Xem thêm

Giao thức Synapse là gì? Những điều cần biết về tiền điện tử SYN

10 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Giao thức Synapse là một giải pháp cầu nối xuyên chuỗi cho phép chuyển tài sản giữa các chuỗi khối một cách an toàn và hiệu quả.

Vào ngày 21/2/2023, Binance tuyên bố về việc niêm yết giao thức Synapse trên Innovation Zone. Trước Synapse chúng ta có một số dự án khác cũng đã lọt vào mắt xanh của Binance như Hooked Protocol, Rocket Pool hay gần đây nhất là Gains Network… Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu xem Synapse có gì đặc biệt trong bài viết này nhé.

Tổng quan về giao thức Synapse

#1. Synapse Protocol là gì?

Một cách dễ hiểu nhất về Synapse thì đây là một giao thức cấu nối (bridge) chuỗi chéo (cross-chain) mang lại khả năng tương tác giữa các blockchain với nhau. Thông qua giao thức Synapse, người dùng có thể chuyển tiền từ blockchain này sang blockchain khác một cách dễ dàng mà không cần phải sử dụng đến các giải pháp wrapped token (ví dụ như Wrapped BTC chẳng hạn).

Để đạt được điều này, giao thức Synapse kết nối các chuỗi khối bằng cách cung cấp một giao thức nhắn tin chuỗi chéo có thể mở rộng. Trên giao thức này hỗ trợ các loại tiền điện tử khác nhau đồng thời cho phép triển khai các lệnh gọi hợp đồng thông minh… Bằng cách tận dụng Synapse, các chuỗi khối có thể tương tác dễ dàng và an toàn với nhau. Về phía các nhà phát triển, họ có thể xây dựng các ứng dụng chuỗi chéo để đáp ứng nhu cầu của người dùng như DEX, các giải pháp lending, thị trường phái sinh, công cụ tổng hợp lợi nhuận…

Các chuỗi kết nối với giao thức Synapse
Các chuỗi kết nối với giao thức Synapse

#2. Giao thức Synapse hoạt động như thế nào?

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, Synapse kết nối các blockchain với nhau qua một giao thức tin nhắn. Giao thức này có 3 thành phần chính là (1) Phương thức giao tiếp chuỗi chéo – Cross-Chain Messaging; (2) Mô hình bảo mật riêng – Optimistic Verification và (3) Synapse bridge. Synapse cung cấp một bộ hợp đồng thông minh có thể mở rộng. Hợp đồng thông minh nay có thể được triển khai trên bất kỳ chuỗi khối nào và các nhà phát triển có thể tận dụng nó để xây dựng các ứng dụng chuỗi chéo bản địa. 

Cách thức hoạt động của Synapse
Cách thức hoạt động của Synapse

Cross-Chain Messaging

Với hệ thống truyền tin của Synapse, bất kỳ dữ liệu nào cũng có thể được gửi qua các chuỗi khác một cách an toàn và liền mạch. Các ứng dụng không còn phải được triển khai riêng trên nhiều chuỗi như trước đây nữa. Thay vào đó chúng chỉ cần triển khai trên một chuỗi duy nhất và giao tiếp với các chuỗi khác, từ đó tạo ra trải nghiệm người dùng giống nhất quán.

Hệ thống truyền thông điệp cũng bao gồm các cuộc gọi hợp đồng thông minh (smart contract call), cho phép các hợp đồng thông minh trên các chuỗi khác nhau dễ dàng tương tác với nhau. Nói một cách đơn giản, thông điệp của Synapse sẽ được đóng gói như một dạng framework nhằm tạo điều kiện cho khả năng kết hợp giữa các chuỗi.

Optimistic Verification

Optimistic verification được hoạt động dựa trên một mạng lưới các tác nhân ngoài chuỗi, chịu trách nhiệm gửi bằng chứng gian lận để không cho phép bất kỳ giao dịch gian lận nào. Cơ chế này bổ sung thêm một lớp bảo mật quan trọng cho mạng, khiến cho kẻ xấu thực hiện một cuộc tấn công tốn kém hơn nhiều so với cơ chế M/N hiện có. 

Synapse bridge

Synapse bridge cho phép người dùng hoán đổi các tài sản trên hơn 15 chuỗi khối EVM và không phải EVM một cách an toàn và bảo mật. Nó hỗ trợ hai loại bắc cầu là (1) Canonical Token Bridging và (2) Bắc cầu dựa trên thanh khoản.

Synapse bridge cũng có sẵn cho các nhà phát triển muốn tích hợp tính năng hoán đổi tài sản chuỗi chéo vào ứng dụng của họ. Bằng cách tận dụng cầu nối, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng DeFi chuỗi chéo thực sự bao gồm DEX, nền tảng cho vay… Cross-chain AMM cho phép người dùng tiếp cận thanh khoản sâu, phí thấp và trượt giá tối thiểu.

Synapse bridge
Synapse bridge
Cross-chain AMM

Synapse Network là gì? Đây là cơ sở hạ tầng chuỗi chéo được hỗ trợ bởi các trình xác nhận tính toán đa bên phản ứng chung với các sự kiện trên các chuỗi khối được kết nối bởi mạng Synapse. Với Synapse, các giao dịch hoán đổi chuỗi chéo hiện có thể được thực hiện trong một giao dịch duy nhất, đến & từ bất kỳ chuỗi nào được kết nối bởi mạng Synapse, trong vòng chưa đầy 3 phút.

Synapse cross-chain AMM được sử dụng để giúp người dùng có thể nhận tài sản bắc cầu có nguồn gốc từ một chuỗi đích khác được kết nối nhưng khác với Synapse Network (ví dụ nhận ETH gốc trên Arbitrum). Các pool Synapse AMM sử dụng thuật toán hoán đổi ổn định để định giá giao dịch và khuyến khích tái cân bằng tài sản trong quá trình hoán đổi và bắc cầu.

Trong giao thức cross-chain AMM này Synapse giới thiệu 2 loại tài sản khác là nUSD và NETH. trong đó:

  • nUSD: Là một stablecoin chuỗi chéo được hỗ trợ hoàn toàn bởi nhóm thanh khoản nexus stablecoin trên Ethereum bao gồm DAI, USDC và USDT. Khi một stablecoin được kết nối giữa các chuỗi hỗ trợ Synapse, tiền sẽ tự động được chuyển đổi thành nUSD và được kết nối với chuỗi đích.
  • nETH: Là một tài sản chuỗi chéo được gắn với ETH và được hỗ trợ hoàn toàn bởi nhóm thanh khoản nexus ETH trên Ethereum, chỉ bao gồm (hiện tại) ETH. nETH được sử dụng để cho phép kết nối nhanh ETH đến và từ các mạng L2 như Arbitrum, Boba và Optimism.
Tính năng swap trên Synapse
Tính năng swap trên Synapse
Phí giao dịch

Có 6 loại phí trên giao thức Synapse gồm Phí hoán đổi; Phí cầu nối; Phí quản trị; Phí gửi tiền; Phí rút tiền và Phí trình xác thực.

Synapse xAsset

Là tài sản hỗ trợ đa chuỗi có thể được gửi, nhận, lưu trữ và sử dụng trên nhiều chuỗi. Các dự án chọn nâng cấp tài sản của họ thành Synapse xAsset có khả năng được triển khai trên mọi chuỗi hiện tại và tương lai mà giao thức Synapse hỗ trợ.

Synapse Chain là gì?

Synapse Chain đang tạo ra một nền tảng hợp đồng thông minh dựa trên cơ chế PoS để bảo vệ hệ thống truyền tin của giao thức. Synapse Chain nhằm mục đích tăng hiệu quả sử dụng vốn và cắt giảm tỷ lệ phát thải của SYN trên nền tảng Synapse bằng cách loại những pool AMM trên mỗi chuỗi và thay thế bằng tính thanh khoản trên chuỗi Synapse.

Synapse Chain cũng sẽ cho phép các nhà phát triển xây dựng các bộ giao thức mới có thể tương tác với các tài sản trên các chuỗi khác. Ngoài ra, hệ sinh thái Synapse cuối cùng sẽ bao gồm các tính năng cốt lõi của DeFi như sàn DEX, nền tảng phái sinh và cho vay…

#3. Đội ngũ và các backer đằng sau dự án tiền điện tử Synapse?

Không có nhiều thông tin về đội ngũ đằng sau Synapse. Tuy nhiên trong một bài đăng trên Twitter vào tháng 3/2022, Max Bronstein đã thông báo rằng anh sẽ tham gia nhóm cốt lõi của giao thức Synapse với tư cách là COO. Bronstein trước đây đã giữ các vị trí tại các công ty khởi nghiệp tiền điện tử khác như Coinbase và Dharma. 

Về phía backer, Synapse đã nhận được tài trợ từ một số nhà đầu tư như Alameda Research, CMS Holdings, DeFiance Capital, Immutable Capital và Mechanism Capital.

Tổng quan về Synapse token

#1. SYN tokenomics

SYN là mã thông báo gốc của giao thức Synapse. Nó được sử dụng cho các dịch vụ trên mạng. Các chức năng cốt lõi của mã thông báo SYN bao gồm:

  • Staking: Người xác thực đặt cược mã thông báo SYN để trở thành một phần của mạng và kiếm phần thưởng.
  • Phí giao thức và phí gas: Phí thực hiện giao dịch trên mạng được thanh toán bằng mã thông báo SYN. Điều này bao gồm phí tạo và tương tác với hợp đồng thông minh, phí hoán đổi chuỗi chéo và phí đảm bảo tính bảo mật của mạng.
  • Ưu đãi và phần thưởng: Mã thông báo SYN được sử dụng để khuyến khích việc cung cấp tính thanh khoản, duy trì dữ liệu chất lượng cao và tham gia quản trị.
  • Quản trị: Chủ sở hữu SYN có thể bỏ phiếu cho các quyết định quản trị nền tảng.

#2. Sàn giao dịch, ví lưu trữ SYN token

  • Sàn giao dịch: Bên cạnh việc được niêm yết trên Binance Innovation Zone, hiện người dùng có thể giao dịch Synapse token trên một số sàn CEX khác như Gate, MEXC hay Huobi… Ngoài ra, một số sàn DEX khác cũng hỗ trợ như SushiSwap hay Uniswap…
  • Ví lưu trữ: Một số ví phổ biến được dùng để lưu trữ SYN token như MetaMask hay MyEtherWallet. Tham khảo thêm các bài viết liên quan để biết thêm về các loại ví này nhé.

Lịch sử và dự đoán giá SYN token

#1. Lịch sử giá SYN token

  • Khi mã thông báo Synapse lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào cuối tháng 9/2021, nó có giá trị khoảng 2.35 USD. Nó hoạt động không ổn định, trải qua nhiều lần điều chỉnh và kết thúc năm ở mức 2.85 USD.
  • Vào tháng 1/2022, giá SYN đạt mức cao nhất là 3.74 USD vào ngày 05/1 trước khi đóng nến tháng ở mức 2.62 USD. Tháng 2 với nhiều biến động nhưng giá vẫn kết thúc tháng ở mức 2.83 USD.
  • Tháng 3 giá đóng cửa 2.98 USD. Tuy nhiên, tháng 4 giá đã giảm xuống còn 2.53 USD và tiếp tục giảm mạnh còn 1.32 USD sau sự sụp đổ của LUNA. Tháng 6 chứng kiến lần đầu tiên mã thông báo này giảm xuống dưới 1 USD. 
  • Và tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, giá SYN token hiện được giao dịch ở mức 1.13 USD với mức tăng 6.1% trong 24 giờ qua.
Biến động giá SYN token
Biến động giá SYN token

#2. Dự đoán giá SYN token

Trong phần này, BeInCrypto sẽ tổng hợp lại một số dự đoán giá SYN từ các nền tảng dự đoán trên thế giới. Hãy cùng xem giá Synapse Crypto sẽ biến động ra sao trong tương lai nhé.

  • CryptoPredictions dự đoán SYN sẽ đạt 1.22 USD vào tháng 12/2023 và chỉ dưới 1.69 USD vào cuối năm 2024. Dự đoán giá Synapse đối với năm 2025, nó sẽ kết thúc năm ở mức 2.11 USD, trong khi mã thông báo dự kiến sẽ tăng lên từ 2.44 USD – 2.45 USD vào tháng 12/2026.
  • CoinArbitrageBot đưa ra dự đoán giá SYN sẽ ở mức 3.25 USD vào năm 2023. Trang web gợi ý rằng năm 2024 sẽ thấy mã thông báo đạt dưới 5.26 USD một chút, trong khi năm sau giá tiền điện tử Synapse dự đoán có giá dưới 8.51 USD.
  • PricePrediction lạc quan hơn khi dự đoán rằng giá Synapse sẽ đạt 3.33 USD vào năm 2023, trước khi đạt 4.84 USD vào năm 2024 và 6.83 USD vào năm 2025. Vào năm 2026, mã thông báo sẽ vượt qua 10 USD để đạt 10.21 USD trước khi đạt 14.69 USD vào năm 2027 và 21.98 vào năm 2028. Trang web dự đoán giá SYN sẽ kết thúc năm 2030 ở 47.32 USD.

Lời kết

Giao thức Synapse đã mang đến thêm một cách thức nữa để chuyển tài sản giữa các chuỗi khối khác nhau. Mặc dù nó đã gặp phải một vấn đề về bảo mật vào năm 2021 nhưng sự hỗ trợ của Binance thời gian gần đây phần nào là bảo chứng cho sự phát triển tích cực của dự án này.

Theo ghi nhận của BeInCrypto, giao thức Synapse đã tăng trưởng nhiều kể từ khi nó được ra mắt vào năm 2019. Giao thức Synapse đã hỗ trợ đa chuỗi bao gồm cả mạng Lớp 1 và Lớp 2 như Ethereum, Polygon, Avalanche, Arbitrum và Optimism. Vào tháng 5/2020, giao thức này vượt qua 10 tỷ USD tổng giá trị tài sản bắc cầu.

Tham gia nhóm cộng đồng Telegram của BeInCrypto để cập nhật những tin tức mới nhất về dự án Synapse cũng như các bài viết về các dự án tiềm năng trong tương lai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Điểm yếu và đối thủ cạnh tranh của giao thức Synapse là gì?

Synapse bridge có an toàn không?

Synapse có phải là một khoản đầu tư tốt không?

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 3 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ