Xem thêm

SushiSwap là gì? So sánh giữa SushiSwap và Uniswap

6 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

SushiSwap là một sàn giao dịch tiền điện tử theo hình thức phi tập trung (DEX) giúp hoán đổi các loại tiền điện tử với nhau.

Tổng quan về SushiSwap

1. SushiSwap là gì?

Về cơ bản thì SushiSwap là một sàn DEX được xây dựng dựa trên cơ chế AMM (Automated Market Maker). Nó cho phép người dùng cung cấp các loại tiền điện tử khác nhau vào trong giao thức thông qua các pool thanh khoản. Sau đó, những người dùng khác có thể giao dịch hoán đổi các cặp đồng tiền với nhau trong chính các pool đó.

SushiSwap được ra đời vào mùa hè năm 2020 và là một bản fork của sàn DEX Uniswap. Ban đầu về việc xây dựng SushiSwap được thực hiện bởi Chef Nomi. Sau đó, đội ngũ này đã bổ sung thêm một thành viên là 0xMaki. Vào hồi tháng 9/2020, bản thân Chef Nomi đã lấy đi số lượng SUSHI (token gốc của SushiSwap) tương đương khoảng 38,000 ETH. 

Mặc dù sau đó số tiền này đã được trả lại xong Chef Nomi cũng đã không còn trong đội ngũ sáng lập của dự án. Chef Nomi đã buộc phải chuyển giao quyền kiểm soát cho Sam Bankman Fried, CEO của sàn giao dịch tiền điện tử FTX và quỹ đầu tư Alameda Research. Sau đó, Sam Bankman Fried đã chuyển key admin của mình sang cho chín người khác được cộng đồng lựa chọn ra.

Tính thanh khoản ban đầu của SushiSwap được lấy từ Uniswap. Nó làm điều này bằng cách sử dụng một phương pháp mới gọi là vamp attack. Hiểu một cách đơn giản thì nó là các chiến lược khuyến khích người dùng chuyển từ nền tảng Uniswap sang SushiSwap bằng cách thưởng cho họ thêm token SUSHI.

Mặc dù SushiSwap sử dụng mã code Uniswap, nhưng về cơ bản nó có một số điểm khác biệt về cách thức hoạt động. Ngoài việc phân phối phần thưởng bằng token SUSHI cho các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider – LP), thì những người nắm giữ SUSHI vẫn sẽ kiếm được phần thưởng sau khi họ ngừng cung cấp thanh khoản.

Ngoài tính năng swap token đơn thuần, SushiSwap còn có một số tính năng khác như staking, lending (với sản phầm Kashi) và mua các token mới ra mắt thông qua dịch vụ MISO, kết nối thanh khoản từ các sàn CEX (Mirin),…

2. Mức phí giao dịch trên SushiSwap

Mỗi giao dịch swap token trên SushiSwap, người dùng phải trả 0.3% phí giao dịch. Trong đó:

  • 0.25% phí sẽ dành cho các nhà cung cấp thanh khoản (LP) như một phần thưởng cho việc đóng góp vào pool.
  • 0.05% phần phí còn lại được chuyển cho những người stake SUSHI trong SushiBar (farm xSUSHI).

3. Nhóm thanh khoản (liquidity pool) trên SushiSwap

Nhóm thanh khoản là yếu tố cốt lõi của các DEX dựa trên AMM. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành LP và kiếm được phần thưởng (0.25% phí giao dịch). Phí này sẽ được chia cho các LP dựa trên tỷ lệ đóng góp của họ vào pool.

Ngoài việc nhận phí giao dịch, các LP còn được giao thức thưởng LP token. Lượng token này đại diện cho số tiền họ tham gia thanh khoản. Trong một số trường hợp, các LP này có thể được nạp vào Farm, quá trình này được gọi là yield farming. 

Token SUSHI của SushiSwap

1. Thông tin chung

  • Ký hiệu: SUSHI.
  • Chuẩn token: ERC-20.
  • Tổng cung: 250 triệu SUSHI.
  • Tổng cung đang lưu hành: 192,789,255 SUSHI (dữ liệu cập nhật ngày 17/3/2022).

SUSHI là token gốc của SushiSwap. Nó cho phép chủ sở hữu bỏ phiếu cho các đề xuất trên nền tảng. Ban đầu, SushiSwap triển khai một hệ thống phi tập trung để quản trị cộng đồng, thay vì hệ thống được sử dụng bởi Uniswap. Các quyết định quan trọng trong nền tảng sẽ được thực hiện thông qua bỏ phiếu. Các quyết định nhỏ hơn sẽ được nhà phát triển SushiSwap và đội ngũ thành viên quyết định.

2. Token SUSHI được sử dụng để làm gì?

SUSHI coin được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:

  • Stake SUSHI vào SushiBar để nhận về xSUSHI. Đây thực chất là các đồng SUSHI được mua trên thị trường mở từ lợi nhuận của sàn giao dịch. Hoạt động thị trường mở này tạo ra doanh thu thụ động cho các nhà tạo lập SUSHI và cũng tạo ra áp lực mua liên tục đối với loại token này. SushiSwap giao dịch khoảng 0.5 tỷ USD mỗi ngày. Điều này có nghĩa là với mức phí 0.05% kể trên, mỗi ngày những người stake SUSHI sẽ nhận về tổng 250.000 USD. Sau khi Shouyu ra mắt, những người nắm giữ SUSHI đã stake token cho xSUSHI cũng sẽ đủ điều kiện để nhận 2.5% với mỗi giao dịch NFT trên NFT marketplace.
  • SUSHI được dùng như là phần thưởng cho các hành động khai thác thanh khoản của người dùng.

3. Sàn giao dịch, ví lưu trữ và giá đồng SUSHI

  • Sàn giao dịch: Người dùng hiện nay có thể mua và sở hữu đồng SUSHI thông qua các sàn DEX như Uniswap, ApeSwap,… hoặc các sàn CEX như Binance, Huobi Global, MEXC Global,…
Một số sàn giao dịch token SUSHI
Một số sàn giao dịch token SUSHI
  • Ví lưu trữ: Là một token theo chuẩn ERC-20 nên SUSHI có thể được lưu trữ trên các ví hỗ trợ chuẩn này như MetaMask, MyEtherWallet,…
  • Giá token SUSHI: Tại thời điểm viết bài, SUSHI ghi nhận giao dịch ở mức khoảng 2.9 USD và vốn hóa thị trường là 388 triệu USD vì chỉ có khoảng 51% token đang lưu hành (~ 127 triệu SUSHI). Mức giá cao nhất SUSHI từng đạt được lên đến 23.38 USD vào ngày 13/5/2021.
Biến động giá token SUSHI
Biến động giá token SUSHI

So sánh SushiSwap với Uniswap 

SushiSwap là một nhánh của Uniswap, do đó nó thừa hưởng tất cả những điểm mạnh mà Uniswap sở hữu. Nếu Uniswap được xem là nhà dẫn đầu trong việc đổi mới lĩnh vực tạo lập thị trường tự động, thì SushiSwap lại có thể tạo ra các sản phẩm để cung cấp giải pháp giải quyết các vấn đề và đặc biệt tập trung vào việc đa tính năng nhằm nâng cấp và thay thế cho các tính năng hiện có.

Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng nhưng SushiSwap có một số khác biệt so với Uniswap như sau:

  • SushiSwap có phí giao dịch là 0.3%. Trong khi đó, phí trên Uniswap được chia theo ba mức phí 0,05%, 0,30% và 1%.
  • Uniswap đã kết thúc giai đoạn farming UNI của mình, nhưng yield farming SUSHI vẫn còn tồn tại với phần thưởng lên tới 100% APR.
  • SushiSwap cung cấp trải nghiệm giao diện người dùng khác biệt rất nhiều so với Uniswap.

Có nên sử dụng SushiSwap?

Theo DefiLlama, TVL của SushiSwap hiện ở mức 3.55 tỷ USD. Cái khó của SushiSwap là nó đang phải cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn khác như Uniswap hay PancakeSwap,… Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, SushiSwap vẫn là cái tên được đông đảo người dùng tiền điện tử ưa chuộng. Có vẻ như sau sự cố của Chef Nomi và dự án về tay của Sam Bankman Fried thì bản thân nó cũng có nhiều khởi sắc hơn. Hi vọng dự án sẽ có nhiều đổi mới trong tương lai.

TVL của SushiSwap. Nguồn: DefiLlama
TVL của SushiSwap. Nguồn: DefiLlama

Để cập nhật thêm các tin tức liên quan đến các sàn DEX hoặc tìm hiểu thêm về dự án SushiSwap, hãy tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto để đón nhận những bài viết mới nhất nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ