Trusted

Quan điểm Bitcoin chống lạm phát liệu còn phù hợp?

8 mins
Bởi Vivian
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Các lập luận cơ bản và kỹ thuật cho thấy rằng Bitcoin là một biện pháp chống lại lạm phát.
  • Tuy nhiên, việc thị trường tiền điện tử đi xuống và có tương quan cao với các thị trường truyền thống đã làm suy yếu giả thuyết này.
  • Mối tương quan này mạnh nhất trong thời kỳ công bố các dữ liệu lạm phát, thất nghiệp hoặc tăng lãi suất.
  • promo

Sau hơn 13 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thị trường, quan điểm Bitcoin chống lạm phát liệu có còn đúng ở thời điểm hiện tại?

Tiền điện tử ngày càng tuân theo những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô. Thật không may, tỷ lệ lạm phát hiện tại ở Hoa Kỳ, Châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới lại đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường này. Dưới sức ép của suy thoái, giá tiêu dùng tăng và sức mạnh đồng fiat giảm đang khiến các nhà đầu tư tìm cách thoát khỏi lạm phát.

Từ trước đến nay, trong nhiều bài viết BeInCrypto đã đưa ra quan điểm về việc Bitcoin chống lạm phát. Sự phổ biến của Bitcoin (BTC) kết hợp với sức mua ngày càng suy yếu của các loại tiền fiat trong thời gian qua đã minh chứng rõ ràng hơn cho quan điểm này. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường gấu kéo dài nhiều năm, quan điểm Bitcoin chống lạm phát có lẽ sẽ cần phải được đánh giá lại.

Liệu rằng luận điểm rằng Bitcoin chống lạm phát vào năm 2022 có còn đúng? Mối tương quan với các thị trường truyền thống như cố phiếu công nghệ có khiến chúng ta coi BTC như một tài sản rủi ro khác không? Hay chúng ta nên quay trở lại câu chuyện từ thị trường tăng giá trước đó, rằng Bitcoin là vàng kỹ thuật số và là nơi trú ẩn an toàn của công nghệ blockchain? Hãy cùng BeInCrypto đưa ra quan điểm về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Bitcoin chống lạm phát: Tại sao lại có quan điểm này?

Tại sao Bitcoin nên được coi là một hàng rào chống lại lạm phát? Có ít nhất hai nhóm luận điểm ủng hộ cho luận điểm Bitcoin chống lạm phát. Cụ thể, nhóm luận điểm thứ nhất dựa trên 2 yếu tố:

  • Một là liên quan đến các thuộc tính cơ bản của Bitcoin. Không giống như tiền fiat, BTC có một chính sách tiền tệ minh bạch, không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức cá nhân hoặc ngân hàng trung ương nào. Bitcoin không thể được in vì tổng nguồn cung của nó đã được cố định ở mức 21 triệu BTC.
  • Hai là tỷ lệ lạm phát của Bitcoin vẫn ở mức thấp và ổn định, khoảng 1.8% mỗi năm. Lạm phát được xác định trước và không thể thay đổi. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát của Bitcoin giảm 4 năm một lần hoặc lâu hơn nhờ các lần Halving. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta có 3 lần Halving trong lịch sử 13 năm của Bitcoin. Tất cả đều làm giảm một nửa mức lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát của Bitcoin theo thời gian. Nguồn: bitcoinblockhalf.com
Tỷ lệ lạm phát của Bitcoin theo thời gian. Nguồn: bitcoinblockhalf.com

Không có tổ chức, cá nhân hoặc cá voi BTC nào có quyền thay đổi cơ chế hoạt động của Bitcoin. Chính sách tiền tệ của nó được bảo vệ bởi 2 yếu tố: Cơ chế mã hóa (blockchain) và sức mạnh của giao thức PoW.

Nhóm thứ hai cho luận điểm rằng Bitcoin chống lạm phát liên quan đến kết quả dài hạn của nó với tư cách là một đối tượng giao dịch. Có những tính toán chính xác nói rằng không ai mua BTC và nắm giữ nó trong 3 năm, 4 tháng và 4 ngày là thua lỗ cả.

Ngay cả khi xem qua lịch sử giao dịch BTC cũng giúp bạn dễ dàng xác định rằng xu hướng dài hạn là tăng giá. Bất chấp các thị trường gấu tàn bạo đã khiến giá BTC giảm 86% vào năm 2014; 84% vào năm 2018 và 75% vào năm 2022, Bitcoin vẫn được ví như “Phượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn”. Nó luôn tái sinh mạnh mẽ hơn và với mức độ tăng lớn hơn trong các thị trường uptrend sau đó.

Biểu đồ HODL Bitcoin. Nguồn: hodl.camp
Biểu đồ HODL Bitcoin. Nguồn: hodl.camp

Bitcoin chống lạm phát không bằng quả bơ

Bất chấp những lập luận trên, giả thuyết về việc Bitcoin chống lạm phát vẫn đang bị nghi ngờ. Lý do cho sự nghi ngờ này cũng đến từ chính thị trường gấu. Nó đã diễn ra từ cuối năm 2021, trong suốt năm 2022, đẩy giá BTC giảm đến hơn 75% so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH). Trên thực tế, Bitcoin đã giảm từ ngưỡng 69,000 USD vào tháng 11/2021 xuống mức thấp nhất hiện tại là 17,600 USD vào tháng 6/2022. Thậm chí, mức 17,600 USD chưa có gì đảm bảo là đáy trong mùa downtrend này.

Do đó, hầu như không có gì ngạc nhiên khi một số nhà đầu tư, họ là những người đã mua Bitcoin vào thời kỳ đỉnh của năm ngoái, sẽ chẳng cảm thấy vui vẻ gì, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tăng cao như hiện nay, với 8.2% ở Hoa Kỳ và 10.7% ở Châu Âu. Ngay cả những con số cao như vậy cũng còn cho thấy sự tích cực hơn so với mức giảm lên đến 75% của BTC.

Một số người dùng Twitter chế nhạo câu chuyện Bitcoin chống lạm phát bằng cách đặt Bitcoin lên bàn cân với các tài sản và hàng hóa khác nhau. Lấy ví dụ, @MacroAIf____ đã so sánh BTC với quả bơ và mạnh miệng tuyên bố rằng quả bơ vẫn là một biện pháp bảo vệ lạm phát tốt hơn so với Bitcoin.

Tương quan với thị trường truyền thống

Vậy tại sao bất chấp tất cả các lợi hiện có, hiệu suất chống lạm phát của Bitcoin lại thua trái bơ trong vài tháng qua? Lý giải cho điều này có lẽ xuất phát từ mối tương quan mạnh mẽ của Bitcoin với các thị trường truyền thống, đặc biệt là với cổ phiếu công nghệ. Những người ủng hộ Bitcoin hoàn toàn không hài lòng về điều này vì trước đây mọi người thường xem BTC như một tài sản không liên quan đến SPX hay NASDAQ.

Tuy nhiên, năm 2022 đã mang lại khá nhiều thay đổi. Trong năm qua, một mối tương quan chặt chẽ giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán đã hình thành, điều mà chưa từng được ghi nhận trước đây.

Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta thấy hệ số tương quan hàng ngày giữa Bitcoin so với chỉ số NASDAQ và SPX. Nó hầu như luôn ở mức tích cực và rất cao kể từ đầu năm 2022 (khu vực màu vàng). Mối tương quan với chỉ số NASDAQ của các công ty công nghệ vẫn ở mức 80% – 90% trong phần lớn thời gian của năm và với chỉ số SPX hiện khoảng 70% – 80%.

Mối tương quan giữa Bitcoin và chỉ số NASDAQ và SPX
Mối tương quan giữa Bitcoin và chỉ số NASDAQ và SPX

Hơn nữa, mối tương quan với thị trường truyền thống đặc biệt rõ ràng trong các thời điểm công bố dữ liệu kinh tế vĩ mô như mức độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp hoặc FED tăng lãi suất.

Điều này gần đây đã được chỉ ra bởi người dùng @VetleLunde, thông qua một đoạn tweet từ tháng 10/2022 về mối tương quan của Bitcoin với NASDAQ, SPX, vàng và DXY. Dựa trên những dữ liệu này, ông kết luận rằng các thị trường có mối tương quan đến nhau nhiều hơn trong khung giờ giao dịch của Hoa Kỳ và khi công bố dữ liệu lạm phát (ngày 13/10). Do đó, chúng ta thấy rằng các nhà đầu tư Hoa Kỳ hiện đang xem Bitcoin như một tài sản có rủi ro khác hơn là đánh giá Bitcoin chống lạm phát.

Mối tương quan giữa Bitcoin với các thị trường truyền thống, vàng và DXY. Nguồn: Twitter
Mối tương quan giữa Bitcoin với các thị trường truyền thống, vàng và DXY. Nguồn: Twitter

Mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đồng đô la

Nếu chúng ta xem Bitcoin có mối tương quan với cổ phiếu công nghệ thì hệ quả là các biến động của nó sẽ tỷ lệ nghịch với chỉ số đô la Mỹ (DXY). Thật vậy, nếu người ta so sánh các biểu đồ dài hạn của BTC và DXY, mối quan hệ nghịch đảo giữa chúng khá rõ ràng.

Tất cả các thời điểm giá Bitcoin tăng (màu xanh lá cây ở trên cùng) đều tương đồng với sự sụt giảm của DXY (màu đỏ ở phía dưới). Ngược lại, ở các thời điểm giá Bitcoin giảm cũng trùng hợp với sự gia tăng của chỉ số này. Mối tương quan này được thể hiện rõ nhất thông qua chỉ số ở dưới cùng của biểu đồ. Trong tất cả các thời điểm xu hướng có sự chuyển biến rõ ràng, mối tương quan hầu như là tỷ lệ nghịch (vùng màu xám).

Mối tương quan giữa Bitcoin và DXY
Mối tương quan giữa Bitcoin và DXY

Lạm phát là một hàng rào chống lại Bitcoin

Nhiều chỉ số on-chain cho thấy các nguyên tắc cơ bản của mạng Bitcoin vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hơn nữa, việc áp dụng Bitcoin trên toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng. Trong đó, các nhà đầu tư tổ chức trở thành tác nhân chi phối, đẩy giá Bitcoin.

Tuy nhiên, sự tham gia của công nghệ blockchain đi kèm với việc chấp nhận rằng Bitcoin đang trở thành một phần của tài chính toàn cầu. Và lúc này các yếu tố ảnh hưởng có thể khác với những gì mà “cha đẻ Bitcoin” Satoshi Nakamoto hình dung ban đầu. Do đó, mối tương quan chặt chẽ với các thị trường truyền thống hoặc nhận thức về Bitcoin như một tài sản rủi ro cao không hoàn toàn là điều gì đó không mong muốn.

Đây là một giai đoạn khác của tiền điện tử khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Theo thời gian, mức độ biến động mạnh của tiền điện tử và sức hấp dẫn đối với các nhà giao dịch sẽ suy yếu. Các đáy sẽ không quá thấp và các đỉnh sẽ không nhất thiết phải đạt được trong trạng thái hưng phấn hình parabol.

Một điều ấn tượng khác của Bitcoin là khả năng thích ứng và phù hợp với nhiều câu chuyện, giả thuyết khác nhau. Không chỉ là Bitcoin chống lạm phát, là vàng kỹ thuật số hay chỉ một tài sản có rủi ro khác. Bitcoin đã mang đến một loại tài sản kỹ thuật số mới, chưa được biết đến trước đây.

Mục tiêu của các loại tài sản kỹ thuật số này là cải thiện các cơ chế còn thiếu sót của các loại tiền fiat. Và ngay cả khi đôi khi có cảm giác như lạm phát là hàng rào chống lại Bitcoin, chúng ta cũng thường chỉ thấy cây mà không thấy được rừng. Và khu rừng Bitcoin hiện đang nổi lên.

Bạn nghĩ sao về quan điểm Bitcoin chống lạm phát hiện nay? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ