Trusted

NFT art là gì? Phân biệt NFT art với Traditional art

8 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Non-fungible token artwork, hay gọi tắt là NFT art, đã tạo nên cơn sốt mới trong giới đầu tư và nghệ sĩ. Tuy nhiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ của NFT dấy lên nghi ngờ rằng liệu nó có thực sự là nghệ thuật hay không? Vậy NFT art khác biệt với Traditional art như thế nào? Đặc tính và ứng dụng gì khiến NFT art trở thành cơn sốt? Tất cả những câu hỏi này sẽ được BeInCrypto Việt Nam giải đáp kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

NFT art là gì?

Như trong bài viết mô tả về NFT, BeInCrypto đã chia sẻ đây là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain, được phát hành với mã định danh riêng độc nhất và thuộc về một chủ sở hữu duy nhất. Và theo lẽ thường, điều gì càng độc, càng hiếm thì giá càng cao. Chính nhờ điều này mà NFT là sản phẩm đầu tư có khả năng sinh lời cao.

Loại tài sản này đang dần phổ biến và áp dụng ở các ngành công nghiệp đa dạng từ giải trí đến thể thao. NFT được mua và bán trên các nền tảng chuyên biệt khác nhau được gọi là NFT marketplace. Các nền tảng này tập hợp đa dạng các NFT từ game đến các tác phẩm nghệ thuật. Do đó, khái niệm NFT art hình thành.

Về cơ bản thì đây là các tác phẩm nghệ thuật nhưng dưới dạng kỹ thuật số. Nó có thể là các bức tranh, bức hình từ các nghệ sĩ nổi tiếng được “số hóa” trên các nền tảng blockchain. Lấy ví dụ, điển hình nhất cho một NFT art là bức ảnh ghép kỹ thuật số trị giá đến 69.3 triệu USD do Beeple tạo ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì rất nhiều NFT không được bán hoặc bán với giá rất thấp. Vậy giá trị của một tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT được xác định như thế nào? Để hiểu rõ hơn về cách xác định giá trị của một NFT art, chúng ta cần xem xét các đặc điểm của NFT đó.

Điều gì khiến NFT art trở nên đắt đỏ như vậy?

Về mặt kỹ thuật, NFT có giá trị vì chúng hiếm hoặc độc nhất, đó là sự tương đồng với các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Sức hấp dẫn của NFT nằm ở khả năng đại diện kỹ thuật số của chúng đối với các tài sản vật lý kết hợp với ứng dụng công nghệ blockchain chống giả mạo, khiến các NFT không thể bị sao chép, xóa bỏ hay phá hủy. Quá trình giao dịch NFT cũng tương tự như quy trình một tác phẩm nghệ thuật được một chuyên gia xác thực và thẩm định. Do đó, khi nói đến NFT art, có 6 yếu tố khiến nó trở nên đắt đỏ. Cụ thể:

  • Danh tiếng của nghệ sĩ: Năm 2021 là thời điểm bùng nổ cơn sốt NFT, và một vài nghệ sĩ chỉ mới nổi tiếng trong lĩnh vực đã có được các tác phẩm giá trị để gia tăng danh tiếng cho mình. Ví dụ Beeple là một nghệ sĩ có tiếng trong nghệ thuật kỹ thuật số từ năm 2007. Đến khi bán được tác phẩm NFT đắt nhất thế giới, danh tiếng của anh ấy đã gia tăng nhanh chóng. Hay trường hợp của người sáng lập Twitter, Jack Dorsey, đã bán đấu giá dòng tweet đầu tiên của mình với giá 2.9 triệu USD. Rõ ràng, danh tiếng của nghệ sĩ là một yếu tố tiên quyết giúp tạo nên sự thành công của NFT art.
  • Cộng đồng người hâm mộ: Cộng đồng người hâm mộ NFT cũng là một yếu tố quyết định sự thành công nó. Ví dụ, sự thành công của bộ sưu tập NFT CryptoPunks nổi tiếng nhất hiện nay có sự đóng góp rất lớn từ cộng đồng của nó. Nhiều người cho rằng NFT này được cộng đồng buzz vào năm 2021. 
  • Hiện trạng NFT: Các vật phẩm NFT trong bộ sưu tập CryptoPunks dao động từ hàng nghìn đến hàng triệu đô la. Nhiều người nổi tiếng đã xác nhận và hãnh diện khoe quyền sở hữu các NFT CryptoPunks của họ.
  • Văn hóa đại chúng: NFT đã ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa đại chúng. Ví dụ, văn hóa đại chúng của NFT đạt đỉnh điểm vào giữa tháng 2/2021, khi các meme như “Grumpy Cat” và “Nyan Cat” được bán với giá lần lượt là gần 83,000 USD và 600,000 USD. Ngoài việc thừa nhận tính lâu dài của NFT, các nhà đấu giá lớn như Christie và Sotheby đã bắt đầu tổ chức các cuộc đấu giá NFT đại diện cho một sự thay đổi mô hình trong kinh doanh nghệ thuật đương đại. 
  • Công nghệ: Một NFT đại diện cho dữ liệu được lưu trữ trên blockchain. Nó có thể được bán và giao dịch, và mỗi giao dịch đều được hiển thị trên digital ledger (sổ cái phân tán kỹ thuật số). Sự phát triển của NFT thể hiện mức độ quan tâm ngày càng tăng của mọi người đối với công nghệ blockchain và tiền điện tử. 
  • Dễ dàng truy cập: Một yếu tố quan trọng khác khi nói đến NFT là tính dễ truy cập. Về mặt kỹ thuật, chủ sở hữu NFT có thể kiểm tra tác phẩm nghệ thuật của họ ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. 

So với Traditional art, NFT art có nhiều điểm khác biệt. NFT art mang hơi hướng hiện đại. Các chủ đề của nó liên quan đến những suy nghĩ và mong muốn của con người hiện đại. Để giúp bạn một lần nữa hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai khái niệm này, hãy cùng BeInCrypto làm một vài so sánh nhỏ sau đây.

Sự khác biệt giữa NFT art và Traditional art

Việc NFT ứng dụng trong nghệ thuật đã thực sự được công nhận khi các bộ sưu tập NFT như CryptoPunks trở nên phổ biến hơn trong hệ sinh thái tiền điện tử. NFT và Traditional art có nhiều điểm khác biệt rõ ràng, nhất là tính hiếm. Trong thế giới NFT, các nghệ sĩ có thể trưng bày tác phẩm của họ trên các nền tảng chuyên biệt. Họ không cần thông qua trung gian, từ đó tạo sự thuận lợi cho việc bán các tác phẩm kỹ thuật số. Hơn nữa, sự ra đời của metaverse sẽ giúp các không gian trưng bày kỹ thuật số trở nên nổi bật hơn. 

Sự khác biệt chính giữa NFT art và Traditional art tập trung vào 8 yếu tố sau:

  • Sự sáng tạo: Khác biệt cốt lõi giữa NFT art và Traditional art là các NFT được xem như tài sản tồn tại trên công nghệ blockchain. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể tạo NFT và bán nó trên NFT marketplace. Trong khi đó, Traditional art là nghệ thuật vật chất, chỉ có thể tồn tại trong một không gian vật lý duy nhất tại một thời điểm. 
  • Dễ dàng truy cập: Bất cứ ai cũng có thể chiêm ngưỡng tác phẩm NFT art nếu nó được trưng bày công khai tại phòng trưng bày nghệ thuật kỹ thuật số. Hiện nay, với sự bùng nổ của thị trường nghệ thuật kỹ thuật số, mọi người có thể dễ dàng chiêm ngưỡng NFT mới nhất trên các thị trường như OpenSea hoặc Rarible bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Nhưng với traditional art, mọi người sẽ phải ghé thăm một địa điểm cố định, có thể là bảo tàng hay phòng trưng bày cụ thể để chiêm ngưỡng nó.
  • Tính xác thực: Một trong những điểm khác biệt cốt lõi giữa NFT art và Traditional art là việc xác minh quyền sở hữu và tính xác thực. Điều này được thực hiện rất dễ dàng trên NFT. Ví dụ, với các NFT CryptoPunk được niêm yết trên OpenSea, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng kiểm tra danh sách chuyển nhượng vật phẩm kể từ khi nó được tạo ra. Trong khi đó, Traditional art sử dụng các bằng chứng xác thực như chữ ký nghệ sĩ hay bất kỳ tài liệu vật lý nào. Những tài liệu này có thể bị làm giả hoặc gian lận.
NFT art có khả năng xác thực trên blockchain
NFT art có khả năng xác thực trên blockchain
  • Tính bảo toàn: Một điểm khác biệt cốt lõi khác giữa Traditional art và Digital art (nghệ thuật kỹ thuật số) là vấn đề bảo quản. Các tác phẩm Traditional art cần được lưu giữ trong nhiệt độ và ánh sáng cụ thể, trong khi Digital art không cần các yếu tố này.
  • Biểu trưng địa vị: Trong thế giới thực tế, các tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho sự giàu có. Những người có kinh tế thường sở hữu và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tại phòng trưng bày hoặc nhà riêng, vì vậy hạn chế người có thể nhìn thấy nó. Nhưng với NFT, khi nó được đăng lên bất kỳ nền tảng xã hội nào, bất cứ ai cũng có thể xem nó.  
  • Tính hợp pháp: NFT art chưa có quy định cụ thể như Traditional art. Vì vậy nó dễ xảy ra các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như rửa tiền. Traditional art cần chữ ký và tài liệu vật lý, điều này khiến việc rửa tiền trở nên khó khăn hơn.
  • Tiếp cận thị trường: Nhờ vào sức mạnh của internet, các nghệ sĩ NFT có thể tiếp cận lượng lớn người mua tiềm năng hơn so với bất kỳ nghệ sĩ truyền thống nào. Trong khi các tác phẩm nghệ thuật truyền thống chỉ được bán thông qua các cuộc đấu giá thực với phạm vi tiếp cận người mua hạn chế.
  • Nghệ sĩ: Trong thị trường truyền thống, các nghệ sĩ chỉ bán các tác phẩm của họ để nhận số tiền nhất định một lần duy nhất. Tuy nhiên, với các nghệ sĩ NFT, họ liên tục được hưởng một phần lợi từ việc bán lại tác phẩm kỹ thuật số trong tương lai.

NFT art so với Traditional art: Cái nào tốt hơn?

NFT art có tiềm năng thay đổi ngành công nghiệp nghệ thuật. Nó có các thuộc tính rõ ràng hơn so với Traditional art, chẳng hạn như lịch sử chi tiết của người bán và người mua. Tuy nhiên, nó dường như vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, và vẫn chưa có đạo luật rõ ràng cho thị trường này. 

Nhưng một điều không thể phủ nhận đó là hiện nay tất cả mọi người thích thú với các tác phẩm nghệ thuật NFT thay vì các tác phẩm truyền thống. Thật khó để có thể so sánh được mức chênh lệch giữa hai loại hình này ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ít nhất nó giúp đa dạng thêm sự lựa chọn cho người dùng hiện nay.

Hi vọng bài viết này đã cho bạn những góc nhìn khách quan hơn về NFT art và Traditional art. Hãy tham gia nhóm Telegram của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất về lĩnh vực này nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

Bui-Linh-BIC.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ