Trusted

Layer 2 Blast Network là gì? Những điều cần biết về giải pháp Optimistic rollup của Ethereum

9 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Blast Network là một blockchain Layer 2 của Ethereum. Nó khác biệt với các giải pháp L2 khác chủ yếu nhờ tính năng native yield.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Như chúng ta đã biết, là một mạng blockchain chạy hợp đồng thông minh lớn nhất hiện nay nhưng Ethereum (ETH) đang gặp phải một số vấn đề cố hữu trong nhiều năm qua liên quan đến việc giới hạn khả năng mở rộng và phí cao. Trong bối cảnh Ethereum vẫn đang nỗ lực để cải tiến, ví dụ như việc chuyển từ PoW sang PoS… thì tận dụng “cơ hội” này, một loạt các giải pháp Layer 2 (L2) ra mắt. Chỉ trong thời gian ngắn, TVL của toàn bộ các giải pháp L2 này đã đạt mức ATH với hơn 19.7 tỷ USD (theo L2Beat).

TVL của các giải pháp Layer 2. Nguồn: L2Beat
TVL của các giải pháp Layer 2. Nguồn: L2Beat

Được ra mắt từ cuối tháng 11/2023, một giải pháp L2 mới nổi đã nhanh chóng tích lũy được hơn 1 tỷ USD. Dự kiến ra mắt mainnet vào tháng 2/2024, giải pháp L2 này có tên gọi là Blast Network. Chương trình airdrop của Blast vẫn đang diễn ra và điều này được dự báo sẽ làm tăng thêm dòng tiền đổ vào nền tảng này. Vậy Blast Network là gì và nó có gì đặc biệt? Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

TVL của Blast. Nguồn: L2Beat
TVL của Blast. Nguồn: L2Beat

Tổng quan về giải pháp Layer 2 Blast Network

Blast Network là gì?

Trước hết, điều đầu tiên chúng ta cần nhớ là Blast là một giải pháp Layer 2 của Ethereum. Điều này có nghĩa là nó, cùng các giải pháp L2 khác như Arbitrum (ARB), Optimism (OP)… tập trung vào giải quyết các nhược điểm của mạng Ethereum mà chúng ta đã nói đến ở trên. Là một mạng tổng hợp lạc quan, Blast sẽ cung cấp thông lượng giao dịch cao hơn và phí rẻ hơn bằng cách gộp nhiều giao dịch (lên tới 10,000) và thực hiện chúng cùng một lúc, qua đó mang lại tốc độ giao dịch nhanh hơn và phí rẻ hơn.

Trong vai trò của một nền tảng L2, Blast cũng có một số đặc điểm chung sau:

  • Thứ nhất, Blast là một Optimism rollup: Trong bài viết về công nghệ Rollup trên các giải pháp L2 mà BeInCrypto đã chia sẻ trước đó, có hai loại hình chính mà chúng ta thường gặp là Optimism rollup và Zero knowledge rollup. Trong trường hợp của Blast, nó thuộc Optimism rollup. Như vậy, ở khía cạnh này Blast được xếp chung với Arbitrum, Optimism hay Boba Network…
  • Thứ hai, Blast tương thích với EVM: Vì tương thích với EVM, nên Blast sẽ cho phép các nhà phát triển triển khai các ứng dụng phi tập trung hiện có của họ từ mạng EVM vào mạng mà không yêu cầu thay đổi code. Nghĩa là các Dapp đã triển khai trên Ethereum sẽ được giữ nguyên khi được triển khai trên Blast, hay nói cách khác là bytecode sẽ không được sao chép hoặc dịch sang ngôn ngữ lập trình khác.

Vậy Blast có điều gì khác biệt so với các giải pháp L2 khác?

Ngoài hai đặc điểm thường thấy trên các giải pháp L2 như chúng ta vừa trao đổi, điều khiến nó trở nên khác biệt là đây là mạng Lớp 2 đầu tiên và duy nhất cung cấp lợi nhuận gốc (native yield) cho ETH và stablecoin, cùng với trợ cấp phí gas cho Dapp. Hãy cùng xem cách là Blast tạo sự khác biệt với native yield như thế nào nhé. Lưu ý, native yield ở đây khác với khái niệm real yield DeFi mà BeInCrypto đã giới thiệu trước đó.

Blast mang lại native yield trên ETH và stablecoin như thế nào?

Blast cung cấp lãi suất 4% cho ETH và 5% cho stablecoin gửi trên mạng (các stablecoin được hỗ trợ bao gồm USDT, USDC và DAI). Nó tuyên bố rằng tiền lãi đối với những tài sản này đang được cộng dồn. Hiểu đơn giản là số dư của bạn trên mạng tăng theo thời gian và tiền lãi áp dụng cho số dư hiện tại thay vì số dư ban đầu. 

Tính năng native yield được hỗ trợ bởi các rebase token hay các token có nguồn cung đàn hồi. Vậy rebase token là gì? Đây là những token hoạt động theo cách mà nguồn cung lưu hành của nó có thể thu hẹp/mở rộng do những thay đổi về giá token. Khi rebase xảy ra, nguồn cung token tăng hoặc giảm theo thuật toán, dựa trên giá hiện tại của mỗi token.

Giả sử chúng ta có một token bất kỳ có nguồn cung đàn hồi và nó đang được duy trì giá trị là 1 USD. Nếu giá trên 1 USD, cơ chế rebase sẽ làm tăng nguồn cung hiện tại dẫn đến giảm giá trị của mỗi token, từ đó đưa giá về lại 1 USD. Ngược lại, nếu giá dưới 1 USD, cơ chế rebase sẽ làm giảm nguồn cung, làm cho mỗi token có giá trị cao hơn. Đến đây thì nó có phần hoạt động khá giống với stablecoin mà chúng ta thường sử dụng.

Quay trở lại với tính năng native yield của Blast, nó được thiết kế để cho phép các tài sản trên tự động tạo ra lợi nhuận sau khi chúng được chuyển hoặc kết nối sang nền tảng Blast. Không có lợi suất tự nhiên trên mọi L1 và L2 khác. Cơ chế đằng sau việc tạo ra lợi nhuận này bao gồm hai thành phần chính: (1) đặt cược ETH và tích hợp các giao thức Treasury Bill (T-Bill) trên chuỗi

  • Đối với ETH, khi người dùng stake để hỗ trợ hoạt động và bảo mật của mạng họ sẽ nhận được phần thưởng bằng ETH. Lợi nhuận từ việc stake này được chuyển trực tiếp lại cho người dùng, cho phép số dư ETH của họ trên nền tảng tăng lên theo thời gian.
  • Đối với stablecoin, Blast sử dụng nguyên tắc tương tự nhưng thông qua một phương pháp khác. Khi stablecoin được đưa vào Blast, chúng sẽ tự động tham gia vào các giao thức T-Bill và người dùng sẽ nhận được USDB. Các giao thức này mang lại lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định. Lợi nhuận được tạo ra từ các khoản đầu tư sau đó sẽ được phân phối cho người dùng, làm tăng số dư stablecoin của họ trên nền tảng.

Blast DAO đóng vai trò gì về native yield?

Các nhà phát triển Blast tuyên bố rằng cấu trúc hoạt động của hệ thống native yield sẽ được trao cho cộng đồng khi Blast DAO đi vào hoạt động. Cộng đồng sẽ có thể bỏ phiếu để sử dụng các nhà cung cấp native yield của bên thứ ba hoặc các giao thức cung cấp native yield vốn cho trên Blast ngoài Lido Finance và MakerDAO.

Đội ngũ phát triển và nhà đầu tư của Blast Network

Đội ngũ phát triển của Blast cũng chính là đội ngũ đằng sau Blur NFT marketplace. Dự án được thành lập bởi Pacman, cá nhân có công tạo ra Blur, một thị trường NFT trên mạng Ethereum. Vì có liên quan đến Blur nên nhóm phát triển Blast đã thể hiện sự tập trung đáng kể vào NFT. Blast cũng giới thiệu tính năng khác như trợ cấp gas cho các nhà phát triển và NFT. 

Nó cũng được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm Paradigm và Standard Crypto. Dưới sự lãnh đạo của Pacman và một đội ngũ đến các trường đại học danh tiếng, Blast đặt mục tiêu cách mạng hóa lĩnh vực L2 bằng các dịch vụ độc đáo và công nghệ tiên tiến.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên mạng L2 Blast vẫn chưa chính thức ra mắt mainnet tại thời điểm BeInCrypto viết bài này. Thay vào đó, họ đã triển khai ví Multisig, cho phép nơi người dùng có thể nạp tiền trước vào tài khoản Blast, kiếm tiền lãi từ ETH và stablecoin, đồng thời kiếm được điểm Blast.

Lưu ý: Về thông lượng giao dịch và tỷ giảm phí, lợi thế so sánh của Blast so với các mạng L2 khác sẽ chỉ được biết đến khi mạng ra mắt. Do đó BeInCrypto sẽ cập nhật chi tiết các thông số này khi Blast mainnet được ra mắt vào tháng 2/2024.

Đợt airdrop BLAST token

Blast hiện đang chạy một chương trình airdrop BLAST token. Tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, vẫn chưa chắc chắn liệu tiền điện tử của Blast Network có phải là BLAST hay không. Chương trình airdrop của Blast dựa trên việc sử dụng và giới thiệu người dùng đến với nền tảng. Để tham gia, người dùng phải lấy mã giới thiệu từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Đợt airdrop của Blast được cấu trúc theo hai giai đoạn riêng biệt:

  • 50% được phân bổ cho early adopter (bắt đầu từ tháng 11/2023): Thưởng cho sự tham gia ngày từ ban đầu và việc kết nối tài sản của họ.
  • 50% được dành riêng cho các nhà phát triển (bắt đầu từ tháng 1/2024): Khuyến khích họ xây dựng và đổi mới trong môi trường Blast.

Với mã mời, người dùng có thể đăng ký trên trang airdrop của Blast và nhận phần thưởng đăng ký. Họ có thể kiếm được nhiều phần thưởng hơn bằng cách kết nối tài sản với nền tảng hoặc mời người dùng khác. Lưu ý, ở thời điểm hiện tại tài sản được kết nối với nền tảng không thể rút được cho đến khi mainnet đi vào hoạt động. Điểm airdrop Blast được trao tương ứng với giá trị tài sản được kết nối và số lượng người dùng được mời. Những người tham gia airdrop có thể đổi điểm airdrop của họ từ tháng 5/2024.

Những tranh cãi về rủi ro xoay quanh mô hình hoạt động của Blast

Điểm nhấn của Blast so với các giải pháp L2 khác là từ mô hình native yield ở trên. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh thì điều này cũng gây ra nhiều quan điểm trái chiều. Mặc dù có sức hấp dẫn đáng kể đối với cộng đồng nhưng dự án phải đối mặt với một số tranh cãi liên quan đến mô hình hoạt động của nó giống như mô hình Ponzi và sự tập trung quá mức. Cụ thể:

  • Không thể rút tiền: Tính năng rút tiền trên Blast chỉ mở khi mạng chính được khởi chạy. Tất cả tài sản ký gửi đều bị khóa và phụ thuộc vào tiến độ của dự án. 
  • Khóa tài sản: Blast sẽ khóa tiền của người dùng trong ba tháng. Vốn không thể được di chuyển, rút hoặc đầu tư vào các dự án khác.
  • Lợi nhuận thấp: Mặc dù nhiều người dùng mong đợi dự án sẽ triển khai một đợt airdrop bùng nổ với sự hiện diện của các nhà đầu tư như Paradigm và nhóm Blur nhưng điều này có thể không xảy ra như họ kỳ vọng.

Ngoài ra, Blast còn phải đối mặt với những tranh cãi về mặt kỹ thuật. Jarrod Watts của Polygon Labs cáo buộc Blast gây ra rủi ro bảo mật do tính tập trung hóa. Blast sử dụng cơ chế đa chữ ký 3/5 và Watts tin rằng kẻ tấn công có thể giành quyền kiểm soát ba trong số năm khóa để đánh cắp tất cả tài sản. Watts tuyên bố rằng Blast không phải là mạng Lớp 2 như đã tuyên bố. Thay vào đó, Blast chỉ gom góp tiền từ người dùng và đặt cược vào các giao thức như Lido mà không cần sử dụng cầu nối hoặc mạng thử nghiệm trong thế giới thực.

Lời kết

Blast là mạng Layer 2 mới ra mắt và vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Với lợi thế về native yield khiến người ta kỳ vọng vào việc Blast sẽ mang đến một làn gió mới cho thế giới L2 hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động của Blast vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Liệu Blast có trở thành một hiện tượng đáng chú ý trong thời gian tới hay không, chúng ta hãy cùng chờ đợi cho bản mainnet được giới thiệu vào tháng 2/2024 nhé.

Câu hỏi thường gặp

Tiền điện tử của Blast là gì?

Mối quan hệ Blast và Blur NFT marketplace là gì?

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ