

Dịch vụ staking

Các pools Staking coin là gì?

Một lựa chọn khác để bạn kiếm thêm thu nhập thụ động từ staking là tham gia vào một staking pool. Điều này sẽ cho phép nhiều holder cùng với nhau kết hợp các tài nguyên tính toán, nhằm tăng cơ hội nhận phần thưởng khối.

Khái niệm Staking Pool có thể được hiển như một mining pool truyền thống. Các pool thế này vốn hoạt động theo nguyên tắc tài nguyên chung. Một người quản lý pool sẽ chịu trách nhiệm về một pool cụ thể. Và các staker có thể tham gia vào để cộng tác với những người khác cũng đang tìm kiếm một mục tiêu chung. Đó là một cơ hội để giành phần thưởng cao hơn.

Các staking pool thường mang lại lợi tức nhỏ hơn và các khoản thanh toán thuờng xuyên hơn. Lý do là vì phần thưởng phải được chia ra cho nhiều người tham gia trong pool đó. Ngoài ra, hầu hết các pool đều sẽ tính phí hoặc cắt giảm phần thưởng staking. Việc này cũng tương tự như các sàn. Nhưng bù lại, có thể loại bỏ những rào cản kỹ thuật mà nhiều người không thỏa mái.

Các ví Staking coin

Hầu hết các token hoạt động theo cơ chế PoS đều có ví staking riêng. Tuy nhiên cũng có một số ví hỗ trợ nhiều đồng tiền một lúc.

  • Atomic Wallet hỗ trợ hầu hết các tokens có khả năng staking ổn định nhất. Bao gồm: Tezos, Tron, NEO, Cosmos, VeChain, và Cardano. Atomic Wallet tuyên bố cung cấp dịch vụ staking phi tập trung với mức phí zero.
Atomic Wallet
  • Ngoài ra, một thay thế khác là Trust Wallet. Trust Wallet cũng là một nền tảng tương tự hỗ trợ một loạt các token có thể staking. Như là: Tezos, Tron, Cosmos, VeChain, và Algorand.

Cũng còn có một số ví khác, nhưng trên đây là hai loại ví staking phổ biến nhất tại thời điểm viết bài.

Những ví cứng như là Ledger cũng hỗ trợ nền tảng staking. Nhưng không phải tất cả những đồng tiền PoS nào cũng có thể staking ngoại tuyến bằng ví lạnh. Hầu hết các ví cũng đều cung cấp một máy tính staking. Mục đích để là người dùng nhập số lượng tài sản mà họ stake, và khung thời gian tương ứng để ước tính lợi nhuận.

Các tài nguyên về Staking

Khi Staking ngày càng phổ biến, thì nhiều tài nguyên liên quan cũng được tìm kiếm để phục vụ cho việc nghiên cứu những đồng tiền điện tử tốt nhất để stake. Hay để tìm hiểu tỷ giá và các nhà cung cấp dịch vụ có sẵn. Tại thời điểm viết bài, bạn có thể tham khảo một số tài nguyên như là:

  • Stakesrewards – nhà cung cấp dữ liệu cho các công cụ Staking và theo dõi sự tăng trưởng tiền điện tử.
  • Attestant.io – hướng dẫn chuyên sâu về hệ sinh thái Staking của Ethereum.

Tạm kết

Kiếm tiền tự động vẫn là một chủ nóng và được quan tâm lớn trong thị trường. Thông thường, bên cạnh việc giao dịch, các nhà đầu tư cũng áp dụng thêm cách kiếm thu nhập thụ động bằng hình thức staking như thế này. Trong bài viết này chúng tôi đã giải đáp mọi vấn đề liên quan tới stake coin là gì? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết về các ưu nhược điểm của staking coin là gì và từ đó có thể đưa ra quyết định cuối cùng là có nên staking coin hay không?

Không phải lúc nào kiếm tiền tự động hay kiếm Bitcoin miễn phí cũng dễ dàng. Bạn luôn cần phải bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu và đôi khi phải “thử sai”.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 3 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

images.jpeg
Quảng cáo
Quảng cáo là tên tác giả chung cho tất cả nội dung được tài trợ do các đối tác BeInCrypto cung cấp. Những bài viết này sẽ do bên thứ ba tạo ra vì mục đích quảng cáo, do đó chúng có thể không phù hợp với quan điểm của BeInCrypto. Mặc dù chúng tôi nỗ lực xác minh độ tin cậy của các dự án theo dạng này trước khi xuất bản nó nhưng những nội dung này chỉ nhằm mục đích quảng cáo và không được coi là lời khuyên tài chính. Người đọc được khuyến khích tiến hành nghiên cứu độc lập (DYOR) trước khi đưa...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ