Xem thêm

Nên giao dịch USDT/VND thông qua các kênh OTC hay sàn P2P?

4 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Sau khi quy định bắt buộc xác thực sinh trắc cho giao dịch có hiệu lực, nhà đầu tư quan tâm hơn đến lựa chọn OTC hay P2P
  • Dù OTC hay P2P, rủi ro luôn tiềm ẩn khi chưa được pháp luật bảo hộ
  • Lựa chọn giao dịch qua OTC hay P2P chủ yếu dựa trên niềm tin
  • promo

Sau khi quy định bắt buộc xác thực sinh trắc cho những giao dịch chuyển tiền từ trên 10 triệu được áp dụng đầu tháng 7, nhà đầu tư Crypto ở Việt Nam bắt đầu quan tâm hơn đến việc lựa chọn kênh giao dịch USDT sao cho đảm bảo an toàn.

USDT/VND được xem như “cửa ngỏ” để dòng tiền chảy vào/ra thị trường. Sau đây là những cân đo ưu nhược của hai hình thức giao dịch USDT thường gặp ở Việt Nam, thứ nhất là thông qua các sàn P2P và thứ hai là thông qua các kênh OTC.

Xem thêm: Xác thực sinh trắc cho giao dịch từ trên 10 triệu ảnh hưởng ra sao đến các giao dịch Crypto ở Việt Nam?

Dù OTC hay P2P, rủi ro luôn tiềm ẩn khi chưa được pháp luật bảo hộ

Tiền mã hóa (hay Crypto) được truyền thông trong nước thường gọi là “tiền ảo” để phân biệt với tiền điện tử đã được định nghĩa. Tại Việt Nam, luật Phòng chống rửa tiền sửa đổi được thông qua hồi năm 2022 vẫn chưa đưa các tài sản ảo, tiền ảo (hàm ý tiền mã hóa) vào luật riêng.

Đến nay, ngoài việc cấm thanh toán bằng tiền ảo, Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về tiền ảo, cũng chưa chính thức coi tiền ảo là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ. Điều này khiến cho việc nhà đầu tư nắm giữ và giao dịch Crypto không được bảo hộ về mặt pháp lý khi có sự cố xảy ra.

Vào tháng 2/2024, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tài Chính xây dựng và hoàn thành khung pháp lý về loại tài sản này đến tháng 5/2025. Nhiệm vụ này càng cấp thiết hơn trong bối cảnh Việt Nam đã và đang nỗ lực để đưa mình ra khỏi “Danh sách Xám”.

Chính vì đang trong giai đoạn xây dựng luật, nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng các sàn P2P và các kênh OTC để chiếm đoạt số tiền mã hóa của nhà đầu tư. Mới đây nhất, công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố 4 bị can về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” qua hình thức truy cập trái phép tài khoản Binance của người dùng. Có thể nói, đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mà kẻ lừa đảo trên sàn giao dịch Binance bị truy bố đích danh bởi công an Việt Nam.

Lựa chọn giao dịch qua OTC hay P2P chủ yếu dựa trên niềm tin

Cần hiểu rằng cả hai hình thức này đều chưa được luật pháp bảo hộ, nên không thể khẳng định phương cách nào an toàn hơn. Lựa chọn của nhà giao dịch hoàn toàn dựa vào niềm tin với nhau. Đối với P2P, nhà giao dịch tin sàn P2P và đối tác giao dịch, đối với OTC, nhà giao dịch tin vào đối tác OTC.

Nếu xét chi tiết hơn, thì hai hình thức này có những ưu nhược như sau:

  • Đối với giao dịch P2P: Ưu điểm là giao dịch nhanh gọn nhờ có sàn làm trung gian. Nếu người mua lẫn người bán tuân thủ cẩn thận các bước giao dịch và luôn kiểm tra kỹ càng các con số trước khi xác nhận, thì khả năng cao giao dịch sẽ thành công. Nhưng với cách này, giao dịch thường được thực hiện trực tuyến thông qua ứng dụng ngân hàng. Nên người mua lẫn người bán không hề biết nhau. Người giao dịch ái ngại việc dòng tiền liên quan đến Crypto và không thể chắc người bán có đang rửa tiền bẩn hay không. Nếu giao dịch liên quan đến tiền bẩn, người giao dịch có khả năng bị khóa tài ngân hàng khoản theo quy định pháp luật.
  • Đối với giao dịch OTC: Ưu điểm của giao dịch OTC được chú ý gần đây đó là người mua và người bán không chỉ giao dịch trực tuyến mà có thể gặp nhau nếu muốn, tạo được sự tin tưởng đôi bên. Và sau khi luật xác nhận sinh trắc hiệu lực, nhiều nhà đầu tư giao dịch khối lượng lớn quan tâm hơn đến hình thức này vì nhiều kênh OTC chấp nhận “chuyển tiền mặt tận nhà”. Nhưng OTC lại không có bên thứ ba uy tín làm trung gian, do đó đối tác giao dịch phải là người có uy tín trong cộng đồng.

Trao đổi với Vnexpress, ông Cao Đăng Vinh, Vụ phó Pháp luật dân sự (Bộ Tư pháp) khẳng định hồi tháng 4 rằng Việt Nam không cấm tiền số, tài sản ảo. Nên nhà đầu tư không cần lo ngại việc mua và nắm giữ Crypto. Điều đáng ngại ở đây là rủi ro trong khi giao dịch.

Gần đây, giao dịch OTC được những nhà đầu tư khối lượng lớn ưu tiên hơn, còn giao dịch P2P thì được lựa chọn chủ yếu bởi nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đôi khi, nhà đầu tư không làm gì phạm pháp nhưng họ vẫn muốn tránh dòng tiền đi qua ngân hàng khi mà luật pháp về tiền ảo vẫn chưa rõ ràng.

Xem thêmViệt Nam có thể đánh thuế giao dịch Crypto và các tài sản kỹ thuật số

Bạn thường giao dịch qua OTC hay P2P? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 7 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 7 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 7 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ