Acala network (ACA) là một dự án tài chính phi tập trung xuyên chuỗi (cross-chain) nhằm xây dựng một DeFi hub cho toàn bộ hệ sinh thái Polkadot.
Tổng quan về Acala network
Như trước đó BeInCrypto đã đưa tin, Acala network đã góp tên mình vào danh sách các vụ hack tiền điện tử. Vì một lỗ hổng liên quan đến việc cấu hình giao thức Honzon đã khiến hacker lợi dụng và in thêm lượng stablecoin aUSD trị giá lên đến 1.2 tỷ USD. Vậy vai trò của aUSD trong hệ sinh thái của Acala network là gì? Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn về Acala network trong bài viết dưới đây nhé.
Acala network là gì?
Acala Network là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) được xây dựng riêng trên hệ sinh thái Polkadot (DOT). Với tầm nhìn trở thành một DeFi hub của Polkadot, Acala được thiết kế để lưu trữ một loạt các ứng dụng tài chính trong thế giới Web 3.0. Giống như nhiều blockchain độc lập được xây dựng trên khung phát triển blockchain Substrate dành riêng cho Polkadot, mạng Acala hoạt động như một parachain trên Polkadot Relay Chain. Tại đó, người dùng có thể thực hiện các thao tác như stake, swap, lend & borrow…
Nói một cách dễ hiểu hơn thì mục đích chính của Acala là muốn tạo một nền tảng thay thế cho Ethereum (ETH). Nó tạo ra một nơi để người dùng có thể truy cập các dịch vụ DeFi hay các Dapp mà không phải gặp các vấn đề về mở rộng hay tiêu tốn phí gas. Thay vào đó, người dùng chỉ cần bỏ ra một khoản phí nhỏ để thực hiện các thao tác trên mạng lưới mà thôi.
Một số sản phẩm của Acala network
Stablecoin đa thế chấp Acala dollar (aUSD)
aUSD là một stablecoin được hỗ trợ bởi các tài sản mật mã thông qua giao thức Honzon. Giao thức Honzon là một giao thức được phát triển nội bộ chỉ để đúc aUSD bất cứ lúc nào người dùng gửi tiền điện tử làm tài sản thế chấp. Sau vụ tấn công hôm 14/8/2022, aUSD đã mất peg theo tỷ lệ 1:1 so với đồng USD. Và tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, aUSD vẫn bị de-peg và được giao dịch ở mức chỉ 0.89 USD. aUSD không phải là một loại stablecoin thuật toán duy nhất bị de-peg trong thời gian qua. Một vài cái tên đã được BeInCrypto nhắc đến như UST, USDD hay FEI.
Cách thức hoạt động của aUSD khá đơn giản, tương tự như các loại stablecoin khác. Khi người dùng gửi tài sản thế chấp, aUSD sẽ được đúc ra và mở một Collateral Debt Position (CDP). CDP này có giá trị tương tự như một tờ giấy ghi nợ. Khi CDP được trả lại, một lượng aUSD tương ứng sẽ bị đốt đi.
Liquid staking (Liquid DOT hay L-DOT)
Acala network là một mạng lưới sử dụng thuật toán PoS để đạt được sự đồng thuận và sẽ stake token để bảo mật mạng. Thông thường thì lượng token đem đi stake này sẽ không thể được sử dụng cho đến khi nào người dùng rút chúng ra khỏi mạng lưới. Điều này khiến hạn chế dòng tiền và làm gia tăng rủi ro bảo mật đối với mạng khi mà nhiều người sẽ quyết định rút tiền ra khỏi mạng để tham gia vào các giao thức cho vay nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn. Để giải quyết vấn đề này, Acala network giới thiệu một dịch vụ đặt cược lỏng (liquid staking).
Được triển khai trên Homa protocol, liquid staking cho phép người dùng stake DOT vào trong mạng và nhận về Liquid DOT (L-DOT). Sau đó, người dùng có thể sử dụng L-DOT này để tham gia vào các ứng dụng lending khác nhằm kiếm lời hoặc thậm chí dùng để mint aUSD. Khi lượng L-DOT này được trả lại thì cũng là lúc người dùng sẽ nhận về DOT của mình. Giải pháp tuần hoàn này giúp gia tăng tính thanh khoản và góp phần nâng cao tính bảo mật của hệ thống.
Sàn DEX theo cơ chế AMM
Mạng Acala đã triển khai DEX dựa trên AMM được tích hợp sẵn để người dùng giao dịch tài sản trong các pool thanh khoản. AMM cung cấp tính thanh khoản cho DEX và đảm bảo rằng tổng thanh khoản của pool vẫn giữ nguyên thông qua giao dịch tự động dựa trên thuật toán định giá. Với DEX, người dùng có thể hoán đổi mã thông báo ngay lập tức mà không yêu cầu sổ đặt hàng trong khi các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được các ưu đãi bằng cách cung cấp mã thông báo cho các nhóm thanh khoản.
Điểm thú vị là Acala DEX cho phép giao dịch bất kỳ loại tiền điện tử nào trên các blockchain được kết nối với Polkadot. Không giống như các AMM DEX dựa trên Ethereum, phí giao dịch trên Acala DEX cũng rẻ hơn nhiều và người dùng có thể trả phí bằng bất kỳ loại tiền điện tử nào.
Cả ba sản phẩm này đều sử dụng phí gas có thể được thanh toán bằng nhiều loại tài sản tiền điện tử khác nhau. Acala cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các dịch vụ này thông qua mạng thử nghiệm Acala Mandala trước khi chuyển sang mạng chính của Acala network.
Ngoài ra, Acala network cũng xây dựng máy ảo tương thích với Ethereum (VM) của riêng mình gọi là Acala EVM. Mục đích của nó là để hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng các Dapp được viết bằng ngôn ngữ mã hóa hợp đồng thông minh dành riêng cho Ethereum, và để đúc các tài sản hoạt động tương tự như các mã thông báo theo chuẩn ERC-20.
Điều gì khiến Acala network trở nên nổi bật?
Trên thực tế, tất cả những sản phẩm/dịch vụ hiện có của Acala network không phải quá mới mẻ trong lĩnh vực DeFi. Tuy nhiên, có vẻ như tổng hòa của các điều này đã tạo nên sự khác biệt cho Acala network so với các nền tảng khác. Cụ thể:
Một là về stablecoin, nếu vụ hack không xảy ra thì aUSD có thể đã là một trợ lực thúc đẩy sự phát triển của Acala. Tính đến thời điểm hiện tại, TVL của aUSD khoảng 1.03 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với DAI của MakerDAO (khoảng 6 tỷ USD). Tuy nhiên, bản thân MakerDAO gặp phải các vấn đề về khả năng mở rộng vì được triển khai trên Ethereum. Ngược lại, so với MakerDAO, Acala network được đánh giá là nhanh hơn khoảng 10 lần.
Hai là đối với liquid staking, Acala chỉ cung cấp DOT staking và chỉ cung cấp một loại trạng thái mã hóa thay vì hỗ trợ nhiều loại như các mô hình khác. Đây có thể là điểm mạnh chính của mạng lưới vì nó giúp tăng tính thanh khoản.
Ba là về DEX, nhờ có sự hiện diện của aUSD và liquid staking đã tạo lợi thế cạnh tranh cho Acala DEX so với các nền tảng khác như Uniswap chẳng hạn.
Bốn là khả năng tương thích. Mạng sẽ triển khai Máy ảo Acala Ethereum (EVM) tùy chỉnh để các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng tương thích với Ethereum và tạo tài sản tiền điện tử có chức năng tương tự như mã thông báo ERC-20 trên Acala. Ngoài ra, mạng chấp nhận các ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ lập trình phổ biến (biên dịch thành WebAssembly), điều này làm giảm tối thiểu rào cản đầu vào để phát triển ứng dụng.
Tokenomics
Vai trò của ACA token trong Acala network
ACA là token gốc của mạng Acala, đóng vai trò như một dạng token quản trị và tiện ích. Cụ thể:
- Người dùng sẽ trả phí giao dịch bằng ACA trên giao thức Honzon và Homa. Phí này sẽ trả cho những người duy trì Acala parachain kết nối Acala với Polkadot. Khi aUSD được hoàn trả để rút hoặc thanh lý tài sản thế chấp đã đặt cọc, ACA sẽ bị đốt cháy theo tỷ lệ để duy trì sự ổn định của tỷ giá aUSD và giá trị tài sản thế chấp. Người dùng cũng có thể trả phí giao dịch mạng trong ACA. Tuy nhiên, Acala có thể chấp nhận bất kỳ hình thức thanh toán phí nào.
- Chủ sở hữu ACA sẽ đề xuất các quyết định quản trị mạng, chẳng hạn như phí mạng, giao thức mạng, bầu cử thành viên hội đồng, nâng cấp mạng, tỷ lệ thế chấp, mức phí thanh lý… Trước khi phân quyền được thực hiện, quỹ Acala sẽ chỉ định các thành viên của Hội đồng chung trực tuyến để quản lý mạng lưới.
Cách để kiếm ACA
Acala network kết nối với mạng Polkadot thông qua hợp đồng thuê parachain. Vì dung lượng của Polkdot parachain có hạn nên các nền tảng đặt giá thầu để giữ slot trong parachain cho tối đa hai năm. Quá trình này được gọi là crowdloan. Trường hợp của Acala network cũng tương tự.
Người dùng sẽ cho Acala mượn DOT của họ và giúp Acala dành được slot trong cuộc đấu giá parachain đó. Đổi lại, người dùng sẽ kiếm được phần thưởng bằng ACA khi đặt DOT của họ vào Chuỗi chuyển tiếp (relay chain) của Polkadot để giúp Acala đảm bảo hợp đồng thuê parachain này.
Cơ chế phân bổ token
ACA có tổng cung tối đa 1 tỷ. Tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, đã có khoảng 487 triệu ACA đang lưu hành trong thị trường. Lượng token này được phân bổ dự kiến theo cấu trúc như hình dưới đây:
Lời kết
Không chỉ tham vọng trở thành một DeFi hub, Acala muốn thu hẹp khoảng cách giữa tài chính phi tập trung và tài chính truyền thống và trở thành trung tâm hàng đầu cho tài chính kết hợp hoặc “HyFi”. Một trong những cách họ có kế hoạch thực hiện điều đó là hợp tác với các công ty fintech và ngân hàng mới có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của Acala để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của họ.
Ngoài ra, vì Acala network là một hệ sinh thái tập trung vào stablecoin, nên việc tạo ra nhu cầu về aUSD ở cả bên trong và bên ngoài vũ trụ Polkadot là chìa khóa thành công của nó. Bản thân Acala cũng hướng đến việc tạo ra một hệ sinh thái phát triển mạnh với tất cả mọi thứ cần thiết như sàn giao dịch phi tập trung, trình tối ưu hóa lợi nhuận và thị trường NFT… Tuy nhiên, có vẻ như vụ hack liên quan đến aUSD vừa rồi đã trở thành một rào cản lớn, kéo dài lộ trình phát triển này của dự án.
Chúng ta hãy cùng xem Acala network có thể vượt qua được rào cản này để tiếp tục gầy dựng đế chế cho riêng mình không nhé. Hãy tham gia cộng đồng của BeInCrypto để cập nhật những thông tin mới nhất về dự án này nhé.
Telegram | Facebook fanpage | Facebook group
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.