Xem thêm

Polkadot DOT là gì? Khám phá tiềm năng của hệ sinh thái Polkadot

10 mins
Bởi Vivian
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

In Brief

  • Polkadot (DOT) là gì?
  • Polkadot giải quyết vấn đề gì?
  • Polkadot hoạt động như thế nào?
  • Lợi thế cạnh tranh của Polkadot so với các blockchain khác
  • Tiềm năng công nghệ của Polkadot
  • Tiềm năng khi đầu tư vào Polkadot

Nổi lên vào cuối tháng 8 năm 2020, Polkadot đã nhanh chóng được đánh giá là một trong những blockchain thế hệ mới mạnh nhất hiện nay. Với thiết kế mang tính cách mạng của mình, Polkadot đề xuất giải pháp cho các vấn đề về khả năng mở rộng, vốn đã đang cản trở các blockchain khác, dẫn đến mạng bị tắc và phí giao dịch cao.

Do đó, không mấy ngạc nhiên khi nó là một trong những dự án được mong đợi nhất hiện nay. Đồng coin gốc của mạng, DOT hiện đang đứng thứ 8 trong top những đồng coin có vốn hóa lớn nhất thị trường tiền mã hoá. 

Vậy Polkadot có gì đặc biệt? Và tiềm năng đầu tư của DOT đến đâu? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Polkadot (DOT) là gì?

Polkadot ra mắt vào năm 2016 và được điều hành bởi Web3 Foundation. Đội ngũ phát triển của Polkadot còn có nhiều kinh nghiệm với các hệ thống sổ cái phân tán, các giao thức blockchain (đặc biệt là Ethereum), mật mã và công nghệ ví. Theo đó, những người sáng lập của dự án là Gavin Wood, Peter Czaban và Robert Habermeier. Đặc biệt, Gavin Wood cũng là một trong những người đồng sáng lập Ethereum. Chính điều này đã mang lại uy tín và ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư trong những ngày đầu dự án mới ra mắt.

polkadot là gì

Chính vì vậy, sau khi ra mắt, Polkadot đã trở thành một trong những dự án blockchain phát triển nhanh nhất trong thế giới tiền điện tử. Đây là một dự án khá tham vọng nhằm kết nối các blockchains khác nhau thành một mạng duy nhất. Các blockchain kết nối với Polkadot được gọi là parachain vì chúng hoạt động song song và có thể truy cập các tài nguyên giao dịch thông qua công nghệ bằng chứng cổ phần của Polkadot. Theo đó, sự hợp nhất này sẽ giúp kết hợp điểm mạnh của các blockchain khác nhau và giảm thiểu điểm yếu của chúng. Ngoài ra, mạng Polkadot còn tập trung vào việc duy trì giao tiếp, chuyển giao giá trị và tổng hợp tính bảo mật của các blockchain.

Nhóm phát triển Polkadot

Để một dự án có thể phát huy hết tiềm năng cũng như duy trì được tốc độ phát triển, nó cần một đội ngũ đứng sau vừa có năng lực vừa tâm huyết với dự án. Đội Polkadot có những thành viên như vậy. Đứng đầu dự án là 3 nhà sáng lập:

  • Robert Habermeier: Ngoài vai trò là người sáng lập Polkadot, Robert còn là thành viên của Tiel Fellow. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain, hệ thống phân tán và mật mã. Robert cũng là một thành viên của cộng đồng Rust.
  • Gavin Wood: Gavin được biết đến rất sớm trong cộng đồng blockchain với tư cách là người đồng sáng lập và CTO của Ethereum. Ông là người tiên phong trong việc phát triển ngành công nghiệp blockchain với nhiều dự án lớn, chẳng hạn như Solidity, giao thức đồng thuận Proof-of-Authority và Whisper. Hiện tại, Gavin là một trong những người đồng sáng lập của Polkadot. Ông đã định nghĩa thuật ngữ Web 3.0 vào năm 2014 và là Chủ tịch của Web3 Foundation.
  • Peter Czaban: Ông là CTO của Web3 Foundation, nơi ông hỗ trợ sự phát triển của công nghệ phi tập trung thế hệ tiếp theo. Peter có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật của Đại học Oxford và đã làm việc trong các ngành quốc phòng, tài chính và phân tích dữ liệu, cơ sở kiến ​​thức phi tập trung, mô hình định lượng,…

Đối tác và nhà đầu tư của Polkadot

Trong danh sách các nhà đầu tư của dự án Polkadot có 14 cái tên. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như: Digital Finance Group, Monday Capital, Ledger VC,…

Theo nhóm nghiên cứu, Polkadot là một dự án dành cho các nhà phát triển. Mục tiêu của Polkadot là tạo ra một cơ sở hạ tầng Web 3.0, giúp kết nối các chuỗi công cộng và tư nhân, oracles, DApps và các dịch vụ để làm việc liền mạch với nhau. Và do đó, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các blockchain độc lập khác thành một Internet Web3 duy nhất.

Polkadot giải quyết vấn đề gì?

Giống như hầu hết các dự án tiền điện tử, Polkadot nhằm mục đích giải quyết các vấn đề phát sinh trên các blockchain thế hệ trước đó.

  • Khả năng mở rộng: Polkadot hoạt động như một mạng lưới đa chuỗi. Nó cho phép tất cả các giao dịch được thực hiện song song thay vì trong các chuỗi riêng lẻ. Quá trình xử lý song song này là một cải tiến đáng kể, cho phép loại bỏ vấn đề chính liên quan đến các blockchain.
  • Linh hoạt: Mặc dù tất cả các parachain được kết nối với relay chain, nhưng tất cả chúng đều có thể giữ các quy tắc, chức năng của riêng chúng.
  • Khả năng tương tác: Các blockchain khác nhau có thể chia sẻ dữ liệu và token của họ trực tiếp trên mạng Polkadot. Điều này giúp tạo ra những hệ thống tài chính khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính kết nối chung.
  • Quản trị: Cho dù cùng tồn tại trên một mạng chung là Polkadot, các cộng đồng vẫn có thể quản lý các chuỗi khối của họ một cách riêng lẻ và theo ý mình.

Polkadot hoạt động như thế nào?

Một mạng blockchain thường bao gồm nhiều lớp. Do đó, để hiểu cách hoạt động của Polkadot, bạn cần hiểu chức năng của từng lớp và nguyên lý hoạt động của nó.

Cấu trúc mạng Polkadot gồm các thành phần như sau:

  • Chuỗi chuyển tiếp (Relay Chain): Lớp này chịu trách nhiệm bảo mật cho tất cả các chuỗi khối chạy trên cơ sở hạ tầng của Polkadot. Nó sử dụng một hệ thống các trình xác thực để xác nhận các giao dịch được thực hiện trên các blockchain được kết nối.
  • Parachain: Đây là những blockchain được kết nối với Chuỗi chuyển tiếp. Chúng chạy song song với nhau. Đó cũng là lý do tại sao chúng không làm gián đoạn hoạt động của nhau. Các blockchain này hoàn toàn độc lập. Chúng có thể sử dụng các quy tắc và quy định của mình và thực hiện các chức năng khác nhau. Các parachain có thể giao tiếp, trao đổi thông tin hoặc token của mình với nhau.
  • Parathread: Đây là những blockchain thỉnh thoảng kết nối với Chuỗi chuyển tiếp khi cần thiết.
  • Cầu nối (Bridge): Chúng cho phép mạng Polkadot giao tiếp với các mạng bên ngoài, ví dụ: Bitcoin.

Lợi thế cạnh tranh của Polkadot so với các blockchain khác

Dự án Polkadot được thiết lập để cách mạng hóa công nghệ blockchain. Theo đó, dự án có những lợi thế như sau:

  • Khả năng mở rộng không giới hạn: Polkadot có thể hỗ trợ vô số blockchain và cho phép chúng kết nối với nhau.
  • Cơ chế đồng thuận thích ứng (Adaptable Consensus Mechanism): Khi các blockchain khác nhau chạy trên các cơ chế đồng thuận khác nhau, nền tảng Polkadot cung cấp một cơ chế đồng thuận mở và có thể thích ứng để lưu trữ chúng.
  • Giao dịch xuyên chuỗi (cross-chain): Cấu trúc của mạng Polkadot hỗ trợ việc chuyển giao giá trị giữa các blockchain khác nhau. Đây là điều mà các blockchain thế hệ cũ không thể làm được.
  • Cơ chế quản trị xác định: Polkadot có một cơ chế quản trị xác định, giúp loại bỏ một vấn đề lớn mà các blockchain khác phải đối mặt.
  • Khả năng nâng cấp linh hoạt: Polkadot có thể nâng cấp mà không cần phân nhánh (hard-fork) như các mạng lưới khác.
  • Bảo mật: Các blockchain kết nối với Polkadot có thể được bảo mật bằng một hệ thống bảo mật thống nhất. Điều này giúp bảo vệ các chuỗi nhỏ không có cơ chế bảo mật hiệu quả.
  • Phí giao dịch thấp: Polkadot tuyên bố họ có phí giao dịch thấp hơn so với Ethereum.

Tiềm năng công nghệ của Polkadot

Bây giờ, bạn đã có một ý tưởng rõ ràng hơn về Polkadot là gì và Polkadot được sử dụng để làm gì. Tuy nhiên, tại sao dự án này lại thu hút nhiều sự chú ý đến vậy? 

Khi các nhà phát triển cần tạo một hệ thống phi tập trung mới, họ sẽ phải bắt đầu xây dựng từ đầu. Điều này đôi khi là một sự lãng phí thời gian và nguồn lực. Ngoài ra, các hệ thống phi tập trung này có thể cạnh tranh lẫn nhau. Cũng đồng nghĩa với việc thời gian và các chuyên gia sẽ bị phân chia ra các mạng lưới khác nhau.

Tuy nhiên, mạng Polkadot cho phép các nhà phát triển làm việc trên tất cả các blockchain đang chạy trong mạng của nó. Và do đó, nó mang lại giá trị cho tất cả các blockchain.

Điều khiến cho Polkadot trở nên đặc biệt

Đọc đến đây, một số bạn có thể tự hỏi điều gì làm cho Polkadot trở nên đặc biệt? Như chúng ta đã nói ở phần đầu, Polkadot được biết đến là một mạng đa phân đoạn. Có nghĩa là nền tảng có thể dễ dàng xử lý song song một số giao dịch trên một số chuỗi, do đó cải thiện khả năng mở rộng.

Sử dụng khung Substrate, các blockchain tùy chỉnh có thể dễ dàng và nhanh chóng được phát triển và được kết nối với mạng chính của Polkadot, chỉ trong vài phút. Mạng cực kỳ thích ứng và linh hoạt, do đó cho phép chia sẻ chức năng và thông tin giữa những người tham gia tương tự như các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Không cần fork để loại bỏ lỗi hoặc triển khai các tính năng mới, Polkadot có thể tự động được nâng cấp.

polkadot

Ngoài ra, mạng Polkadot có một hệ thống quản trị tinh vi, hướng đến người dùng và cũng hoạt động tốt để bảo mật. Các cộng đồng có thể thay đổi quản trị blockchain của họ trên nền tảng dựa trên các điều kiện phát triển cũng như nhu cầu. Để loại bỏ các hành vi xấu và giúp duy trì và bảo mật mạng, người xác nhận và người đề cử, tất cả đều thực hiện một số nhiệm vụ.

Không chỉ vậy, để giữ cho mạng được bảo mật, mạng Polkadot sử dụng cơ chế Nominated Proof-of-Stake (NPoS) được đề cử để chọn người đề cử và người xác nhận, đồng thời tăng cường bảo mật chuỗi. Kế hoạch hợp lệ duy nhất này cho phép các chuỗi vẫn được quản lý độc lập và vẫn tương tác với nhau một cách an toàn theo cùng các quy tắc và quy định.

Sự khác biệt giữa Polkadot và Ethereum

Một số người dùng tin rằng mạng Polkadot tương tự như mạng Ethereum 2.0. Không hẳn vậy. Trên mạng Ethereum, các blockchain khác nhau không thể tương tác được với nhau. Còn mạng Polkadot thì cho phép tất cả các parachain có thể tương tác, giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với nhau.

Token DOT

  • Ký hiệu: DOT
  • Blockchain: Polkadot 
  • Vốn hoá: 42,484,900,756 USD
  • Nguồn cung đang lưu hành: 987,579,315 DOT
  • Tổng nguồn cung: 1,027,126,507 DOT

(Dữ liệu được cập nhật tại thời điểm viết bài)

Đồng tiền điện tử DOT có một số chức năng như:

  • Quản trị: Chủ sở hữu DOT có quyền điều hành nền tảng. Những quyền này bao gồm việc thay đổi phí mạng, đấu giá, cũng như lịch trình thêm parachain. Hơn nữa, chủ sở hữu cũng có ảnh hưởng đến việc nâng cấp, sửa lỗi và bảo trì hệ thống khác.
  • Dùng để trả phí: Khi các parachain có nhu cầu tương tác, truyền dữ liệu với nhau, hệ thống sẽ thu phí theo bằng DOT.
  • Staking: Chủ sở hữu DOT có thể staking lượng DOT của mình và nhận về phần thưởng nhất định.
  • Kết nối: Khi một parachain mới được thêm vào, một lượng token DOT cụ thể sẽ bị khóa lại. Khi parachain được gỡ bỏ, số coin này sẽ được mở khóa.

Nói cách khác, DOT cấp quyền cho tất cả các hoạt động trong mạng Polkadot.

Tiềm năng khi đầu tư vào Polkadot

Vào tháng 8 năm 2020, Polkadot được tung ra thị trường với giá 2.69 USD. Sau hơn 1 năm, tại thời điểm viết bài này, giá DOT đang dao động quanh khoảng 53 USD, tương đương mức tăng hơn 20 lần. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã  thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến DOT.

Một số nhà đầu tư coi Polkadot là bước tiếp theo trong việc cải tiến công nghệ blockchain, một mô hình có thể mở rộng. Và do đó, vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Đối với các nhà đầu tư, tiềm năng của dự án càng lớn thì nó lại càng có giá trị. Chưa kể, những người năm giữ DOT còn có quyền quản trị đối với toàn bộ nền tảng, bao gồm cả quyền biểu quyết về phí mạng, thiết lập hoặc xóa parachain, và nâng cấp mạng

Kết luận

Polkadot là một dự án được đánh giá là tiềm năng hiện nay. Đằng sau nó là những người sáng lập cũng như các nhà đầu tư và đối tác có danh tiếng và kinh nghiệm trong không gian tiền điện tử. Ý nghĩa của dự án cũng mang giá trị lớn lao, giúp kết nối các blockchain với nhau, tăng khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch nên rất phù hợp với các nền tảng DeFi đang hot hiện nay. 

Bạn có đang nắm giữ DOT không? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ