Làn sóng khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ hồi đầu năm đã gây nhiều hoang mang và sợ hãi cho nhiều nhà đầu tư. Và đến nửa cuối năm 2023, làn sóng này dường như đang có dấu hiệu quay trở lại với quy mô rộng lớn hơn, không chỉ riêng nước Mỹ.
Sau đây là một vài quan sát từ BeInCrypto.
Lại thêm một ngân hàng ở Mỹ sụp đổ
Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) vừa tiếp quản toàn bộ số tiền gửi của Heartland Tri-State Bank vào 28/7 vừa qua, đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của ngân hàng này. Tổng tài sản mà Heartland Tri-State Bank đang quản lý là 139 triệu USD, trong đó có 130 triệu USD tiền gửi.
FDIC cho biết, họ đã ký một thỏa thuận với Dream First Bank (Syracuse, Kansas) để đảm nhận tất cả các khoản tiền gửi của Heartland Tri-State Bank. Chủ tịch Cơ quan Giám sát Ngân hàng tại Kansas (Mỹ) – David Herndon – cho biết Heartland Tri-State Bank đã mất khả năng thanh toán nhưng các ngân hàng khác ở Kansas thì không bị ảnh hưởng bởi sự việc này.
Sau hai năm liên tiếp, nước Mỹ không chứng kiến một vụ sụp đổ ngân hàng nào. Thì đến 2023, hàng loạt các ngân hàng mất khả năng thanh toán và sụp đổ gồm First Republic Bank, Signature Bank, Silicon Valley Bank, Silvergate Bank và mới đây là Heartland Tri-State Bank. Điều này khiến người ta đặt nghi vấn về sức khỏe của ngân hàng hiện tại đang ra sao?
Hồi đầu tháng 3, để cứu trợ các ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản, FED đã khởi động chương trình cho vay khẩn cấp. Và với chương trình này, một lượng tiền lớn đến 2,000 tỷ USD được bơm trở lại ngay khi FED đang trong quá trình thắt chặt định lượng. Cho đến nay, mức lãi suất đã được FED nâng đến biên độ 5.25 – 5.5%, cao nhất 22 năm qua.
Kết quả cuộc kiểm tra sức chịu đựng các ngân hàng Châu Âu mới đây thấy gì?
Không dừng lại ở Mỹ, các ngân hàng ở Châu Âu đang cho thấy cho thấy tín hiệu xấu trong cuộc kiểm tra sức chịu đựng của Cơ quan giám sát ngân hàng châu Âu (EBA). Cuộc kiểm tra này được thực hiện trên 70 ngân hàng Châu Âu, và kết quả cho thấy có 3 ngân hàng không đạt. Dù không nói rõ trên, nhưng vùng đệm vốn của 3 ngân hàng này đã hụt mất 496 EUR – tương đương khoản 546 tỷ USD.
Vùng đệm vốn là số số tiền dự trữ tài sản của ngân hàng để đối phó với các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng sẽ giữ một phần của vốn của mình (như tiền mặt, khoản tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương, các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt) làm vùng đệm vốn, nhằm đảm bảo rằng ngân hàng có đủ tài trợ để thỏa mãn các yêu cầu pháp lý và giảm thiểu nguy cơ phá sản trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc khó khăn tài chính.
Điều đáng chú ý trong kết quả này đó là, 8 trên 14 ngân hàng tại Đức có vùng đệm vốn dưới chuẩn trung bình của EU. Với sự thiếu hụt vùng đệm vốn, các ngân hàng này có nguy cơ mất thanh khoản và phá sản tương tự như những diễn ra ở Mỹ hồi đầu năm.
Trong khi đó, hôm 27/7 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục nâng lãi suất lên mức cao kỷ lục, 3,75%, tức ngang bằng với năm 2001. Không những thế, ECB còn bày tỏ khả năng lạm phát sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Lo ngại này khiến cho người ta hiểu rằng lãi suất sẽ chưa thể sớm hạ nhiệt.
Bạn nghĩ sao về khả năng một khủng hoảng ngân hàng mới quy mô lớn hơn có thể xảy ra? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram chat | Telegram channel | Facebook fanpage
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.