Xem thêm

Kế hoạch bồi thường sau vụ hack 130 triệu USD của Cream Finance

4 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Mới đây, dự án Cream Finance đã chính thức công bố kế hoạch bồi thường cho các nạn nhân của vụ hack trị giá 130 triệu USD vào ngày 27/10 vừa qua.

Kế hoạch đền bù sau thiệt hại từ Cream Finance

Đội ngũ của dự án Cream Finance đã chính thức xác nhận thiệt hại liên quan đến vụ hack trước đó. Theo đó, vụ hack của Cream Finance xảy ra ở phía mạng Ethereum v1, khối thứ 13499798, với tổng thiệt hại là 130 triệu USD. Đừng quên rằng, đây là lần thứ hai dự án bị tấn công chỉ trong thời gian 02 tháng. Thiệt hại lần trước “nhẹ” hơn khi chỉ dừng lại ở 25 triệu USD. Flash loan vẫn là kịch bản cũ được lặp lại nhưng mức độ sát thương ở lần này có vẻ cao hơn nhiều.

Sau khoảng 20 ngày để điều tra mọi vấn đề xoay quanh vụ hack, đến nay Cream Finance đã có thông báo chính thức về vụ bồi thường. Theo đó, dự án sẽ phân phối 1,453,415 token CREAM cho những người dùng bị ảnh hưởng. Theo chia sẻ từ đội ngũ phát triển dự án, số token này được tổng hợp từ hai nguồn:

  • Các token CREAM còn lại trong kho bạc ở thời điểm sau vụ hack.
  • Xóa toàn bộ phân bổ token CREAM còn lại cho nhóm phát triển dự án. Điều này có nghĩa sẽ không còn khoản phân bổ nào nữa cho team.

Những người dùng bị ảnh hưởng sau vụ hack sẽ được đền bù với số lượng token kể trên. Tuy nhiên, họ sẽ cần phải thực hiện xác nhận quyền sở hữu để có thể claim được các token CREAM mới này.

Hướng dẫn xác nhận quyền sở hữu token CREAM

Những người dùng bị ảnh hưởng có thể yêu cầu token CREAM của họ ngay tại thời điểm này. Để claim, người dùng truy cập địa chỉ https://app.cream.finance/claim để thực hiện. Quá trình claim này sẽ kéo dài trong vòng 1 năm kể từ thời điểm Cream Finance ra thông báo.

Những người dùng đã yêu cầu bảo hiểm đầy đủ thành công với Nexus Mutual hoặc Bridge Mutual sẽ không đủ điều kiện để claim CREAM trong lần này, trừ khi họ không được bảo hiểm chi trả 100%. Trong những trường hợp người dùng được bảo hiểm một phần, phân bổ CREAM của họ sẽ tương ứng với số tiền không được bảo hiểm.

Việc phân bổ CREAM cho mỗi tài khoản dựa trên vị thế thực của tài khoản đó (lượng cung và vay) tại thời điểm market v1 trên Ethereum bị đóng băng (số khối 13535273). Vị thế này sẽ được định giá theo khối trước khi khai thác. Người dùng sẽ nhận được số lượng token CREAM theo tỷ lệ dựa trên tổn thất của họ so với tổng thiệt hại. Token sẽ có thể nhận được trong 1 năm kể từ thời điểm thông báo.

Lưu ý, đối với những người dùng đã stake CREAM để nhận iceCREAM sẽ không có thay đổi nào, vì họ sẽ tiếp tục nhận được phân phối từ phí trên giao thức. Ngoài ra, cũng không có thay đổi nào đối với những người dùng đã khóa CREAM của họ trong các pool staking dài hạn.

Giá CREAM sụt giảm 46% sau thông báo này

Tại thời điểm thông báo chính thức này được đưa ra, giá CREAM đang dao động ở mức 85 USD. Ngay sau khi thông báo đưa ra, giá chứng kiến mức sụt giảm lên đến 46%. Tại thời điểm mình viết bài này, 1 CREAM hiện chỉ còn 55 USD. Như vậy, nếu tính từ đợt vụ hack xảy ra đến nay, giá CREAM đã mất tổng công 69% giá trị, rơi tự do từ mức 160 USD.

Biến động giá token CREAM. Nguồn: TradingView.
Biến động giá token CREAM. Nguồn: TradingView.

Theo ước tính, với 1,453,415 token CREAM được phân phối tại thời điểm thông báo, chúng trị giá khoảng 124 triệu USD. Chỉ sau một ngày, số tiền này hiện chỉ còn khoảng 80 triệu USD. Có vẻ như tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư nắm giữ CREAM vẫn chưa dừng lại.

Để trấn an điều này, đội ngũ dự án đã đưa ra một số biện pháp nhất định. Theo đó, họ sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển “ngân hàng sắt” (Iron Bank) bằng cách mở rộng cung cấp khoản vay từ giao thức này sang giao thức khác. Đồng thời với đó, họ cũng nghiên cứu sâu hơn vào các tài sản tổng hợp (synthetic asset) với hệ sinh thái và những token theo dạng kết hợp giữa Forex và Iron Bank.

Về mặt bảo mật, Cream Finance thông báo rằng họ đã thắt chặt chiến lược niêm yết token của mình. Giới hạn tài sản đảm bảo được triển khai trên tất cả các thị trường để tăng cường bảo mật. Ngoài ra, họ cũng sẽ đưa thêm các giải pháp giám sát và cảnh báo bổ sung cho giao thức.

Nếu bạn là một nhà đầu tư, liệu rằng bạn có còn thực sự tin tưởng dự án này? Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn trong nhóm Telegram chung nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ