Trusted

Mất bao nhiêu chi phí để tạo NFT trên các mạng blockchain?

7 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Chúng ta đã nghe nhiều về các bộ sưu tập NFT có giá lên đến hàng chục triệu USD. Liệu đã có bao giờ bạn tự hỏi để có thể tạo ra một bộ sưu tập đắt đỏ đó, người ta đã phải tốn bao nhiêu tiền? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn câu trả lời chi tiết nhất về vấn đề này. Thậm chí, BeInCrypto Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn mức phí để tạo ra một NFT trên một số mạng blockchain phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể là gì, hãy cùng theo dõi nhé.

Tổng quan về quá trình để tạo ra NFT

1. Mint NFT là gì?

Trước tiên, chúng ta sẽ dần làm quen với khái niệm mint NFT (đúc/tạo NFT). Hiểu đơn giản thì đây là việc bạn tạo một NFT và sau đó đăng ký nó trên một blockchain bất kỳ. Nghe qua thì có vẻ phức tạp như trên thực tế chúng ta đã có những NFT marketplace có thể hỗ trợ chúng ta làm được điều này. 

Mỗi tác phẩm nghệ thuật hoặc bộ sưu tập trở thành một NFT trên các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh, chẳng hạn như Ethereum, Solana,… Điều này sẽ liên quan đến việc sử dụng ví tiền điện tử blockchain và tiền tệ gốc của blockchain đó để thanh toán phí giao dịch. Tất cả các giao dịch blockchain đều yêu cầu một số phí gas nhất định. Điều này khuyến khích mạng xác minh và thêm giao dịch của bạn vào blockchain đó.

Ví tiền điện tử được sử dụng để mint NFT sẽ là thẻ vào cổng một bộ sưu tập, cho phép họ truy cập vào chuỗi khối. Hơn nữa, ví tiền điện tử cung cấp quyền truy cập vào mục NFT thông qua địa chỉ công khai và khóa cá nhân. Tùy thuộc vào blockchain và NFT marketplace được chọn để mint NFT, bạn có thể mong đợi các chi phí khác nhau.

2. Các chi phí liên quan để tạo ra một NFT

Khi nói đến chi phí để tạo một NFT, điều quan trọng cần nhớ là mỗi blockchain sẽ có những mức phí khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng ta sẽ cần phải trả một số loại phí sau đây:

  • Phí gas: Tất cả các hoạt động blockchain đều sẽ tốn mộ lượng phí gas nhất định.
  • Phí tài khoản: Điều này sẽ phụ thuộc vào NFT marketplace mà bạn lựa chọn.
  • Phí niêm yết: Một số nền tảng cho phép bạn mint NFT miễn phí nhưng vẫn có thể tính phí niêm yết NFT để bán.

Các blockchain khác nhau có các quy trình khác nhau và do đó, các khoản phí khác nhau. Ngay cả khi trên cùng một blockchain, chi phí của các NFT cũng có thể khác nhau phụ thuộc vào kích thước dữ liệu, chất lượng dự án, tốc độ giao dịch, thời gian đúc tiền, cũng như phí gas,… Hơn nữa, người tạo NFT cũng nên xem xét giá biến động của tiền điện tử, điều này cũng ảnh hưởng đến chi phí liên quan đến NFT. Do đó, giá để đúc một NFT dao động từ 1 USD đến 500 USD, và đôi khi chúng có thể cao hơn nữa. 

Điều quan trọng là phải xem xét ngày và giờ trong ngày để mint NFT của bạn. Ví dụ, đúc NFT có thể đắt hơn vào các ngày trong tuần, vì có nhiều hoạt động trên chuỗi hơn. Sử dụng logic này, việc tạo NFT vào cuối tuần có thể rẻ hơn, nhưng điều đó cần được kiểm tra cho từng ngày và thời điểm cụ thể.

Chi phí để tạo một NFT là bao nhiêu?

Hãy xem chi phí thực tế của việc tạo NFT trên thị trường. Bất kỳ ai cũng có thể tạo NFT và dễ dàng thiết lập tài khoản trên tất cả các nền tảng chính, chẳng hạn như OpenSea, Rarible hoặc Mintable. Tin tuyệt vời khác là tất cả các nền tảng này đều cung cấp ít nhất hai hoặc nhiều hơn hai blockchain để lựa chọn khi mint NFT.

Blockchain phổ biến nhất cho NFT là mạng Ethereum, vì nó là blockchain có thể lập trình đầu tiên, hỗ trợ đăng ký các mặt hàng kỹ thuật số. Nhưng ngày nay, người sáng tạo có nhiều tùy chọn hơn để lựa chọn, bao gồm Polygon và Solana. Tuy nhiên, hầu hết những người sáng tạo vẫn muốn chọn Ethereum vì lý do đơn giản rằng nó là blockchain đầu tiên cho NFT và điều này khiến nó trở nên phổ biến nhất.

Ethereum hiện đang trải qua một số cập nhật lớn để chuyển đổi sang Ethereum 2.0 nhằm giảm thiểu vấn đề tắc nghẽn mạng và giảm phí giao dịch. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì phí trên mạng Ethereum vẫn thuộc hạng đắt đỏ nhất trên thị trường. May mắn là bạn có thể lựa chọn một số blockchain khác để giải quyết vấn đề này. Và dưới đây là chi phí để tạo một NFT trên một số blockchain phổ biến.

1. Hai cơ chế để mint NFT

  • Regular minting: Đây là cơ chế thông thường, nghĩa là bạn cố gắng tạo ra một NFT trên một mạng lưới sau đó niêm yết lên các marketplace để bán. Cách làm này đổi lại bạn sẽ phải trả một lượng phí lớn, đặc biệt là trên mạng Ethereum. Và khoản phí này bạn sẽ phải trả trước bất kể NFT đó có bán được hay không.
  • Lazy minting: Đây là việc cho phép bạn đúc NFT mà không cần trả trước bất kỳ chi phí nào. Khi chọn chế độ này, quá trình thực sự đăng ký NFT của bạn trên blockchain sẽ không diễn ra cho đến khi NFT được mua. Trong trường hợp này, giá bán của NFT bao gồm chi phí đúc tiền. Về mặt hiệu quả, người mua chịu trách nhiệm đúc mã thông báo, không phải người tạo NFT. Với tính năng này, việc tạo NFT xảy ra muộn hơn, giảm nhu cầu về sức mạnh tính toán. 

2. Phí đúc NFT trên Ethereum

Trong quá khứ, có thời điểm mà một lần mint NFT phát sinh phí giao dịch từ 50 USD – 100 USD (thậm chí hơn) tùy thuộc vào thời điểm trong ngày và giá ETH. Các NFT marketplace phổ biến đã tìm ra cách giải quyết các khoản phí đó. Ngày nay, những người sáng tạo có thể đúc NFT trên Ethereum hoàn toàn miễn phí.

Nếu bạn muốn mint NFT trên Ethereum (ETH), bạn có thể sử dụng bất kỳ thị trường phổ biến nào, chẳng hạn như OpenSea, Rarible hoặc Mintable. Sau khi kết nối ví của mình, bạn có thể tạo NFT mới và trong quá trình này, bạn có thể chọn giữa đúc thông thường hoặc lazy minting.

3. Phí tạo NFT trên Polygon

Các nghệ sĩ kỹ thuật số có thể mint NFT trên chuỗi khối Polygon (MATIC), bằng cách sử dụng NFT marketplace như OpenSea. Tin vui là bạn có thể đúc và niêm yết NFT của mình hoàn toàn miễn phí nếu bạn chọn mạng Polygon để xử lý việc này. Có hai điều chúng ta cần lưu ý:

  • Không có chi phí trả trước để mint NFT trên Polygon. Điều này có thể thực hiện được vì nền tảng sử dụng cơ chế lazy minting. 
  • Tuy nhiên, nền tảng tính phí dịch vụ 2.5%, trừ vào giá bán của NFT, sau lần bán đầu tiên. Giá bán sẽ tính bằng ETH chứ không phải bằng MATIC.

4. Phí tạo NFT trên Solana

Với nhiều dự án được khởi chạy mỗi ngày, Solana (SOL) là blockchain phổ biến thứ hai cho NFT sau Ethereum. Xem xét phí gas Ethereum cao, Solana là một giải pháp thay thế hợp lý để mint ra các NFT. Việc đúc NFT trên Solana ngụ ý sử dụng ví hỗ trợ mạng Solana, chẳng hạn như ví Phantom. Bạn có thể chọn giữa các NFT marketplace phổ biến trên Solana hạn như SolSea, SolanaArt hoặc Magic Eden.

Việc tạo một NFT trên Solana sẽ phải chịu ba giao dịch blockchain gồm hai giao dịch phê duyệt để đúc và một giao dịch khác để đặt giá khi niêm yết NFT. Mỗi giao dịch có giá khoảng 0.00045 SOL. Nếu lấy giá 1 SOL = 95 USD thì mức phí này bằng 0.04 USD. Như vậy, tổng chi phí để tạo ra một NFT trên Solana có thể lên tới 0.00135 SOL.

Kết luận

Hiện nay, việc tạo một NFT không tốn nhiều chi phí như chúng ta vẫn nghĩ. Thậm chí, trên thực tế, nó có thể hoàn toàn miễn phí, nếu bạn chọn một nền tảng phổ biến như OpenSea, Rarible hoặc Mintable và chọn tùy chọn lazy minting.

Bạn đã sẵn sàng để tạo cho mình một NFT theo ý thích? Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết. Tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto Việt Nam để cập nhật những bài viết mới nhất về chủ đề này nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ