Stablecoin tiếp tục trở thành xu hướng chủ đạo do việc sử dụng chúng trong việc giải quyết các khoản thanh toán xuyên biên giới. Trong quá trình này, nó đã đạt được một cột mốc mới về khối lượng giao dịch vào tháng 8.
Stablecoin đã trở thành một phần chính của DeFi sau khi ra mắt vào năm 2014. Việc sử dụng stablecoin trong các giao dịch xuyên biên giới rẻ hơn và nhanh hơn nhiều so với các hệ thống tập trung. Điều này đã dẫn đến khối lượng giao dịch stablecoin on-chain lên tới khoảng 866 tỷ USD trong suốt tháng 8.
Vào tháng 8/2021, thị trường tiền điện tử đã phục hồi trở lại từ một giai đoạn giảm giá bắt đầu vào 3 tháng trước đó. Trong thời gian này, BTC đã bị loại bỏ làm phương thức thanh toán cho các sản phẩm liên quan đến Tesla. Khối lượng stablecoin đến tháng 8/2022 đã tăng 86% so với con số 464 tỷ USD của tháng 8/2021.
Khối lượng stablecoin đạt ATH vào tháng 8
Vào tháng 5/2021, thị trường bị đình trệ ngay sau khi Ethereum (ETH), Internet Computer (ICP) và các tài sản kỹ thuật số khác đạt ATH. Khi các nhà đầu tư tìm cách thoát khỏi vị thế và “cash-out” tài sản, việc sử dụng stablecoin trở nên phổ biến hơn. Do đó, khối lượng on-chain vào tháng 5/2021 là khoảng 766 tỷ USD, dẫn đầu là Tether (USDT) với khối lượng giao dịch đạt 463 tỷ USD.
Một sự sụt giảm khác diễn ra vào tháng 5/2022, trầm trọng hơn do sự sụp đổ của stablecoin thuật toán, TerraUSD (hiện là USTC), cuộc đàn áp đối với tài sản kỹ thuật số của Trung Quốc và các quốc gia không thân thiện với tiền điện tử. Các nhà đầu tư chuyển sang stablecoin một lần nữa đã khiến khối lượng tăng đột biến lên khoảng 808 tỷ USD. Mặc dù con số này vẫn thấp hơn so với tháng 4, nhưng con số của tháng 5/2022 đã đánh dấu mức tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù khối lượng giảm xuống còn 668 tỷ USD vào tháng 7, nhưng khối lượng stablecoin đã đạt mức cao nhất là 866 tỷ USD vào tháng 8. Trong đó, USDC, USDT, DAI và BUSD chiếm phần lớn khối lượng.
Số lượng giao dịch tăng vọt
USDC có thị phần lớn nhất về khối lượng với khoảng 353 tỷ USD, tương ứng với 41% tổng khối lượng. Tổng số giao dịch trong tháng 8 là 1.8 triệu, tăng ~6% so với 1.7 triệu của tháng 7.
USDT đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 258 tỷ USD, chiếm 30% tổng khối lượng. Tổng số giao dịch cho tháng 8/2022 là 41 triệu, tăng 5% so với con số 39 triệu của tháng 7.
Khối lượng giao dịch đã điều chỉnh của BUSD trong tháng 8 là 21 tỷ USD, tương ứng với 2% tổng khối lượng. Số lượng giao dịch BUSD đạt 50.561 giao dịch.
DAI thăng hạng
DAI có khối lượng đạt ATH là 218 tỷ USD vào tháng 12/2021, giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022, chỉ vào khoảng 140 tỷ USD. Đóng góp 27% tổng khối lượng, stablecoin dựa trên Ethereum đã tăng trở lại 234 tỷ USD vào tháng 8.
Các stablecoin có phải là mối đe dọa đối với sự ổn định của nền tài chính tập trung không?
Khối lượng giao dịch lớn đã khiến ngành công nghiệp này gây được nhiều sự chú ý. Phát biểu trong một sự kiện tại Viện Brookings ở Washington, D.C., Michael Barr, Phó Chủ tịch Giám sát của Hội đồng Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang cho biết “Stablecoin cùng các loại tiền tư nhân không được kiểm soát khác có thể gây ra rủi ro về ổn định tài chính. Lịch sử cho thấy rằng trong trường hợp không có quy định phù hợp, tiền tư nhân có thể gây bất ổn tài chính và tiềm ẩn nguy cơ gây hại kinh tế trên diện rộng”.
“Tôi tin rằng Quốc hội nên khẩn trương làm việc để thông qua luật cần thiết để đưa stablecoin, đặc biệt là những loại tiền được thiết kế để phục vụ như một phương tiện thanh toán, vào bên trong vòng quy định” ông nói thêm.
Như vậy, nhiều khả năng stablecoin có thể bị giám sát với những quy định mới trong tương lai không xa.
Giám đốc điều hành Binance bày tỏ quan điểm
Phát biểu tại Tuần lễ Blockchain Binance Paris 2022 vào ngày 14/9, Chanpeng Zhao – Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của sàn giao dịch Binance, đã cho biết rằng quy định của Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) của Liên minh Châu Âu (EU) hơi khắt khe đối với stablecoin. Zhao cho biết: “Các dự thảo không thích hợp cho stablecoin dựa trên USD, vốn chiếm 75% tính thanh khoản trên thị trường.”
Đang tìm kiếm câu trả lời cho việc liệu stablecoin có phải là mối đe dọa đối với hệ thống tài chính toàn cầu hay không, BeInCrypto đã liên hệ với Slava Demchuk, Giám đốc điều hành của AMLSafe, PureFi và AMLBot, một chương trình chống rửa tiền (AML) thông qua kiểm tra ví tiền điện tử để tìm kiếm các quỹ bất hợp pháp.
“Stablecoin đã trở thành một phần thiết yếu của nền kinh tế tiền điện tử, cũng như nền kinh tế “cổ điển” ở một số quốc gia đang phát triển, bổ sung cho các phương thức thanh toán fiat. Stablecoin có những lợi thế rõ ràng cho người dùng như dễ dàng và rẻ để lưu trữ và chuyển nhượng, được gắn giá trị với tiền fiat (chẳng hạn như USD, rất quan trọng ở những nơi hạn chế tiếp cận với USD)… Tuy nhiên, một số loại stablecoin, chẳng hạn như các loại tiền thuật toán, gần đây đã tạo ra một thảm họa trên thị trường bằng cách thực sự rất “không ổn định” và gây ra hàng tỷ USD tổn thất cho cộng đồng. Vấn đề khác với không chỉ stablecoin mà tất cả các loại tiền điện tử là rửa tiền và tài trợ khủng bố, thực sự được thúc đẩy bởi sự dễ dàng mà chúng có thể được lấy và di chuyển,” Demchuk nói.
“Với suy nghĩ đó, tôi có xu hướng tin rằng stablecoin có lợi hơn là gây ra mối đe dọa cho hệ thống tài chính toàn cầu. Việc tiến hành các hoạt động bất hợp pháp bằng cách sử dụng stablecoin ngày càng trở nên khó khăn hơn, ví dụ như các token có thể bị đóng băng hoặc đưa vào danh sách đen. Sau đó, nhiều giải pháp AML tiền điện tử phân tích ví và giao dịch để cung cấp điểm số rủi ro và các nguồn/kết nối khiến cho những kẻ xấu không thể rửa hoặc giấu tiền,” ông nói thêm.
Demchuk kết luận “Hơn nữa, stablecoin có thể và sẽ được quản lý để bảo vệ người dùng khỏi sự sụp đổ như đã thấy gần đây. Cuối cùng, bản thân các stablecoin chỉ là các mã thông báo được hỗ trợ bởi một loại tiền tệ fiat (chẳng hạn như USD), điều này sẽ khiến một số quan chức của FED cảm thấy nhẹ nhõm”.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.