Binz kết hợp cùng Tuniver ra mắt NFT âm nhạc và bộ sưu tập được bán trên nền tảng của Binance NFT.
Binz ra mắt NFT âm nhạc đầu tay
Mới đây, rapper Việt Nam Binz đã kết hợp với Tuniver để cho ra mắt bộ sưu tập NFT âm nhạc đầu tiên của mình. Theo đó, NFT âm nhạc của Binz sẽ được ra mắt dựa trên nền tảng Binance NFT với 4 cấp độ khác nhau. Tương ứng với 4 cấp độ đó là tỷ lệ chia sẻ phí bản quyền nhạc số của album “Don’t Break My Heart”.
Nhạc truyền thống thoái vị, NFT âm nhạc lên ngôi
Nhiều ý kiến cho rằng NFT có thể cứu cả ngành công nghiệp âm nhạc. Nghe có phân hơi phi lý nhưng trên thực tế, chúng ta có thể tin tưởng phần nào về nhận định này. Hãy cùng nhìn vào lịch sử phát triển của ngành âm nhạc, chúng ta sẽ thấy rõ hơn.
Nhiều năm về trước, thị trường âm nhạc tiếp cận người dùng thông qua các thể loại băng, đĩa. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn trong số đó giờ chỉ còn trong các bộ sưu tập của những người thích sưu tầm mà thôi. Sự gia tăng của hình thức phát nhạc trực tuyến đã đánh mạnh và làm sụt giảm doanh thu của phân khúc này.
Không chỉ dừng lại ở đó, thị trường cũng đã cho thấy những đổi thay đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là khi thu nhập từ các chuyến lưu diễn (trung bình chiếm khoảng 75% thu nhập của một nghệ sĩ) có dấu hiệu sụt giảm. Điều này càng hiện hữu rõ nét hơn khi đại dịch Covid-19 nổ ra khiến các buổi lưu diễn trở nên khó diễn ra hơn bao giờ hết. Bị thu hẹp bởi các nguồn doanh thu dưới tác động ngoại cảnh, việc tạo ra NFT âm nhạc và bán chúng trên các nền tảng số được xem như là một trong những giải pháp thay thế hữu hiệu nhất ở thời điểm hiện tại.
Trên thế giới, không khó để có thể tìm kiếm các NFT âm nhạc được ra mắt bởi các nghệ sĩ lớn. Lấy ví dụ, 3LAU huy động được 11.7 triệu USD trong cuộc đấu giá album Ultraviolet NFT. Hay Delphi Digital mua “The Disclosure Face” với mức giá 125 nghìn USD,… Như vậy, có thể thấy cách tiếp cận của Binz không mới, nhưng nó đã và đang trở thành một thứ gì đó độc và lạ tại thị trường Việt Nam.
Điểm lưu ý ở đây là có vẻ như thời điểm Binz lựa chọn ra mắt NFT âm nhạc của mình có phần chưa phù hợp cho lắm. Bởi lẽ, thị trường NFT nói chung đang chứng kiến chuỗi những ngày ảm đạm với mức sụt giảm doanh thu trầm trọng. Theo dữ liệu ghi nhận bởi Dune, khối lượng giao dịch trên OpenSea tính đến tháng gần nhất (3/2022) được ghi nhận ở mức gần 980 triệu USD. Trong khi đó, mức đỉnh trong lịch sử hồi tháng 1/2022 có khối lượng lên đến gần 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, cho dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì có vẻ như Việt Nam cũng đang đón nhận để dần bắt kịp với làn sóng mới toàn cầu. Theo một vài con số thống kê của Triple A, Việt Nam xếp hạng thứ 9 toàn cầu về số lượng người sở hữu Crypto. Hi vọng rằng điều này sẽ phần nào là một tín hiệu mừng cho các dự án về tiền điện tử nói chung và NFT nói riêng tại Việt Nam.
BeInCrypto Việt Nam sẽ có bài viết chi tiết giải thích về khái niệm NFT âm nhạc (Music NFT) trong các tuyến bài sau. Hãy tham gia nhóm Telegram của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.