Tỷ lệ lạm phát tháng vừa rồi tại Mỹ lên đến 6.2%, cao hơn mức 2% so với mục tiêu của FED. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng lên 0.9%. Liệu đây có phải là nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá trong thời gian gần đây của tiền điện tử?
Lạm phát tại Mỹ tăng lên 6.2%, chỉ số CPI tăng lên 0.9%
Lạm phát (inflation) hiểu một cách đơn giản là cùng với một lượng hàng hóa nhưng qua thời gian, người dân sẽ phải tốn nhiều tiền hơn để sở hữu được nó. Lạm phát cao có thể do sự gia tăng đột biến về nhu cầu, đồng thời với đó là tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Điều này sẽ thấy rõ nét nhất trong giai đoạn phục hồi của đại dịch Covid-19.
Chính phủ Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0.9% vào tháng trước. Mức này đã vượt xa dự báo tăng lên đến 0.6% hàng tháng. Với mức tăng này đã đưa tốc độ lạm phát trong tháng 10 vừa qua từ mức 5.4% lên mức 6.2%. Mức này đã vượt mục tiêu 2% được đề ra bởi Cục dự trữ liên bang và trở thành tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất kể từ tháng 11/1990.
Nhiều nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng trưởng trong thời gian gần đây của thị trường tiền điện tử một phần nhờ mức độ gia tăng lạm phát. Các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm đến các loại tài sản có khả năng sinh lời tốt hơn. Đây được xem như là một phần trong chiến lược chống lại vấn đề lạm phát vốn đang nóng lên trên toàn cầu.
Nhà đầu tư tìm đến các tài sản có khả năng chống lại lạm phát
Mặc dù tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao ngất ngưỡng nhưng theo lãnh đạo của FED, tình hình này chỉ là nhất thời. Tuy nhiên, với mức độ gia tăng liên tục trong những năm gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi ngờ về nhận định đó của FED. Như một hệ lụy tất yếu, họ đã tìm đến các tài sản được cho là có khả năng chống lại lạm phát. Trong đó, tiền điện tử và vàng là hai trong số những loại tài sản như vậy.
Hãy lấy thị trường tiền điện tử làm ví dụ. Dịch bệnh bắt đầu bùng nổ hồi đầu năm 2020. Thời điểm đó, vốn hóa toàn thị trường hiện đang dao động ở vùng dưới 400 tỷ USD. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vốn hóa toàn thị trường đã vượt 2.8 nghìn tỷ USD (tăng gấp 7 lần) trong hơn một năm.
Chỉ tính riêng Bitcoin (BTC), đầu năm 2020, giá BTC hiện được giao dịch ở mức dưới 9,000 USD. Tính đến thời điểm hiện tại, BTC đã phá đỉnh cũ được thiết lập hồi tháng 4/2021, đạt ATH tại mức 69,000 USD. Thật khó có một loại tài sản nào có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian ngắn đến như vậy.
Tương tự như Bitcoin, vàng cũng chứng kiến một mức tăng tưởng vượt bậc. Giá vàng hiện tại ở mức 1,860 USD/oz, tăng so với thời điểm đầu năm 2020 (ở mức 1,559 USD/oz). Mặc dù so với Bitcoin, mức tăng của vàng không quá lớn nhưng đây cũng là mức mơ ước với nhiều tài sản khác trong cùng thời kỳ đó.
Các nhà đầu tư đang tăng cường đầu tư vào Bitcoin hơn là vàng
Lạm phát được xem như là nhân tố thúc đẩy sự tăng trường của Bitcoin vàng thời gian qua trong khi các tài sản không mang lại lợi nhuận. Lợi tức dài hạn đối với nợ chính phủ đang có xu hướng thấp hơn. Điều này bất chấp các kế hoạch giảm mua trái phiếu của FED và lạm phát gia tăng. Động lực đó đã giúp thúc đẩy hoạt động mua vào các tài sản chẳng hạn như vàng và Bitcoin.
Với sức hút về mức độ tăng trưởng của mình, Bitcoin đang ngày càng khiến cho các công ty tin rằng nó là một hàng rào chống lạm phát lý tưởng. Mặc dù Bitcoin mới chỉ xuất hiện được hơn một thập kỷ nhưng các công ty đang ngày càng chú ý đến nó. Một số các công ty đại chúng lớn như Tesla, Square,… đều đưa Bitcoin trở thành một phần trong bảng cân đối kế toán. Rõ ràng, dưới áp lực mất giá của đồng đô la, Bitcoin đã trở thành một thứ giúp các công ty lưu trữ giá trị.
Theo một báo cáo từ các nhà phân tích của JPMorgan Chase vào tháng trước cho biết các nhà đầu tư đang tăng cường đầu tư vào Bitcoin hơn là vàng. Họ xem Bitcoin như vàng kỹ thuật số. So với vàng thật, Bitcoin có một nguồn cung cố định và nó đang ngày càng trở nên khan hiếm. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ, tốc độ tăng trưởng của Bitcoin hấp dẫn hơn vàng nhiều lần. Tốc độ tăng trưởng này đến từ việc vốn hóa Bitcoin thấp hơn đáng kể so với thị trường vàng. Nếu coi Bitcoin như vàng kỹ thuật số thì cũng có nghĩa là thị trường này còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Có thể thấy, Bitcoin không chỉ đơn thuần là một mạng lưới giao dịch ngang hàng giống như cách nó được mô tả trong whitepaper của Satoshi Nakamoto cách đây hơn một thập kỷ nữa. Ngày này, nó dường như đã chuyển đổi công năng và mục đích sử dụng. Với các nhà đầu tư, Bitcoin đang dần hình thành một loại tài sản giúp họ lưu giữ giá trị trong thời buổi lạm phát như hiện nay.
Còn bạn, liệu bạn có đang lưu trữ Bitcoin như một khoản đầu tư sinh lời cho dòng tiền của mình? Hãy cùng BeInCrypto thảo luận về vấn đề này trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.