Xem thêm

Dự luật cơ sở hạ tầng tại Mỹ ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tiền điện tử?

5 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Mới đây, hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng (Infrastructure bill) trị giá 1,200 tỷ USD. Nếu nó chính thức được ban hành thành luật, ngành công nghiệp tiền điện tử tại Mỹ có nguy cơ bị thụt lùi so với thế giới hay không?

Đôi nét về dự luật cơ sở hạ tầng tại Mỹ (Infrastructure bill)

Dự luật cơ sở hạ tầng lần đầu tiên được đề xuất bởi chính quyền tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

1. Tổng quan

Dự luật cơ sở hạ tầng (hay còn gọi là Infrastructure bill) được đưa ra nhằm mục đích cải thiện mạng lưới giao thông quốc gia và phạm vi phủ sóng Internet. Số tiền được đề xuất lên đến 1,200 tỷ USD. Và để bù đắp lại số tiền này, nguồn thu chủ yếu đến từ việc đánh thuế. Và một số hoạt động liên quan đến tiền điện tử cũng chịu thuế nếu dự luật này đi vào hoạt động.

Thoạt nghe thì có vẻ mọi thứ không có sự liên quan nhiều lắm. Tuy nhiên, có hai lý do tại sao tiền điện tử tại Mỹ lại được xem xét để đưa vào diện đánh thuế:

  • Thứ nhất, tốc độ phát triển của thị trường: Tính đến thời điểm hiện tại, vốn hóa toàn thị trường đã tăng lên 2.82 nghìn tỷ USD. Chỉ tính riêng Bitcoin (BTC) vốn hóa đã vượt qua các công ty tỷ đô tại Mỹ như Meta (Facebook) hay Berkshire Hathaway,…
Vốn hóa của BTC và ETH đã vượt qua nhiều công ty tỷ đô tại Mỹ. Nguồn: 8marketcap.com.
  • Thứ hai, quản lý chống rửa tiền: Với đặc tính không chịu sự kiểm soát của Chính phủ, tiền điện tử vẫn được coi là phương tiện yêu thích của những kẻ rửa tiền, tội phạm quốc tế,…

Theo như thông tin từ dự luật cơ sở hạ tầng, các “nhà môi giới” tiền điện tử sẽ là đối tượng bị đánh thuế. Tuy nhiên, điều này đã gây ra điểm bất cập trong quá trình áp dụng. Dưới đây là những thống kê được BeInCrypto tổng hợp lại.

2. Điểm bất cập của dự luật

Trong dự luật cơ sở hạ tầng có nhắc đến khái niệm nhà môi giới. Khái niệm này được đánh giá là khá rộng và có thể khiến bất kỳ ai tham gia vào thị trường này đều được quy kết là nhà môi giới. Điều đó có thể bao gồm cả nhà phát triển phần mềm, thợ đào, người xác thực giao dịch (transaction validator) và node operator,… Dự luật này bắt buộc các nhà môi giới phải báo cáo tất cả các giao dịch tài sản kỹ thuật số trị giá hơn 10,000 USD thông qua biểu mẫu thuế hàng năm của IRS.

Tuy nhiên, với tính chất đặc thù, rất nhiều thành phần trong số những nhà môi giới này không hoặc khó có thể thực hiện việc báo cáo này. Sự lựa chọn ngôn ngữ quá rộng này có thể có những tác động tai hại nếu không được thay đổi. Có rất nhiều tranh cãi đã xảy ra xoay quanh vấn đề này. Nhưng có vẻ như mọi thứ đã được ấn định sẵn. Thượng viện đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng này trước đó (10/8). Và mới đây nhất, hạ viện cũng đã chính thức thông qua.

3. Hạ viện đã chính thức thông qua

Hạ viện đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng sau khi giành được 228 – 206 phiếu bầu. Dự luật này sau đó sẽ được trình lên tổng thống Joe Biden để xem xét thông qua. Mặc dù có nhiều cuộc tranh cãi về khái niệm “nhà môi giới” đã được nhắc đến nhưng đã không có sự thay đổi gì xảy ra.

Như vậy, 2/3 chặng đường của dự luật đã được thông qua. Điều này có nghĩa là tỷ lệ dự luật được ban hành thành luật chính thức gần như sẽ chắc chắn xảy ra. Hãy thử phân tích xem điều này sẽ tác động đến thị trường tiền điện tử như thế nào nhé.

Dự luật này có kìm hãm sự phát triển của tiền điện tử tại Mỹ?

Xét về tổng quan, điều đó không tốt cho tất cả người dùng tham gia vào thị trường tiền điện tử. Thậm chí, nó đặc biệt tồi tệ đối với tài chính phi tập trung (DeFi). Về cơ bản thì quy chế sẽ không cấm DeFi hoàn toàn. Thay vào đó, nó áp đặt các yêu cầu báo cáo, theo cách thức hoạt động của DeFi. Điều này sẽ khiến những người tham gia không hoặc khó có thể tuân thủ. Như một hậu quả, việc không thể tiết lộ thu nhập liên quan đến tiền điện tử sẽ bị coi là vi phạm thuế và trọng tội.

Có vẻ như ngoài vấn đề thu thuế, Chính phủ Mỹ đang có những toan tính khác. Có một số điểm chính lý giải cho sự thống nhất về dự luật cơ sở hạ tầng này như sau:

  • Thứ nhất, bản thân Chính phủ Mỹ muốn bảo vệ các thực thể tài chính truyền thống như ngân hàng, tổ chức tín dụng. Việc buông lỏng thị trường này khiến cho các ngân hàng dần bị mất giá. Rất có thể trong tương lai, để các “nhà môi giới” nói trên tuân thủ đúng luật thì sẽ có hai khả năng. Hoặc là họ từ bỏ thị trường này. Hoặc là họ sẽ hoạt động thông qua các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính truyền thống.
  • Thứ hai, đây là cách để Chính phủ kiểm soát sự phát triển của tiền điện tử. Từ câu chuyện về stablecoin đến Bitcoin ETF, Chính phủ Mỹ luôn thận trọng trong vấn đề này. Họ sẽ tìm cách kiểm soát một cách tối đa nhất có thể.

Trong tương lai, dự luật này có thể sẽ được thay đổi. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng Chính phủ Mỹ đang cố gắng hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho thị trường này. Dù đó là những tin tức có phần tiêu cực nhưng xét ở một khía cạnh khác, đây lại là một tín hiệu đáng mừng. Ít nhất, Chính phủ Mỹ cũng đang dần công nhận sự tồn tại của thị trường tiền điện tử.

Hi vọng những thông tin trên đây đã mang đến cho độc giả của BeInCrypto những góc nhìn mới nhất về vấn đề này. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hay. Hãy tham gia nhóm Telegram của chúng tôi để cập nhật thường xuyên những tín tức mới nhất về thị trường nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ