Xem thêm

Permissionless liquidity pool và tiềm năng “kick-off” DeFi summer

5 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Permissionless liquidity pool là một tập hợp các khoản tiền của người dùng được khóa trong một hợp đồng thông minh nhất định. Với hình thức này mỗi người dùng sẽ được trao quyền để tự tạo pool.

Liquidity pool là gì?

Liquidity pool hay nhóm/bể thanh khoản là một tập hợp các khoản tiền của người dùng được khóa trong một hợp đồng thông minh nhất định. Hiểu đơn giản là những người dùng khác nhau sẽ cùng bỏ chung một cặp tiền nhất định vào một nhóm. Sau đó, nhứng nhóm thanh khoản này sẽ được sử dụng để thực hiện các giao dịch phi tập trung hoặc cho những người dùng khác có nhu cầu vay…

Những người dùng cung cấp tiền cho các liquidity pool này gọi là các nhà cung cấp thanh khoản (LP). Họ sẽ nhận về một loại token dựa trên số lượng tiền đóng góp vào pool gọi là LP token. Để đổi lấy việc cung cấp tiền của họ, họ kiếm được phí giao dịch từ các giao dịch xảy ra trong nhóm của họ, tỷ lệ với phần của họ trong tổng thanh khoản.

Điểm chung của các liquidity pool này là nó được tạo ra bởi các Automated market makers (AMM). Nghĩa là các pool này sẽ được tạo sẵn, định hình sẵn cặp tiền. Người dùng chỉ tham gia với tư cách đóng góp thanh khoản cho pool đó nếu họ sở hữu các cặp tiền tương ứng. Nói cách khác, họ không có quyền tác động đến việc thiết lập của pool đó. Mô hình này gọi chung là permission liquidity pool.

Cách thức hoạt động liquidity pool
Cách thức hoạt động liquidity pool

Phần lớn chúng ta không quá xa lạ với mô hình permission liquidity pool thông thường này. Một trong những giao thức đầu tiên sử dụng nhóm thanh khoản là Bancor. Tuy nhiên, có lẽ phải đi khi Uniswap trình làng, khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi. Đến nay một số sàn giao dịch phổ biến khác sử dụng nhóm thanh khoản trên EthereumSushiSwap, Curve và Balancer. Các sản phẩm tương tự được phát triển trên Binance Smart Chain (BSC) là PancakeSwap, BakerySwap và BurgerSwap, với các pool chứa token theo chuẩn BEP-20.

Permissionless liquidity pool là gì?

Về cơ bản thì permissionless liquidity pool mang đầy đủ những yếu tố của một liquidity pool thông thường mà BeInCrypto vừa mới chia sẻ ở trên. Mấu chốt của sự khác biệt ở đây là với các permissionless liquidity pool, bản thân người dùng sẽ được trao quyền để tự tạo pool. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có thể tạo những pool thanh khoản cho riêng mình. 

Đối với mô hình permission liquidity pool, chỉ có những LP cung cấp thanh khoản cho pool mới được chia một phần phí. Tuy nhiên, đối với permissionless liquidity pool, phí được chia sẻ cho những người tạo ra pool. Điều này nhằm tạo ra một nguồn doanh thu mới cho bất kỳ ai muốn tạo một pool nếu họ có khả năng.

Với mô hình permissionless liquidity pool thời gian gần đây chúng ta thấy có sự xuất hiện trên giao thức Solend với tên gọi Isolated Pool. Đây là một pool cho vay riêng biệt với một tập hợp các tài sản có thể được vay chéo. Hay như hồi tháng 5/2022, Raydium trên Solana cũng giới thiệu các permissionless liquidity pool trên nền tảng của mình. Các pool này cho phép người dùng hoặc dự án tạo các nhóm AMM có thể giao dịch trên nền tảng đồng thời cung cấp tính thanh khoản cho sổ đặt hàng (order book) Serum.

Lợi thế của permissionless liquidity pool

Dựa vào đặc tính hoạt động của pool thanh khoản này, chúng ta sẽ thấy nó có một số lợi thế nhất định như sau:

  • Thứ nhất, dễ dàng trong việc list một loại tiền điện tử: Vì trao quyền cho tất cả mọi người nên việc tạo pool cũng sẽ trở nên đơn giản hơn. Chỉ cần bạn có một lượng cặp token nhất định là đã có thể tạo những pool thanh khoản cho riêng mình và kiếm phí từ nó khi có người vay hoặc swap.
  • Thứ hai, tăng thanh khoản cho những token ít phổ biến: Phần lớn chúng ta sẽ tập trung vào các cặp token phổ biến vì dựa trên nhu cầu. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn có thể tạo pool cho những cặp token ít phổ biến hơn (hay còn gọi là long tail asset). 
  • Thứ ba, vay bất cứ thứ gì: Với permissionless pool, một pool có thể được tạo ra với chinh token của dự án để cho phép chủ sở hữu vay USDC. Điều này loại bỏ nhu cầu các thành viên trong nhóm buộc phải bán token của họ nếu họ cần thanh khoản.

Rủi ro khi thêm thanh khoản vào permissionless pool?

Không phải mọi mô hình đều hoàn hảo và permissionless liquidity pool cũng vậy. Bản thân nó cũng tồn tại một vài thiếu sót và điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng. Các pool này được tạo ra bởi bất kỳ ai mà không cần các bên như Raydium hay Solend kiểm tra chúng hoặc các token của bên trong đó. Trong trường hợp những dự án đó kém chất lượng nhưng lại được thổi phồng quá mức thì mô hình permissionless liquidity pool này có thể sẽ “tiếp tay” cho việc phần phối những dự án kém chất lượng đến người dùng.

Tại sao permissionless pool lại có thể “kick-off” DeFi summer?

Nếu như chúng ta bỏ qua các rủi ro có thể gặp phải khi triển khai permissionless liquidity pool, có thể nói đây có thể tạo ra đòn bẩy để tạo ra “hiệu ứng booming” trong lĩnh vực DeFi. Hãy thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra khi bất cứ ai tham gia cũng có thể tự tạo pool thanh khoản cho riêng minh với những cặp đồng coin mình sở hữu.

Điều đó có nghĩa là sẽ có vô số pool mới được tạo ra, đặc biệt là các pool với những cặp đồng coin theo hình thức long tail asset. Chúng sẽ tạo nên những cộng đồng của riêng mình, từ đó kích cầu thanh khoản cho những đồng tiền đó. Nếu như trước đây, những đồng coin mới có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể sở hữu cho mình một lượng thanh khoản đáng kể.

Tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto để cập nhật những bài viết cùng tin tức mới nhất về thị trường tiền điện tử nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 3 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết