Trusted

Proof of Reserves là gì? PoR liệu có thể ngăn được sự sụp đổ của các sàn giao dịch?

6 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Proof of Reserves (PoR) là các cuộc kiểm toán độc lập của các bên thứ ba nhằm mục đích minh bạch tài sản sàn giao dịch tuyên bố sở hữu thay cho khách hàng. 

Thực trạng của các sàn giao dịch Crypto hiện nay

Câu chuyện về sàn giao dịch tiền điện tử FTX và Sam Bankman – Fried đã và đang chiếm sóng của phần lớn các bài viết trên BeInCrypto thời gian gần đây. Góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của FTX đến từ những mập mờ trong vấn đề tài chính của sàn và các công ty con trong hệ sinh thái FTX. Khi sự việc vỡ lở, ngày càng nhiều các bằng chứng được đưa ra cho thấy FTX đã lợi dụng tiền gửi của người dùng cho các mục tiêu không rõ ràng.

Vết xe đổ của FTX đã khơi dậy tâm lý dè chừng của người dùng với các sàn CEX nói chung hiện nay. Để tránh bị tẩy chay, các sàn giao dịch khác cần phải minh bạch và công khai các khoản tiền gửi của người trên sàn. Tuy nhiên, công khai thông tin về bằng chứng dự trữ trên các sàn giao dịch không đơn thuần chỉ là đưa ra các địa chỉ ví nóng hoặc lạnh để người dùng có thể kiểm tra lượng tiền bên trong trên blockchain. Chúng ta cần một phương pháp chuyên nghiệp, có chứng nhận, an toàn và bảo mật. Đó là lý do tại sao Crypto Proof of Reserves audit trở nên phổ biến trong thời gian gần đây.

Vậy Crypto Proof of Reserves là gì?

Bằng chứng dự trữ hay Proof of Reserves (PoR) trong thị trường Crypto nói riêng là một cách để người dùng có thể xác minh rằng số dư mà họ hiện đang nắm giữ trên các sàn giao dịch là tài sản thật, không phải chỉ là các con số cộng trừ toán học. Tuy nhiên, như BeInCrypto đã chia sẻ ở phần trước, đằng sau việc chứng minh này là cả một quy trình phức tạp. Nó sử dụng quy trình kế toán mật mã nâng cao dựa trên cây Merkle (Merkle tree). Về cơ bản thì đây là một cấu trúc dữ liệu được thiết kế để tập trung đến quyền riêng tư.

Tính đến thời điểm BeInCrypto thực hiện bài viết này, Binance là một trong những sàn CEX đầu tiên khởi xướng trào lưu này. Hàng loạt các sàn khác như Crypto.com, Gate.io. Huobie… cũng nối gót sau đó. Đáng tiếc là sau khi thông báo bằng chứng dự trữ, một số sàn lại để lộ dấu vết khiến người ta nghi ngờ họ lợi dụng tiền của người dùng.

Crypto Proof of Reserves hoạt động như thế nào?

Nghe thì có vẻ hàn lâm nhưng chúng ta có thể hiểu thêm về Crypto Proof of Reserves thông qua cách thức hoạt động của nó như sau:

  • Proof of Reserves là một cuộc kiểm toán (audit) độc lập bởi một bên thứ 3. 
  • Bên thứ 3 này sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo rằng tại thời điểm họ đánh giá, người giám sát (trong trường hợp này là các sàn giao dịch) nắm giữ các tài sản thay mặt cho khách hàng của họ.
  • Bên đánh giá này sẽ chụp ảnh, vi bằng (một cách ẩn danh) số dư của tất cả các loại tiền điện tử được sàn giao dịch nắm giữ. Sau đó họ sẽ tổng hợp chúng thành một cây Merkle bao gồm tất cả số dư tiền của khách hàng.
  • Từ đó, bên đánh giá sẽ thu được Merkle root (gốc Merkle thu được sau khi chuyển dữ liệu qua cây Merkle). Điều này giúp xác định sự kết hợp các số dư tài sản của sàn tại thời điểm đánh giá. Khái niệm Merkle root là mã băm của các hàm băm từ tất cả các giao dịch trong khối. Merkle root bao gồm trong tiêu đề khối (block header). Với sơ đồ này, nó có thể giúp xác minh một cách an toàn rằng một giao dịch đã được mạng chấp nhận (và nhận số lượng xác nhận) bằng cách chỉ tải xuống các tiêu đề khối nhỏ và cây Merkle.
  • Sau đó, đơn vị đánh giá sẽ thu thập các chữ ký điện tử do sàn giao dịch tạo ra. Mục đích của việc này là chứng minh quyền sở hữu đối với các địa chỉ ví trên chuỗi với số dư được công bố trước đó. 
  • Cuối cùng, kiểm toán viên so sánh và xác minh rằng số dư này với số dư tiền gửi của khách hàng trên sàn giao dịch được đưa vào cây Merkle. Nếu số dư khớp hoặc vượt quá số dư tiền gửi của khách hàng thì có nghĩa tài sản của khách hàng được giữ trên sàn giao dịch đó là được dự trữ đầy đủ.
Mô hình Merkle tree
Mô hình Merkle tree

Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể xác minh số dư tài sản của họ để trên sàn giao dịch đã bao gồm trong lần kiểm tra bằng chứng dự trữ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sau khi thực hiện Crypto Proof of Reserves audit xong, sàn giao dịch thực hiện rút hoặc chuyển tiền của người dùng cho các mục đích khuất tất thì chuyện gì sẽ xảy ra? 

Trên thực tế, Crypto Proof of Reserves không có nghĩa nó là một con số tĩnh. Nó là một hệ thống nhất quán. Bất kỳ thay đổi nào được tạo ra đối với phần còn lại của dữ liệu, dù nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến gốc Merkle. Lúc đó, động thái này sẽ làm cho việc giả mạo đối với dữ liệu bị phát hiện. 

Với sự phát triển của ngành công nghiệp tiền điện tử như hiện nay, Proof of Reserves sẽ là một kỹ thuật xác minh cần thiết để thúc đẩy tính minh bạch và bảo mật trong lĩnh vực này, đặc biệt là liên quan đến các sàn giao dịch tiền điện tử. Trong các phần tiếp theo của bài viết này, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu sâu hơn về những ưu, nhược điểm của giải pháp này  nhé.

Ưu, nhược điểm của Proof of Reserves audit là gì?

Ưu điểm

Chúng ta hiểu với nhau rằng Proof of Reserves giúp minh bạch hóa các thông tin lưu trữ trên các sàn giao dịch. Ở góc độ này, Proof of Reserves có thể mang đến lợi ích cho cả sàn giao dịch, người dùng và cả các cơ quan quản lý. Cụ thể:

  • Đối với sàn giao dịch: PoR giúp cung cấp bức tranh chính xác về số dư được giữ trên các sàn giao dịch. Nếu số dư được dự trữ bằng hoặc lớn hơn lượng tiền của người dùng, nó sẽ nhận được sự tin tưởng của họ. Ngoài ra, Proof of Reserves không chỉ giúp cải thiện chất lượng và tính minh bạch mà còn hoạt động như một biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại các rủi ro khác thường gặp trong ngành này.
  • Đối với người dùng: Proof of Reserves audit mang lại lợi ích cho người dùng khi họ có một công cụ mạnh mẽ để kiểm tra lượng tài sản mình đang lưu trữ trên sàn giao dịch đó. 
  • Đối với các nhà quản lý: Một lợi thế khác đáng nói là PoR cũng là một triển vọng hấp dẫn đối với các nhà quản lý vì biện pháp tự điều chỉnh này phù hợp với tầm nhìn bao quát của họ đối với ngành.

Nhược điểm

Mặc dù Proof of Reserves có rất nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng đi kèm với một số nhược điểm nhất định. Cụ thể:

  • Thứ nhất, PoR không thể chứng minh việc sở hữu khóa cá nhân, vì nó yêu cầu chứng minh quyền kiểm soát các quỹ trên chuỗi tại một thời điểm nhất định trong thời điểm kiểm toán. Điều này có liên quan vì những kẻ tấn công có thể đã sao chép khóa.
  • Thứ hai, PoR cũng không thể chứng minh liệu các khoản tiền được đề cập có được vay để vượt qua kiểm toán hay không. Hoàn toàn có thể là key đã bị mất hoặc tiền đã bị đánh cắp sau khi cuộc kiểm toán cuối cùng được thực hiện. 

Lời kết

Mặc dù còn tồn tại một số thiếu sót, nhưng những chương trình Proof of Reserves vẫn tạo tiền đề cho một sự minh bạch trong lĩnh vực tiền điện tử. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường đầy biến động, hàng loạt các sàn giao dịch vướng vào nghi vấn lợi dụng khoản tiền gửi của người dùng cho các mục đích riêng thì PoR đã và đang cho thấy tầm quan trọng của nó.

Tham gia nhóm cộng đồng của BeInCrypto Telegram | Facebook fanpage | Facebook group để cập nhật thêm những tin tức mới nhất về việc các sàn giao dịch áp dụng Proof of Reserves nhé.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ