Trusted

Hop Protocol là gì? Những điều cần biết về tiền điện tử HOP

8 mins
Bởi Chris Adede
Đã dịch Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Hop Protocol là cầu nối giúp cho người dùng chuyển các token giữa những giải pháp mở rộng rollup với nhau.

Mạng Ethereum (ETH) hiện nay đã phát triển rất nhiều những giải pháp mở rộng quy mô (scaling solution). Mỗi giải pháp này đều có mã thông báo quản trị riêng. Tuy nhiên vấn đề chuyển tiền điện tử giữa Layer 1 và Layer 2 của các giải pháp này thường mất rất nhiều thời gian, qua đó gây ra sự bất tiện cho người dùng. 

Chính vì thế, Hop Protocol ra đời để cung cấp một cơ chế để hoán đổi mã thông báo giữa các giải pháp mở rộng quy mô Ethereum. Trong bài viết này, BeInCrypto sẽ mang tới cho bạn đọc những thông tin cần thiết về Hop Protocol là gì? Cách nó vận hành ra sao cũng như những điều cần biết về tiền điện tử HOP nhé.

Tổng quan về Hop Protocol

#1. Hop Protocol là gì?

Hop Protocol là một cơ chế chuyển mã thông báo qua mạng chia sẻ Layer 1 một cách nhanh chóng và không tin cậy. Nó cung cấp cho khách hàng một cầu nối mã thông báo hai nhánh cho mạng Layer 2 của Ethereum. Giải pháp này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng mã thông báo giữa giải pháp Layer 2 và một token quản trị của giải pháp mở rộng quy mô. Bên cạnh đó, Hop cũng đặt mục tiêu xây dựng một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) hướng đến cộng đồng, nhằm tìm cách nâng cao khả năng mở rộng của Layer 2.

Giao diện Hop Protocol
Giao diện Hop Protocol

#2. Hop Protocol hoạt động như thế nào?

Để thúc đẩy tốc độ diễn ra trơn tru giữa các Layer 2 khác nhau thì giao thức Hop đã tận dụng các Bonder. Khái niệm Bonder ở đây chính là người cung cấp thanh khoản để giúp giao dịch được tiến hành tức thì và sau đó họ sẽ kiếm được một khoản phí. 

Cụ thể, bonder phải stake tài sản thế chấp, tài sản này được sử dụng làm tín dụng cho các lần chuyển nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho lần tổng hợp (rollup) cuối cùng lên mạng chính Ethereum. Nói cách khác, các bonder này giúp nâng cao tính thanh khoản trên chuỗi đích để thực hiện chuyển tiền ngay lập tức cho người dùng thay vì phải chờ vài ngày nếu họ sử dụng các cầu rollup. Đổi lại, người dùng mất một khoản phí nhỏ (0.02%).

Về mặt kỹ thuật, người dùng sẽ gửi số lượng token tuỳ ý cho bonder trên chuỗi nguồn hay còn gọi là nơi bắt đầu trong quá trình chuyển tiền. Sau đó, bonder sẽ gửi số tiền này đến địa chỉ ví của người dùng trên chuỗi đích được chỉ định trước đó. 

Hop Protocol đóng một vai trò quan trọng trong các giao dịch. Nó là trung gian có nhiệm vụ đảm bảo rằng các bonder đã gửi token của người dùng. Vì rõ ràng rằng sẽ không có khách hàng nào cảm thấy hài lòng nếu token mà họ gửi cho bonder không thể đến được chuỗi đích. Bên cạnh đó, giao thức Hop cũng sử dụng một loạt token đặc thù có tên gọi là hToken. Các token này hoạt động như một kỹ thuật viên để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch được ghi lại chính xác.

#3. Điều gì khiến Hop Protocol trở nên đặc biệt?

Dưới đây là một số tính năng độc đáo của Hop Protocol cho phép người dùng kết nối các ERC-20 token:

  • Hop Protocol cung cấp một cầu nối để có thể chuyển tiền điện tử giữa các giải pháp rollup to rollup. Nó hoạt động thông qua các AMM để swap từng token cầu nối và canonical token tương ứng của nó trên các giải pháp rollup để gia tăng tính thanh khoản và khuyến khích tái cân bằng thanh khoản trên toàn bộ mạng. 
  • Giao thức Hop áp dụng cùng một mức độ bảo mật lên các giải pháp rollup cơ bản. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ không bao giờ có thể bị mất hoặc bị đánh cắp tài sản. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp xấu nhất là khi các bonder ở chế độ ngoại tuyến. Mặc dù vậy, người dùng sẽ chỉ gặp độ trễ tương đương với thời gian thoát của rollup.
  • Hop có một chiến lược hai nhánh để tạo ra cross-network token. Và bằng cách sử dụng AMM thì nó có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Khả năng kết nối của giao thức Hop đang trên đà phát triển vì nó hỗ trợ rất nhiều chuỗi đích. Tuy nhiên điều này bị hạn chế đối với mạng chính Ethereum và Layer 2. 
  • Tuy nhiên, Hop Protocol cũng có một số hạn chế trong khả năng chuyển tài sản cụ thể, vì hiện tại nó chỉ hỗ trợ 5 loại tài sản khác nhau.

#4. hToken là gì?

h-token là token cầu nối xuyên mạng lưới (cross-network) được chuyển từ các giải pháp mở rộng rollup đến với nhau và sau đó được xác nhận quyền sở hữu trên mạng Layer 2. Chúng cũng đóng vai trò là tài sản trung gian trong Hop Protocol. Đây chính là một cầu nối cho phép các giao dịch được swap mà không cần có sự chứng thực của bên trung gian. 

Người dùng cuối cùng không tương tác trực tiếp với hToken. Thay vào đó họ tương tác với các canonical token. Mỗi đồng coin cầu nối của Hop sẽ đại diện cho một khoản tiền gửi Layer 2 trong hợp đồng Hope Bridge Layer 2.

Lấy ví dụ, nếu bạn bỏ 4 ETH vào hợp đồng Hope Bridge Layer 2 thì bạn có thể đúc được 4 Hop ETH từ đó. Người dùng có thể đem Hop Bridge token để chuộc lại tài sản cơ bản của họ trên Layer 2. Sau đó Hop Bridge token được đổi trên Layer 2 ấy sẽ bị đốt. Chính vì thế một Hop Bridge token được chuyển từ giải pháp rollup này sang rollup khác sẽ bị đốt cháy và đúc trên rollup đích.

#5. Canonical token là gì?

Thuật ngữ canonical token là một dạng token đại diện cho những token trên Layer 1, thông qua các giải pháp cầu nối đã được chuyển lên Layer 2. Người dùng có thể gửi qua lại giữa token Layer1và token đại diện trên Layer 2 đó bằng cách sử dụng token cầu nối chính thức của Layer 2.

Chẳng hạn, mã thông báo DAI lớp 2 sẽ là canonical token của mã thông báo DAI lớp 1. Thông qua việc sử dụng token cầu nối chính thức cho lớp 2, người dùng có thể gửi qua lại giữa token lớp 1 và token lớp 2 đại diện cho những token lớp 1 này.

Ngoài ra canonical token còn có thể cung cấp cho người dùng tuỳ chọn chuyển đổi sang giao diện mã thông báo lớp 2. Ngay cả khi tồn tại nhiều token đại diện lớp 2 cho lớp 1 thì một ứng dụng sẽ thường nghiêng về token đại diện lớp 1 duy nhất. Lúc này, lợi ích tốt nhất của hệ thống là tương thích với nhiều ứng dụng khác khi triển khai. 

Mô hình canonical của các giải pháp rollup (ETH canonical/DAI canonical) là biến thể được thừa nhận rộng rãi nhất. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, canonical token được tạo bằng cách sử dụng token cầu nối gốc, trừ khi tồn tại token cầu nối lớp ứng dụng. Trong trường hợp này, phiên bản được tạo qua cầu nối lớp ứng dụng sẽ được chọn. 

Canonical token là gì?
Canonical token là gì?

Tổng quan về Hop Protocol token

#1. HOP token là gì?

Để hiểu rõ về Hop Protocol là gì, chúng ta cần phải nắm được cách thức hoạt động của các giải pháp mở rộng lớp 2. Cụ thể các giải pháp này tồn tại trên mạng chính của chuỗi khối hoặc lớp 1 và sử dụng các công nghệ khác nhau để tăng thông lượng và giảm chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, các giải pháp này vẫn duy trì tính bảo mật của chuỗi lớp 1 trong khi cho phép xử lý các giao dịch bổ sung. 

  • Khi bạn đang sử dụng Hop Protocol để chuyển token thì token mới được tạo ra gọi là hToken. 
  • Các token này sẽ cho biết vị thế hiện tại của bạn (hETH, hDAI…) và có thể được chuyển qua các chuỗi với chi phí rẻ hơn. 
  • Sau đó các hToken này sẽ được chuyển đổi thành các token trên chuỗi thích hợp và trao đến cho người gửi. 

Kỹ thuật chuyển đổi token này tránh truyền token trực tiếp và phụ thuộc vào proxy token (một dạng token được uỷ quyền) để giảm chi phí. Hop Protocol cũng cho phép gom token lại và staking chúng vào một số giải pháp mở rộng lớp 2. Điều này giúp người dùng nhận thưởng mà không cần chuyển token sang mạng chính. 

#2. HOP tokenomics

HOP token là mã thông báo quản trị của Hop Protocol. Nó cung cấp cho người dùng quyền bỏ phiếu để cân nhắc các ý tưởng như token nào có thể được giao dịch, sự bổ sung của giải pháp mở rộng lớp 2 và quản lý lượng tiền. Giá của HOP token ở thời điểm BeInCrypto viết bài này là 0.08 USD. Nguồn cung tối cả nó là 1 tỷ và việc phân phối token như sau:

  • Treasury: 60.5%.
  • Team: 22.45%.
  • Airdrop: 8%.
  • Investor: 6.25%.
  • Phát triển đội ngũ trong tương lai: 8%.

#3. Làm thế nào để mua được HOP token?

Tiền điện tử HOP có sẵn trên một số sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như SushiSwap hoặc Uniswap và đồng thời cũng có mặt trên các sàn tập trung như Kraken, MEXC và Bybit.

Lời kết

Hop Protocol đang giải quyết một vấn đề nghiêm trọng trong giải pháp mở rộng quy mô Ethereum. Nó có thể sắp xếp sử dụng những giải pháp mở rộng này để nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Bên cạnh đó, giao thức Hop cũng đang ấp ủ thực hiện một số ý tưởng mà thông qua thời gian chúng ta sẽ thấy được sự hiệu quả của nó. Có thể thấy Hop vẫn là một dự án đáng để theo dõi bởi nó quy tụ được các tính năng độc đáo có thể mang lại lợi ích an toàn cho toàn ngành.

Tham gia nhóm cộng đồng của BeInCrypto trên Telegram | Facebook fanpage | Facebook group để cập nhật thêm những bài viết về các dự án mới nhất trong lĩnh vực tiền điện tử nhé.

Các câu hỏi thường gặp

Hop Protocol là gì?

Hop Protocol sử dụng như thế nào?

Hop Protocol có token không?

hToken là gì?

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ