Xem thêm

Triều Tiên bị cáo buộc dùng Hacker ăn cắp hơn 1.7 tỷ USD tiền điện tử từ các sàn giao dịch

3 mins
Cập nhật bởi Subin Van
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Hacker Triều Tiên tìm cách đánh cắp tiền điện tử trên khắp thế giới
  • Các vụ Hack và tấn công mạng là vấn đề gây tranh cãi
  • promo

Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin rằng Triều Tiên đã bị cáo buộc đánh cắp hơn 1.7 tỷ USD tiền điện tử từ các sàn giao dịch trong vài năm. Nước này đã và đang sử dụng hacker để nhắm mục tiêu vào nhiều cá nhân và công ty từ nhiều nơi trên thế giới.

Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin rằng Triều Tiên đã hack số tiền để phục vụ chương trình chính trị. Trong nhiều năm qua, hacker nước này đã đánh cắp 2 nghìn tỷ won tiền điện tử (1.7 tỷ USD). Các báo cáo cũng lưu ý rằng quốc gia bị trừng phạt nặng nề đang giữ tài sản trong thời gian dài. Họ đã lưu trữ dài hạn để tận dụng tối đa thay vì bán chúng ngay lập tức để lấy tiền mặt.

Hacker Triều Tiên tìm cách đánh cắp tiền điện tử trên khắp thế giới

Các cáo buộc nhắm vào sự kiện Triều Tiên đã sử dụng tin tặc để đánh cắp tiền từ các sàn giao dịch. Vào tháng 10/2021, Mỹ cũng đã chỉ ra rằng Triều Tiên đã làm điều này trong vài năm. Cụ thể, báo từ Hợp chủng quốc Mỹ ghi nhận như sau:

“Trong vụ kiện tịch thu này, chính phủ Mỹ đã phát hiện các tin tặc Triều Tiên đã âm mưu với các tội phạm rửa tiền khác để đánh cắp tài sản kỹ thuật số từ ba sàn giao dịch tài sản ảo. Số tiền trên được phân loại vào hành vi rửa tiền.

Về thủ thuật, tin tặc dùng cách gửi email có mã độc đến các nhân viên nội bộ. Sau đó, họ lợi dụng thông tin cá nhân để đánh cắp tài sản từ các sàn giao dịch. Tin tặc tại Triều Tiên cũng đang nhắm mục tiêu đến các sàn giao dịch ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Trong đó, nhiều sàn giao dịch tại Hàn Quốc, Slovenia, Indonesia và Mỹ có nguy cơ bị xâm nhập. Hơn nữa, các báo cáo nói rằng số tiền đã được sử dụng để tài trợ cho chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa đạn đạo. 

Đồng thời, Triều Tiên phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề được áp dụng. Quốc gia này đã phải dùng đến các chiến thuật mờ ám để tránh phạm lệnh trừng phạt. Do đó, tiền điện tử đã trở thành một công cụ chính trong nỗ lực này.

Nhưng Triều Tiên thường là quốc gia độc lập với bên ngoài và tập trung phần lớn vào lực lượng vũ trang. Về nhiều khía cạnh, vấn đề trên khiến nhiều quốc gia không chỉ Mỹ sẽ phải lo lắng. Mỹ cũng đã cảnh báo về các cuộc tấn công ngân hàng có thể xảy ra bởi Triều Tiên trong quá khứ. Những chứng cứ trên chứng tỏ mức độ nguy hiểm của tội phạm mạng tại Triều Tiên.

Các vụ Hack và tấn công mạng là vấn đề gây tranh cãi

Tổng kết 3 vụ hack đáng quan tâm nhất năm 2021
Ảnh minh họa

Các vụ trộm cắp hoặc tấn công bình thường đã là tệ nạn xã hội cần được phòng chống. Thì các vụ hack hoặc tấn công mạng cướp tài sản trên mạng càng nguy hiểm và khó xử lý hơn nhiều. Khi vốn hóa chảy vào thị trường ngày càng tăng, không có gì ngạc nhiên khi nhiều tin tặc nhắm vào lĩnh vực này.

Thông thường, các thị trường DeFI là mục tiêu chính của các hacker. Điển hình như nhiều giao thức mới đã nổi lên nhưng một vài trong số đó chưa được kiểm toán. Dĩ nhiên, nhà phát triển luôn nâng cấp hệ thống để gia tăng bảo mật và giải quyết các lỗ hổng. Nhưng nhiều sàn giao dịch có tính bảo mật cao vẫn không tránh khỏi thủ đoạn tinh vi của hacker.

Trong bối cảnh nhiều người dùng lo ngại về độ uy tin, nhiều nền tảng thông báo sẽ thưởng nếu phát hiện lỗi. Một ưu điểm là áp lực tài chính sẽ khiến nhà phát triển nhận thức về vấn đề bảo mật hơn. Nhưng ngược lại, món hời trên khiến những kẻ tấn công và hacker mũ trắng có động cơ để thông báo cho các nhóm về các hoạt động khai thác. Những kẻ tấn công hoặc tin tặc mũ trắng được bồi thường khi làm như vậy.

Bạn nghĩ gì về hacker Triều Tiên? Hãy thảo luận trên Telegram của Beincrypto.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

8b8708e04214893263b65ef55a8c801f?s=120&d=mm&r=g
Rahul N.
Rahul Nambiampurath là một nhà tiếp thị kỹ thuật số có trụ sở tại Ấn Độ, người đã bị thu hút bởi Bitcoin và blockchain vào năm 2014. Kể từ đó, anh ấy là một thành viên tích cực của cộng đồng. Ông có bằng Thạc sĩ Tài chính. Nếu quý độc giả có gì muốn trao đổi, hãy liên hệ qua gmail của Rahul.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ