Một câu hỏi muôn thuở đối với người họa sĩ và thiết kế nói chung là “Làm sao để bán được tranh?”, “Bán tác phẩm nghệ thuật của mình ở đâu?”. Cách đây một năm, vấn đề này rõ ràng còn ít lựa chọn. Nhưng đây đã là 2021, Các họa sĩ và nhà thiết kế chưa biết tạo NFT thì uổng quá! Vì sao?
Nỗi lo ai đó “chép tranh”, “đánh cắp chất xám”, “đánh cắp ý tưởng” sẽ không còn?
Trước khi nói tới việc bán được tránh, hay bán được tác phẩm design. Thì người họa sĩ và nhà thiết kế không ít lần bị kẻ cắp “hớt tay trên” sao chép lại công sức lao động của bạn và thu lời.
Nếu bạn là một nhà sáng tạo, và mãi lo lắng cho việc đi làm thủ tục đăng ký bản quyền và không an tâm tới sự an toàn ngay cả khi đã đăng ký. Thì lấy đâu ra năng lượng cho sự sáng tạo trong tương lai.
Thời buổi này khai sinh ta một khái niệm mới, giúp bạn giải quyết rốt ráo vấn đề này. Khái niệm đó là “Crypto Art”.
Crypto Art là gì?
Crypto Art là khái niệm chỉ về những tác phẩm nghệ thuật được mã hóa và xác nhận dưới dạng NFTs. Dĩ nhiên, bạn sẽ hỏi NFTs là gì? Hãy đọc một bài viết khác của chúng tôi về khái niệm này.
Crypto Art hoàn toàn có thể áp dụng cho cả những tác phẩm nghệ thuật “vật lý” như là tranh vẽ trên thực tế. Nhưng làn sóng này chưa mạnh mẽ bằng những “tác phẩm số”.
Ngoài ra, xu hướng sáng tạo trên máy tính ngày càng phong phú và gia tăng về số lượng tác phẩm. Một đoạn nhạc, một bản thiết kế 3D, một bức hội họa số, một logo, biểu tượng…ngày nay đều được làm trên máy tính vì nó dễ tiếp cận với công chúng và doanh nghiệp.
Vậy, thêm một bước nữa. Là bạn đem thành quả lao động đó, mã hóa nó. Làm cho nó được xác thực trên blockchain để với địa chỉ của riêng bạn. Sẽ không ai bàn cãi về chủ quyền của tác phẩm đó nữa. Đó là giá trị cốt lõi đầu tiên và Crypto Art mang lại.
Hai lợi ích lớn của Crypto Art không thể bỏ qua
Có những hoài nghi về giá NFT và về làn sóng FOMO đối với NFT. Có thể người ta đúng khi nói NFTs bị “sốt giá”. Có một giả định cần cân nhắc ở đây.
Nếu bạn không tạo NFT cho tác phẩm, một tiêu cực sẽ sanh ra. Là ai đó lấy tác phẩm của bạn và đăng ký xong thu lợi bất chính mà bạn không hay biết. Và hiện tại, luật pháp cũng chưa có luật nào cụ thể để xử phạt dạng ăn cắp này.
- Lợi ích thứ nhất: Nếu bạn tạo NFT cho tác phẩm ngay sau khi đó ra đời. Nó như một cách để bạn chứng nhận mình là tác giả trong không gian số. Người ta có download nó về hàng triệu lần cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì trên blockchain đã lưu trữ thông tin tác phẩm đó thuộc về bạn.
- Lợi ích thứ hai: Thị trường giao dịch NFT chưa khi nào sôi động như hiện nay. Đây là cách bạn tận dụng cơ hội để biết đâu có thể bán được tác phẩm với giá cao.
Bạn có thể xem qua, danh sách những NFTs đắt nhất đã được giao dịch. Quá nữa trong số đó là các Crypto Art.
Tự tạo NFT cho tác phẩm và bán nó ở đâu?
Hiện tại, không tốn quá nhiều chi phí để tạo NFT của riêng bạn. Và số lượng các nền tảng cho phép tạo NFT cũng như giao dịch NFT đã phong phú hơn. Có một vài cái tên gợi ý để bạn tìm hiểu như sau:
- OpenSea là gì? Cách tự bán NFT của riêng bạn trên OpenSea
- Async.art
- Rarible
- KnownOrigin
- Nifty Gateway
Chúc bạn bán thành công!
Trusted
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.