Trusted

Blockchain là gì? Những ứng dụng của blockchain trong đời sống

5 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Năm 2021 là một năm bùng nổ của tiền điện tử và công nghệ blockchain. Tuy nhiên, mọi người dường như đang quy chụp blockchain với tiền điện tử là một và điều này là một sai lầm lớn. Vậy công nghệ blockchain là gì và blockchain có thể ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Hãy cùng BeInCrypto điểm lại một số kiến thức cơ bản về công nghệ blockchain.

Blockchain là gì?

Nếu không tìm hiểu kỹ, mọi người đều cho rằng khái niệm “blockchain” cũng đồng nghĩa với “tiền điện tử”. Thực tế, khái niệm blockchain bao hàm tiền điện tử, vì nó là công nghệ đằng sau tạo nên Bitcoin hay tiền điện tử. Công nghệ blockchain còn có thể tạo ra nhiều ứng dụng hơn nữa không chỉ là tiền điện tử.

Công nghệ blockchain là một hệ thống dữ liệu phân tán ghi chép lại các dữ liệu, thông tin giao dịch. Thông qua các quy trình mã hoá, các ghi chép này được sao lưu đồng thời trên hàng nghìn máy tính thuộc hệ thống sổ cái phân tán.

Blockchain là gì

Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain dịch ra nghĩa là chuỗi khối. Đúng như tên gọi của nó, ý tưởng của blockchain là tạo ra các khối và xếp chồng lên nhau tạo thành một chuỗi. Các khối này lưu trữ một dữ liệu cố định nào đó. Một khi thông tin được ghi chép vào khối và được thêm vào chuỗi thông tin đó không thể thay đổi nếu không có sự đồng thuận từ các node trong mạng đó.

Mỗi khối có một dấu thời gian và nó lại liên kết với khối trước đó. Bất kỳ ai cũng có thể đọc danh sách các giao dịch này, nhưng để thay đổi bất kỳ dữ liệu nào, người dùng phải có một khóa cá nhân cụ thể mà không ai biết. Sau khi khóa cá nhân và khóa công khai khớp với một tập dữ liệu cụ thể, thì mọi thay đổi hay cập nhật sẽ được ghi vào một khối mới và chồng lên khối trước đó.

Cách thức hoạt động của công nghệ blockchain

Những vấn đề mà blockchain giải quyết

  • Công nghệ blockchain giúp loại bỏ “người trung gian”: Các cổng thanh toán trực tuyến như PayPal cũng yêu cầu người dùng phải kết nối với tài khoản ngân hàng để có thể xác nhận giao dịch. Với công nghệ blockchain thì quá trình xác nhận các giao dịch, xác nhận danh tính và xác minh hợp đồng được lưu trữ trong các khối và không cần bên thứ ba đứng ra để đảm bảo.
  • Các vấn đề về sự đáng tin cậy: Blockchain đem lại sự đáng tin cậy thông qua việc sử dụng hệ thống mã hoá có tính bảo mật cao. Để có thể truy cập mạng và thay đổi dữ liệu, hacker phải có máy tính sức mạnh tính toán tương ứng với hàng triệu máy tính hợp lại để giải quyết các bài toán phức tạp. Điều này nói lên, tính bảo mật của mạng sử dụng công nghệ blockchain rất mạnh vì vậy tạo nên sự đáng tin cậy mà không cần tới bên thứ ba giám sát.
  • Tính minh bạch: Các dữ liệu ghi chép trong khối đều được công khai và ai cũng có thể xem nhưng không thể sửa. Vì vậy, công nghệ blockchain giải quyết vấn đề về sự minh bạch trong ghi chép dữ liệu giao dịch.
  • Tính phân quyền: Blockchain là một hệ thống phi tập trung, không ai có thể kiểm soát những gì xảy ra và mọi thứ chỉ có thể thay đổi thông qua sự đồng thuận.
Ứng dụng của công nghệ blockchain

Ứng dụng của công nghệ blockchain

Khái niệm này lần đầu tiên được khởi xướng vào năm 2008 và sau đó được thực hiện vào năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto và nồi lên với đồng tiền Bitcoin. Đây là loại tiền kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề lặp chi (double spending) mà không cần máy chủ trung tâm. Các khoá được sử dụng để chuyển các khối chứa thông tin về giao dịch. Cách ghi chép dữ liệu giao dịch này loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba như ngân hàng. Nó cũng đảm bảo tính bảo mật vì bạn phải có khóa tương ứng để có thể chỉnh sửa bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trong sổ cái.

Công nghệ blockchain là gì

Các chức năng của ngân hàng như xác minh danh tính hay ghi lại các giao dịch đều có thể được thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn với công nghệ blockchain. Công nghệ blockchain bắt đầu được biết đến rộng rãi nhờ Bitcoin. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, blockchain còn có thể được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

  • Hợp đồng thông minh: Không chỉ ghi chép giá trị giao dịch, một khối còn có thể lưu trữ nhiều loại hình thông tin kỹ thuật số khác nhau. Nó có thể được ứng dụng để trở thành một dạng lưu trữ hợp đồng. Một hợp đồng ràng buộc mà không cần bên thứ ba đứng ra giám định. Hợp đồng đó sẽ bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng những gì đã ghi trong hợp đồng thì mới có thể đóng hợp đồng.
  • Internet of Things: Đây là khái niệm về việc các thiết bị đồ dùng xung quanh ta ngày nay đều được kết nối internet để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu giúp cải thiện cuộc sống của người dùng. Công nghệ blockchain mang đến cơ hội cho khả năng mở rộng và tích hợp hơn nữa.
ứng dụng của công nghệ blockchain
  • Gây quỹ: Công nghệ blockchain giải quyết vấn đề về sự minh bạch, thứ mà có lẽ hoạt động từ thiện đang rất cần. Với những scandal về không minh bạch trong năm 2021 vừa qua thì việc sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi các khoản tiền đóng góp của mình đã được sử dụng như thế nào một cách công khai là rất cần thiết.
  • Chăm sóc sức khỏe: Vì công nghệ blockchain rất an toàn và đáng tin cậy, nên đây là phương pháp hoàn hảo để ghi lại và lưu trữ thông tin nhạy cảm như dữ liệu chăm sóc sức khỏe.
Ứng dụng của công nghệ blockchain
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Khả năng theo dõi chính xác các quy trình với tính minh bạch rất hữu ích từ quan điểm sản xuất và tiêu dùng. Khách hàng có thể biết chính xác nguồn gốc của sản phẩm, giúp giảm thiểu việc mua phải hàng giả đồng thời giúp tạo nên sự uy tín cho doanh nghiệp sản xuất.

Tương lai của công nghệ Blockchain là gì?

Năm 2021 là một năm bùng nổ của công nghệ blockchain với việc ngày càng nhiều các công ty bắt đầu ứng dụng công nghệ blockchain để tạo ra độ tin cậy và tính minh bạch cao hơn trên các nền tảng kỹ thuật số của họ. Khi nhận thức tăng lên, có vẻ như công nghệ blockchain sẽ giải quyết các vấn đề và đem lại cuộc cách mạng cho nhiều ngành công nghiệp.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

jess-1.png
Jessica Lloyd
Jess tốt nghiệp tại Vương quốc Anh với bằng Sinh học và sau đó dành vài năm quản lý truyền thông cho các công ty ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Châu Phi và Đông Nam Á. Cô tin rằng thu hẹp khoảng cách giáo dục là một bước quan trọng trong sự hiểu biết chính thống về những gì các công nghệ mới nổi có thể cung cấp cho xã hội trên toàn thế giới.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ