Trusted

CEO Nguyễn Phạm Tuấn Anh: Defily là dự án Defi hoàn toàn dành cho cộng đồng Crypto

6 mins
Bởi Vi Vi
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

BeInCrypto có dịp phỏng vấn một dự án về Farming khá mới vừa đạt được một mốc ấn tượng hơn 17 triệu đô TVL. Đó là Defily – một nền tảng Defi Crosschain cùng với nhiều sản phẩm khác nhau trong hệ sinh thái như Staking, Yield farming, IDO Launchpad, AMM (DEXs), Decentralized Lending,.. Defily hoạt động trên KardiaChain đầu tiên và sau đó họ sẽ dần dần  mở rộng trên các chuỗi các như Ethereum, Binance Smart Chain, vv

Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu về dự án thông qua buổi phỏng vấn với anh Nguyễn Phạm Tuấn Anh – CEO & Co-Founder của Defily.

PV: Là người vừa có background về quản trị doanh nghiệp khi có bằng MBA của trường Đại học Leipzig ở Đức, vừa có kinh nghiệm về technical, cơ duyên nào khiến anh quyết định chọn Blockchain mảng DeFi là thử thách mới?

Tuấn Anh: Xin chào Vi Vi, xin chào độc giả của BeInCrypto. Từ năm 2014, mình đã biết tới thị trường crypto với tư cách như là một nhà đầu tư cá nhân. Mình mua đồng BTC đầu tiên trên Virwox Exchange (đã ngừng hoạt động), khi đó BTC vẫn bị xem như là 1 loại tiền ảo chỉ được dùng để chơi game, mua vật phẩm ảo hoặc là dùng trên Dark Web.

Sau đó, mình cùng đội ngũ có làm một dự án công nghệ có tên là Tesse là nền tảng chia sẻ kiến thức trực tuyến với hoạch định chiến lược về công nghệ bao gồm nhiều mảnh ghép, trong đó có công nghệ blockchain. Vì vậy, từ những năm 2017, cả team đã cùng nhau tìm hiểu rất nhiều về blockchain cũng như bắt tay vào làm các dự án thực tế. Trend Defi mà thực chất là thuật ngữ DeFi bắt đầu xuất hiện từ khoảng giữa năm 2018 và trở nên rất sôi động kể từ 2020 – 2021.

Đội ngũ đã cùng hợp tác với nhiều startup mảng blockchain và đã từng outsource cho các công ty khác qua rất nhiều dự án mà phần lớn cũng tập trung ở mảng Defi đã giúp team của mình tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về mảng này. Đó là lý do mình quyết định thành lập TB Labs để chính thức tung ra các sản phẩm blockchain xoay quanh việc hệ sinh thái DeFi.

Xu hướng dự án DeFi dành cho cộng đồng

PV: DeFi đã không còn là trend nhất thời mà đã dần khẳng định là xu hướng của tương lai. Đặc biệt các dự án Farming đã thu hút sự quan tâm cũng như nguồn vốn lớn đổ vào thị trường. Vậy dự án Defily có khác biệt gì so với các nền tảng Farming khác?

Tuấn Anh: Trong Defi cũng có rất nhiều mảng, và Defily bắt đầu từ Farming trước bởi Farming là hướng dễ dàng nhất trong việc phát triển cộng đồng. Có một số điểm đặc biệt của dự án Defily như sau:

Thứ nhất, Defily hiện tại đang build trên KardiaChain, sau này sẽ mở rộng ra trên Ethereum, BSC nữa. Việc liên mạng sẽ hỗ trợ cho rất nhiều dự án khác nhau nhằm mở rộng cộng đồng cả ở Việt Nam và trên thế giới. Thao tác farming hiện nay còn khá phức tạp với người dùng nên team sẽ tập trung vào UX/UI để tạo ra sản phẩm thân thiện với người dùng, đó là ý nghĩa của cái tên Defily (Defi + friendly).

Thứ hai, Yield Farming chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong hệ sinh thái DeFi mà Defily đang xây dựng, bao gồm hệ thống gửi token tự động (Smart Vaults), nền tảng gọi vốn phi tập trung (IDO), giao thức cho vay ngang hàng phân tán (decentralized lending), sàn giao dịch phi tập trung (DEXs) và giao thức cho stablecoins, v.v.

Tiếp theo, điểm đặc biệt của Defily đó là dự án hoàn toàn dành cho cộng đồng. Bởi ngay từ đầu, đội ngũ dự án cũng không sở hữu một token nào. Ban đầu chỉ có 100 token được sử dụng gửi cho bên KardiaChain để test tính năng của mình. Vì vậy, đội ngũ cũng phải tự bỏ tiền ra và cùng Farm giống mọi người cho đến khi hệ thống Farm bắt đầu chạy.

Một điểm hay nữa là Defily hoạt động trên cơ chế DAO (tổ chức tự trị phi tập trung). Cộng đồng nắm giữ DFL – token quản trị sẽ có quyền biểu quyết những quyết định quan trọng liên quan đến dự án, ví dụ như chọn dự án nào tiềm năng để lên IDO Launchpad hay là đồng thuận trích kinh phí list token lên những sàn giao dịch lớn.

Defily còn có Community Treasury hay Defily DAO Treasury (chiếm 8% tổng cung). Treasury này cũng hoàn toàn thuộc về cộng đồng, là quỹ chứa lợi nhuận của dự án để trả thưởng cho cộng đồng. Cơ chế của IFO thì cũng giống như IDO, điểm khác biệt đó là tokens mà nhà đầu tư trả để mua IFO sẽ bị đốt đi vĩnh viễn.

Những rủi ro cần biết khi Farming

PV: Việc Farming mặc dù có thể đem lại lợi suất lớn, tuy nhiên để farm hiệu quả, nhà đầu tư phải có kinh nghiệm để tránh các rủi ro về bảo mật, Smart contract, Impermanent Loss, hoặc bị rút pool thanh khoản bất ngờ. Defily có cơ chế nào để hạn chế các rủi ro trên?

Tuấn Anh: Cá nhân mình cũng là người đã đi farming rất nhiều, và mất mát cũng rất nhiều. Defily không phải dự án đầu tiên mà mình làm, trước đó mình đã trải qua hơn 5 dự án mảng Defi khi làm outsources cũng như liên doanh với các đối tác. Hiện tại thì 5 dự án đó vẫn còn hoạt động và source code team cũng vẫn còn giữ. Vì vậy, đội ngũ dự án rất có kinh nghiệm và còn được đội ngũ KardiaChain kiểm định lại nên sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro về smart contract.

Thứ hai, bên mình sẽ educate (giáo dục) cộng đồng về những rủi ro về Impermanent loss, đồng thời sẽ cung cấp những bảng tính và cảnh báo để cộng đồng có thể so sánh. Từ đó họ có thể đưa ra những quyết định đầu tư của mình thật tốt.

Cuối cùng, về vấn đề rút pool thanh khoản. Việc này xảy ra khi một đội ngũ team hay cá mập nắm giữ lượng token lớn và bán xả lên sàn thì sẽ dẫn tới thanh khoản giảm đột ngột. Các nhà đầu tư nhỏ hoảng sợ và lần lượt bán tháo. Nhưng toàn team dự án Defily không có ai giữ lượng lớn token, phải tự bỏ tiền của mình ra để đầu tư và đi farm giống mọi người. Chính vì vậy, việc rút pool thanh khoản cũng được giảm thiểu.

Kiểm tra uy tín của dự án trước khi Farming

PV: Việc tham gia Farming đòi hỏi cần có kinh nghiệm và một chút tính toán để nhận được lợi nhuận hợp lý. Hiện tại người mới tham gia thường bị hấp dẫn quá mức bởi những Pool có APR cao mà thực sự chưa hiểu tại sao lại cao như vậy. Anh có thể chia sẻ một vài tips để người mới tham gia Farming một cách an toàn và hiệu quả được không?

Tuấn Anh: Thứ nhất, mình khuyên mọi người bước đầu tiên hãy đi check xem dự án đó có uy tín hay không, có tiềm năng hay không và đội ngũ của họ như thế nào. Một trong những cách để có thể kiểm tra nhanh đó là hãy nhìn vào sự tương tác của họ với cộng đồng, phản hồi của bên dự án có nhanh và chuyên nghiệp hay không với những câu hỏi hóc búa. Khi mà một đội ngũ team dự án tốt, có tầm nhìn dài hạn thì chắc hẳn họ sẽ nghĩ tới những vấn đề rủi ro đó rồi và sẽ sẵn sàng trả lời. 

Thứ hai, về vấn đề chọn pool, bảng tổng hợp Defily Pools của Defily có tổng hợp thông tin của tất cả các pool hiện tại của toàn bộ các dự án trên Kardiachain. Như số token nhận được, APR, token nhận thưởng là gì, thời gian của Pool… Từ đó nhà đầu tư có thể tự mình so sánh với những pool khác và đưa ra quyết định của mình.

Cuối cùng, mọi người hãy tham gia với số vốn phù hợp với bản thân, cân nhắc mọi rủi ro và tìm hiểu thật kỹ càng trong khả năng của mình, trên hết, đó là các quyết định tài chính cá nhân của riêng các bạn mà không ai nên đưa ra khuyến nghị hay lời khuyên.

BeInCrypto cảm ơn anh đã tham gia phỏng vấn. Chúc cho anh và toàn team sẽ chinh phục thành công cột mốc sắp tới 100 triệu TVL nhé!

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

ViVi_Profile.png
Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính từ trường Đại học Goethe Frankfurt, Đức, tôi có niềm đam mê về tài chính và đầu tư. Bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, chỉ số chứng khoán mỹ, tiền tệ cách đây 6 năm, cũng như là người làm về truyền thông cho các dự án blockchain.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ