Xem thêm

Ocean Protocol (OCEAN) là gì? Giao thức cân bằng giữa việc thương mại hóa dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư

12 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Ocean Protocol là một giao thức chuỗi khối dựa trên Ethereum, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân tạo, trao đổi, mua bán và kiếm tiền từ dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Tổng quan về giao thức Ocean

Trong bài viết về top 3 dự án AI Crypto đáng chú ý, BeInCrypto có nhắc đến Ocean Protocol bên cạnh SingularityNET và Fetch.AI. Khi trend AI Crypto lên ngôi, Ocean Protocol cũng đã từng là một dự án nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng. Giá Ocean Protocol token thời điểm đó ghi nhận mức tăng hơn 276% từ đầu năm 2023 đến nay. Vậy giao thức Ocean này có gì đặc biệt? Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Biến động giá Ocean Protocol token từ đầu năm 2023 đến nay
Biến động giá Ocean Protocol token từ đầu năm 2023 đến nay

#1. Ocean Protocol là gì?

Ocean cung cấp thế hệ công cụ giúp người dùng và doanh nghiệp có thể tiếp cận dữ liệu trên quy mô lớn. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đưa dữ liệu lên nền tảng này và cung cấp nó cho những người dùng có nhu cầu. Nói một cách dễ hiểu hơn thì Ocean là một giao thức nguồn mở, nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi và kiếm tiền từ dữ liệu và các dịch vụ dựa trên dữ liệu.

Nghe đến đây thì ta thấy dường như giao thức Ocean có nhiều điểm tương đồng với đối thủ cạnh tranh SingularityNET. Nếu như SingularityNET giống như một AI marketplace, kết nối giữa người mua và người bán lại với nhau thì trong trường hợp của Ocean thì nó là một Decentralized Data Exchange (chợ dữ liệu phi tập trung). Tại đây người ta có thể tìm, đưa lên và giao dịch các bộ dữ liệu có cấu trúc (dataset) trên mạng Ocean (Ocean Network).

Kể từ năm 2017, Ocean Protocol đã ra mắt Ocean Market với vai trò trung gian giữa người bán (cá nhân và doanh nghiệp) và người mua. Dự án được phát triển trên mạng Ethereum. Dựa vào công nghệ blockchain, giao thức Ocean kỳ vọng sẽ mang đến một nền tảng đáng tin cậy để người dùng giao dịch dữ liệu một cách an toàn.

#2. Bối cảnh hình thành giao thức Ocean là gì?

Như chúng ta đã biết, phần lớn các công ty công nghệ ngày nay như Google, Meta… đang sở hữu một lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ người dùng trên toàn cầu. Nhờ sự phát triển của AI, các tập đoàn công nghệ này tiến đến việc phân tích và khai thác khối dữ liệu đó và kiếm tiền từ nó. Người dùng luôn luôn nằm trong tầm ngắm của các công ty này và trong một số trường hợp, việc thu thập dữ liệu người dùng là trái phép.

Từ thực tế đó, định hướng ban đầu của dự án Ocean khá đơn giản. Thay vì chỉ những công ty công nghệ lớn với lượng dữ liệu khổng lồ, nó đưa ra một giải pháp giúp những công ty nhỏ, thậm chí là người dùng cá nhân có thể tiếp cận được các nguồn dữ liệu này. Ngoài ra, bản thân mỗi cá nhân cũng có thể được trao quyền để kiểm soát những dữ liệu liên quan đến mình và kiếm tiền từ nó nếu họ muốn.

Hãy tưởng tượng, nếu điều này trở thành sự thật, một mạng lưới phi tập trung được hình thành. Tại đó, con người có thể chủ động kiểm soát và chia sẻ dữ liệu của mình với bất kỳ ai mà họ muốn. Một xã hội phi tập trung, tự do và cởi mở sẽ là điều mà giao thức Ocean đang hướng đến.

#3. Giao thức Ocean hoạt động như thế nào?

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, trong vai trò một marketplace về data, giao thức Ocean sẽ gồm có 3 thành phần chính. 3 thành phần này sẽ tương tác với nhau theo một quy trình nhất định chính là cách mà giao thức Ocean hoạt động. Cụ thể:

  • Data publisher (DP) hay nhà xuất bản dữ liệu: Hiểu đơn giản họ là những người có dữ liệu và đang có ý định bán dữ liệu này để kiếm lời. Để xuất bản được dữ liệu lên Ocean Network, những DP này sẽ cần phải mã hóa các dataset đó của mình thành NFT. Sau đó, họ đưa nó lên Ocean Network để bán và cung cấp quyền truy cập vào phần dữ liệu đó. Tùy vào nhu cầu, họ có thể bán quyền sở hữu hoặc bán dữ liệu độc quyền.
  • Data consumer (DS): Đây là những người có nhu cầu về sử dụng dữ liệu. Họ sẽ tìm kiếm trên mạng Ocean, sau đó mua datatoken để có thể tiếp cận và sử dụng các cơ sở dữ liệu này.
  • Ocean market: Là giao thức trung gian kết nối giữa DP và DS. Nó cũng cung cấp dịch vụ phân phối dữ liệu, giúp người dùng có thể kiếm tiền và chia sẻ dữ liệu để kiếm doanh thu.

Nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) cũng được sử dụng bởi Ocean Protocol. Nó làm cho giao dịch trên DEX trở nên liền mạch, cho phép người mua và người bán tự định giá dữ liệu của họ hoặc để thị trường tự động thực hiện. Nền tảng này cũng có Compute-to-Data giúp bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu.

#4. Data NFT và datatoken là gì?

Ở phần trên, BeInCrypto đã đề cập đến 2 khái niệm là data NFT và datatoken. Vậy chính xác những cái này là gì? Data NFT và data token là những thứ dùng để kết nối các tài sản dữ liệu với blockchain và các công cụ trong DeFi. Để dễ hiểu hơn, các dịch vụ dữ liệu khi đưa lên Ocean market sẽ được triển khai dưới dạng data NFT theo chuẩn ERC-721, đại diện cho tài sản duy nhất. Người dùng có thể truy cập được các dịch vụ dữ liệu thông qua datatoken theo chuẩn ERC-20. Mỗi dịch vụ dữ liệu có data NFT riêng và một hoặc nhiều loại datatoken.

Lúc này, ví tiền điện tử sẽ trở thành ví dữ liệu; sàn giao dịch tiền điện tử sẽ trở thành data marketplace và DAO mà chúng ta thường thấy trong thị trường Crypto sẽ trở thành data co-op. Bản thân dữ liệu không cần phải trên chuỗi, chỉ cần kiểm soát truy cập. Các ứng dụng được xây dựng dựa trên mạng Ocean sẽ giúp dataset dễ dàng tiếp cận cho người dùng cuối. Các hợp đồng thông minh và thư viện của Ocean sẽ giúp các nhà phát triển dễ dàng thực hiện điều này.

Người dùng có thể truy cập dataset nếu họ nắm giữ 1.0 datatoken. Để truy cập dataset, người dùng gửi 1.0 datatoken đến nhà cung cấp dữ liệu (đang chạy Ocean Provider). Để cấp quyền truy cập cho người khác, hãy gửi cho họ 1.0 datatoken. 

#5. Ocean market

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên thì Ocean market là một AMM. Nó được xây dựng để tạo thuận lợi cho việc khai thác và giao dịch datatoken. Khi nhà cung cấp (provider) tìm cách mint và xuất bản datatoken, họ chỉ định một số trường để thông báo cho người tiêu dùng về sản phẩm của họ, bao gồm tiêu đề, mô tả, giá và URL nơi dữ liệu có thể được tìm thấy. Những dữ liệu này sau đó được mã hóa và lưu trữ trên blockchain Ethereum.

Cuối cùng, khi người tiêu dùng quyết định đổi datatoken, dữ liệu sẽ được giải mã và có thể tải xuống trực tiếp từ ví dữ liệu được kết nối data marketplace.

Các dịch vụ dữ liệu trên Ocean market
Các dịch vụ dữ liệu trên Ocean market

Compute-to-Data

Compute-to-Data là tính năng của Ocean cho phép chia sẻ dữ liệu trong khi vẫn bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Bằng cách sử dụng phương pháp này, datatoken cho phép người tiêu dùng tận dụng một số phần nhất định của dataset để chạy các công việc tính toán cụ thể. Do đó, nó hỗ trợ phát triển nghiên cứu, đồng thời vẫn giữ một số thông tin người dùng nhất định ở chế độ riêng tư.

Do đó, các nhà cung cấp có thể giữ dataset trên máy chủ của riêng họ và bán các phần của bộ dữ liệu đó cho các bên cụ thể hoặc cho các trường hợp sử dụng cụ thể.

#6. Ai đã tạo ra giao thức Ocean?

Ocean Protocol được thành lập vào năm 2017 bởi Bruce Pon và nhà nghiên cứu AI Trent McConaghy, người trước đây đã thành lập BigChainDB, một công ty phần mềm cơ sở dữ liệu blockchain. Dự án được hỗ trợ bởi Ocean Protocol Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Singapore và OceanDAO, một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).

Ocean Protocol Foundation đã huy động được tổng cộng 26.8 triệu USD thông qua một số đợt phát hành khoảng 160 triệu mã thông báo OCEAN.

Tổng quan đề tiền điện tử của giao thức Ocean

#1. OCEAN tokenomics

OCEAN là mã thông báo tiện ích ERC-20 của giao thức Ocean. Tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, nó được xếp hạng thứ 192 trên thị trường tiền điện tử với vốn hóa là 183.3 triệu USD. Dự án có tổng cung tối đa là 1.410 tỷ OCEAN và hiện có khoảng 434 triệu token đang lưu hành trên thị trường.

Nguồn cung ban đầu của OCEAN coin được đặt ở mức 690.9 triệu. Việc phân phối mã thông báo OCEAN theo lịch trình như sau:

  • 70,500,000 (5%) cho Ocean Protocol Foundation để xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái của dự án.
  • 282,000,000 (20%) cho Newton Circus (DEX) & BigchainDB.
  • 338,400,000 (24%) cho những người hỗ trợ phát triển và thanh khoản mã thông báo.
  • 719,100,000 (51%) cho phần thưởng khối của Ocean cho những người khai thác để bảo trì mạng.

#2. OCEAN coin được dùng để làm gì?

Ocean Protocol coin thường được sử dụng cho ba mục đích, đó là:

  • Staking: Trong giao thức Ocean, OCEAN coin có thể được đặt cược vào Ocean market để thanh lý các dự án cộng đồng. Nhà cung cấp thanh khoản (LP) sẽ được thưởng từ phí giao dịch từ những người dùng khác
  • Quản trị: Bằng cách nắm giữ OCEAN coin, người dùng có thể tham gia OceanDAO bằng cách bỏ phiếu về định hướng nền tảng và tài trợ cho dự án cộng đồng Ocean.
  • Đơn vị tiền tệ: OCEAN coin đóng vai trò là tiền tệ của Ocean market.

#3. Sàn giao dịch và ví lưu trữ OCEAN coin

  • Sàn giao dịch: OCEAN coin hiện được hỗ trợ giao dịch trên một số sàn CEX lớn hiện nay như Binance, MEXC hay Kraken… Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng một số sàn DEX khác như Uniswap hay Balancer…
Một số sàn giao dịch Ocean Protocol coin
Một số sàn giao dịch Ocean Protocol coin
  • Ví lưu trữ: Ngoài ví nóng của các sàn CEX kể trên người dùng có thể sử dụng ví MetaMask hoặc MyEtherWallet… cho việc lưu trữ OCEAN coin.

Lịch sử và dự đoán giá OCEAN

#1. Lịch sử giá OCEAN

Khi OCEAN coin lần đầu tiên được giao dịch công khai trên các sàn g vào giữa năm 2019, nó được định giá trong khoảng từ 0.02 USD – 0.035 USD. Nó đã giảm xuống dưới 0.02 USD vào cuối tháng 11/2019 trước khi nhanh chóng vượt qua ngưỡng 0.04 đô la vào tháng sau.

Vào ngày 23/2/2020, nó đã tăng trên 0.07 USD, nhưng sau đó giảm vào tháng 3, giảm xuống khoảng 0.026 USD vào giữa tháng khi đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng đến các thị trường trên toàn thế giới.

Đến ngày 09/7/2020, OCEAN đã phục hồi đủ mạnh để lần đầu tiên đạt 0.10 và vài tháng tiếp theo cho thấy một số mức tăng trưởng đáng kể. Vào ngày 18/8/2020, nó đóng cửa ở mức 0.59 USD, nhưng đến đầu tháng 9, nó đã giảm xuống còn 0.32 USD.

Theo ghi nhận của BeInCrypto, giá OCEAN đạt mức ATH vào tháng 4/2021 tại 1.933 USD. Dựa trên mức giá OCEAN hiện tại (khoảng 0.422 USD), nó đã mất hơn 78% giá trị.

Giá OCEAN đạt đỉnh vào thời điểm tháng 3/2021
Giá OCEAN đạt đỉnh vào thời điểm tháng 3/2021

#2. Dự đoán giá OCEAN

Dựa trên hiệu suất giá lịch sử của giao thức Ocean, một số nền tảng dựa trên công nghệ AI đã đưa ra giả định rằng vào năm 2023, giá tối thiểu của OCEAN sẽ vào khoảng 1.22 USD. Giá OCEAN dự kiến tối đa có thể vào khoảng 1.83 USD. Trung bình, giá giao dịch có thể vào khoảng 1.53 USD. Từ giá hiện tại, mức giá này sẽ có ROI trên 500%.

Dự đoán giá OCEAN cho đến năm 2030, đồng coin AI này có thể sẽ được giao dịch với giá ít nhất là 9 USD và tối đa có thể là 13.49 USD. Mức giá trung bình của OCEAN vào khoảng 11.25 USD vào năm 2030. Dựa trên mức giá OCEAN hiện tại, dự đoán giá này sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ hơn 4,000%.

Ocean Protocol và tiền điện tử OCEAN có phải là một khoản đầu tư tốt?

Trong thế giới ngày nay, đối với các công ty công nghệ lớn, hầu hết mọi dữ liệu cá nhân đều có tiềm năng và giờ đây mọi người phải tìm cách bảo vệ quyền riêng tư của mình. Giao thức Ocean cung cấp sự cân bằng giữa việc thương mại hóa dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư. Nó cung cấp một số sản phẩm giúp thực hiện điều này. 

Trước hết, đó là nền tảng hệ sinh thái dữ liệu cho phép người dùng tải lên, lưu trữ và kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu của họ ngay cả khi họ kiếm tiền từ dữ liệu đó. Sản phẩm thứ hai là data marketplace. Nó tạo điều kiện trao đổi tài sản dữ liệu bằng cách kết nối người mua và người bán.

Cho dù đó là tổ chức kinh doanh, Chính phủ hay cá nhân, bạn có thể bán hoặc mua tài sản dữ liệu trên nền tảng. Nói về nhược điểm, thực tế là nó chỉ chạy trên Ethereum có nghĩa là người dùng trên các mạng khác sẽ không có quyền truy cập vào nó. Bên cạnh đó, vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum cũng ảnh hưởng đến nền tảng này.

Vào giữa tháng 1/2023, vốn hóa thị trường của Ocean Protocol là khoảng 150 triệu USD. Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Ocean Protocol là The Graph, Fetch.AI và SingularityNET với vốn hóa lần lượt là 700 triệu USD, 200 triệu USD và 180 triệu USD.

Giao thức Ocean thuộc danh mục dữ liệu lớn và AI, một phân khúc tiền điện tử tương đối mới đã thu hút được nhiều sự chú ý vào đầu năm 2023 sau sự bùng nổ của AI. Nếu Ocean Protocol có thể tiếp tục nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng về quyền riêng tư dữ liệu, thì đây sẽ mở ra cơ hội mới cho Ocean nói riêng và các dự án trong phân khúc AI Crypto nói chung.

Nếu bạn quan tâm đến dự án Ocean nói riêng hay các dự án AI Crypto khác nói chung, hãy tham gia nhóm cộng đồng của BeInCrypto trên Telegram | Facebook fanpage | Facebook group để cập nhật những tin tức mới nhất thời gian tới nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ