Trusted

Nhiều nhà đầu tư crypto Việt “dính rửa tiền” khi giao dịch P2P

3 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Nhiều nhà đầu tư crypto bị phong tỏa tài khoản, mời làm việc vì vô tình giao dịch với tội phạm rửa tiền.
  • Các nhóm lừa đảo từ Campuchia sử dụng USDT để chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.
  • Xác minh danh tính đối tác, chỉ giao dịch với tài khoản chính chủ, hợp tác với cơ quan chức năng nếu bị điều tra.
  • promo

Những thảo luận trong cộng đồng đầu tư tiền mã hóa tại Việt Nam gần đây cho thấy ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp bị liên quan đến tội phạm hoặc bị cơ quan chức năng điều tra vì giao dịch P2P có liên quan đến rửa tiền/lừa đảo.

Sau đây là một vài ghi nhận từ BeInCrypto về tình trạng này và những lời khuyên của những nhà đầu tư có kinh nghiệm.

Bị công an mời làm việc sau khi giao dịch P2P

Gần đây trong một nhóm facebook lớn về đầu tư crypto tại Việt Nam, một nhà đầu tư đã chia sẻ câu chuyện giao dịch P2P và thu hút được sự chú ý của cộng đồng với nhiều thảo luận có giá trị. Cụ thể, nhà đầu tư này bị cơ quan chức năng mời lên làm việc sau khi bán 6,000 USDT thông qua hình thức P2P.

“Cách đây một vài hôm em có bán gần 6000U chuyển khoản về tài khoản ngân hàng thì hôm sau em bị công an thành phố gửi công văn về phong toả tài khoản ngân hàng vì nghi ngờ dính líu đến đường dây lừa đảo. Em vừa gọi cho anh điều tra viên công bố công văn anh ấy bảo em thứ 2 lên giải trình về số tiền đó với cả người nhận. Anh ấy bảo người nhận là người lừa đảo ạ.” – Nhà đầu tư Phạm Minh Anh cho biết.

Sau khi Minh Anh chia sẻ câu chuyện của mình, nhiều nhà đầu tư khác cũng cho biết đã gặp phải trường hợp tương tự. Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên cộng đồng X và nhiều nhà giao dịch có kinh nghiệm bắt đầu đưa ra những giải thích cho tình huống như Minh Anh.

“Tội phạm rửa tiền bên cam (tức Campuchia) đang hoạt động rất mạnh bên P2P, anh em cực kì cẩn thận, vì cầm USDT là cách nhanh nhất thoát tiền khỏi Việt Nam, giao dịch với ai cũng cần chứng minh thư, chuyển tiền tài khoản chính chủ, nếu bên kia không đưa ra được, rủi ro liên quan tới tiền bẩn rất cao.” – Hoài Nam – Founder của Holdstation – bình luận.

Trong năm 2024, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh đã phát hiện và triệt phá nhóm các đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài tại Campuchia thực hiện hành vi thu mua tài khoản ngân hàng để cung cấp cho các băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ở nước ngoài. Tổng số tiền vi phạm pháp luật được giao dịch mua bán USDT do nhóm này thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 5/2024 là trên 1.1 tỷ USDT, tương đương trên 25 nghìn tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư crypto khi giao dịch P2P không ngờ rằng mình đang giao dịch với tội phạm rửa tiền đang sử dụng tài khoản ngân hàng đã bị rao bán. Nhiều nhà đầu tư còn bất cẩn, giao dịch P2P nhưng thiếu xác minh danh tính chính chủ.

“Đây là lý do tụi rửa tiền rất thích lên P2P để hoạt động bởi vì nó không bị KYC nên rửa hết tiền lừa đảo có ở VN, cầm usdt ra nước ngoài cao chạy xa bay .” – Nhà đầu tư Bi Cần Thơ cho biết.

Trở lại với câu chuyện của Minh Anh, nhiều bình luận từ những nhà đầu tư rơi vào huống tương tự đã đưa ra lời khuyên. Đó là cần giải trình đúng sự thật, hợp tác với cơ quan công an để chứng minh bản thân không tiếp tay cho lừa đảo, và chứng minh được số tiền đến từ đâu.

“Lên giải trình bình thường, chứng minh nguồn gốc số tiền không liên quan đến lừa đảo là được.” – Nhà đầu tư Nguyễn Bá Vượng cho biết.

Cơ quan Đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền (FATF) – Một cơ quan liên chính phủ được thành lập năm 1989 – đã liệt Việt Nam vào “Danh sách Xám” hồi tháng 6/2023. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền hồi tháng 10/2023 đã phát biểu rằng “Quyết liệt triển khai mọi biện pháp để trong vòng 2 năm đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách Xám.”

Đăng ký chuyên mục Bản tin tại BeInCrypto để cập nhật các bài phân tích, tin tức mới nhất về thị trường tài chính nói chung và tiền tiền đử nói riêng nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 2 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 2 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 2 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ