Trusted

Tezos (XTZ) là gì? Có nên mua Tezos coin hay không?

10 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Sự phát triển của công nghệ blockchain đã dần bước vào giai đoạn trưởng thành. Các nền tảng blockchain phổ biến nhất hiện nay đã phải trải qua biết bao nhiêu phiên bản nâng cấp, bản thử nghiệm. Chẳng hạn như Bitcoin đã trải qua 105 hard fork, trong số đó có 74 hard fork vẫn đang hoạt động. Để giải quyết vấn đề phân nhánh chuỗi khối mỗi khi nâng cấp, dự án Tezos đã ra đời. Vậy Tezos (XTZ) là gì? Nó ra đời nhằm giải quyết những tồn tại nào trong lĩnh vực tiền điện tử. Hãy cùng BeInCrypto giải đáp toàn tập về Tezos và trả lời cho câu hỏi là liệu Tezos coin có đáng để đầu tư.

Tezos (XTZ) ra đời như thế nào?

Tezos là gì

Dự án Tezos được bắt đầu ấp ủ vào năm 2014, 5 năm sau khi Bitcoin ra mắt. Dự án được phát triển bởi hai vợ chồng Arthur (CTO) và Kathleen (CEO) Breitman. Cặp vợ chồng này đã thành lập một công ty khởi nghiệp có tên Dynamic Ledger Solutions (DLS) với mục đích triển khai Tezos. Kể từ khi ra mắt, Tezos đã trải qua một vài năm đầy biến động.

Arthur vốn là một nhà phân tích tại những ngân hàng lớn là Morgan Stanley và Goldman Sachs, đồng thời cũng là một nhà phát triển về ô tô tự lái. Vợ của Arthur là Kathleen, đã từng làm việc trong tập đoàn tư vấn đa quốc gia Accenture, Wall Street Journal, quỹ đầu cơ Bridgewater Associates và R3. Tại đây, Kathleen được tiếp xúc với khái niệm công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán tiên tiến.

Cả hai nhà sáng lập này đều có những nền tảng vững chắc trong cả khía cạnh về kỹ thuật và tài chính, hai nền tảng cơ bản để tạo ra một loại tiền điện tử mới. Phải mất ba năm DLS mới sẵn sàng đưa Tezos ra mắt. Vào tháng 7 năm 2017, họ đã thực hiện Tezos ICO. Dựa vào các mối quan hệ của mình, Breitman đã huy động được 232 triệu USD, thu về 66,000 BTC và 361,000 ETH.

Tezos ICO đã phá vỡ tất cả các kỷ lục của các đợt ICO trong không gian blockchain. Sau khi tài sản ra mắt, DLS đã thành lập Quỹ Tezos, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ để xử lý dự án mới và mua tất cả tài sản trí tuệ liên quan đến chuỗi khối Tezos.

Tezos là gì?

Ý tưởng cốt lõi của Tezos là tạo ra một hệ thống quản trị blockchain có thể tự nâng cấp thông qua hình thức bỏ phiếu bằng đồng XTZ. Những người nắm giữ XTZ đều có quyền biểu quyết về các quy tắc của mạng, và phần mềm sẽ tự động bắt đầu cập nhật. Điều này giúp làm giảm đáng kể những tranh cãi dẫn tới một đợt hard fork của các mạng blockchain.

Không có dự án nào có cùng ý tưởng với Tezos tồn tại trong hệ sinh thái blockchain trước đây. Và sự ra đời của Tezos đã bắt đầu tạo nên sự phân biệt mà chúng ta biết tới ngày nay là sự phân biệt giữa quản trị trên chuỗi và quản trị ngoài chuỗi.

Cách thức hoạt động của Tezos

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm cơ bản về “Tezos là gì”, hãy cùng tiếp tục hiểu xem cách mà Tezos hoạt động như thế nào. Để có thể tự sửa đổi và nâng cấp, chuỗi khối Tezos sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) đã được tinh chỉnh gọi là Liquid Proof-of-Stake (LPoS). Giống với Ethereum, Solana, Algorand, Avalanche, Polkadot và các blockchain hợp đồng thông minh khác, Tezos có thể lưu trữ các chức năng sao chép nhiều loại dịch vụ. Khi được kết nối với giao diện web, chúng sẽ trở thành Dapp.

Những người nắm giữ XTZ khóa tiền của họ trong các hợp đồng thông minh đặc biệt để đổi lấy quyền bỏ phiếu. Quá trình này được gọi là “Nướng XTZ – Baking”, sau khi người dùng gửi tối thiểu 8,000 XTZ, hay còn gọi là các cuộn XTZ. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho việc 8,000 XTZ giống như những cuộn bánh được đem đi nướng.

Những người nướng bánh có vai trò duy trì mạng bằng cách thêm các khối mới, tương tự như cách các nhà khai thác thực hiện với Bitcoin. Tuy nhiên, những người nướng bánh XTZ có thể lựa chọn ủy quyền token của họ cho những người làm bánh khác thay vì chính họ thực hiện. Đổi lại, họ sẽ nhận được token XTZ mới được tạo ra.

Để đảm bảo rằng những người thợ làm bánh là trung thực khi duy trì mạng, người dùng Tezos có thể dễ dàng chuyển đổi giữa chúng dựa trên mười chỉ số độ tin cậy. Nếu chia nhỏ chuỗi khối Tezos thành hai yếu tố cấu thành, nó sẽ bao gồm:

  • Giao thức: Code gửi các đề xuất mới đến trình bao bọc để xem xét.
  • Trình bao bọc: Code xác thực các giao dịch, tự bỏ phiếu và tự cập nhật sau khi những thợ làm bánh bỏ phiếu.

Quy trình bỏ phiếu trên Tezos

Quy trình bỏ phiếu của Tezos trải qua bốn giai đoạn riêng biệt, mỗi giai đoạn cách nhau khoảng 23 ngày:

  • Đề xuất: Thợ làm bánh gửi đề xuất mới để Tezos nâng cấp.
  • Thăm dò: Nếu đề xuất của thợ làm bánh đạt được tỷ lệ ủng hộ là trên 80%, thì đề xuất sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
  • Thử nghiệm: Đề xuất chạy thử nghiệm trong một đợt fork tạm thời (48 giờ) để kiểm tra xem các thay đổi có khả thi để áp dụng hay không.
  • Bình chọn quảng cáo: Các thợ làm bánh tiếp tục một vòng bỏ phiếu khác, nếu đạt tỷ lệ đa số trên 80%, đề xuất sẽ được thực hiện trên chuỗi Tezos chính.

Điều thú vị là các thợ làm bánh cũng có thể yêu cầu được trả tiền cho các đề xuất của họ thông qua các hợp đồng thông minh. Tất cả những gì họ phải làm là đính kèm hóa đơn theo mỗi đề xuất. Nếu hoàn thành giai đoạn 4, thợ làm bánh sẽ nhận được một số lượng XTZ như trong hoá đơn.

Tất cả các hợp đồng thông minh của Tezos đều được tích hợp sẵn ngôn ngữ lập trình Michelson, là một chuỗi hướng dẫn dựa trên các ngăn (tuần tự). Việc thực thi hợp đồng thông minh không thể thất bại. Sau đó, Tezos đã làm cho code của hợp đồng trở nên đơn giản hơn với sự trợ giúp của LIGO.

Sự khác biệt giữa Tezos và Ethereum

Đọc tới đây, nhiều người sẽ cho rằng Tezos khá giống với Ethereum, đặc biệt là khi Ethereum chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận PoS. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt lớn giữa Tezos và Ethereum. Điểm khác biệt đáng chú ý đầu tiên là Tezos tạo ra một sự minh bạch và dễ dàng hơn để người dùng tham gia vào hoạt động quản trị chuỗi.

Trong khi đó, Ethereum sử dụng sự kết hợp nhiều giao thức quản trị ngoài chuỗi kết hợp với các giao thức trên chuỗi. Quyết định được đưa ra bằng việc kết hợp kết quả từ các cuộc thảo luận trên diễn đàn với việc bỏ phiếu trên chuỗi. Tezos có hệ thống quản trị hợp lý trên chuỗi thuần túy.

Người dùng có thể dễ dàng nướng cuộn XTZ từ ví Tezos hoặc tự động ủy quyền XTZ trên các sàn giao dịch.

Các dApp mới mỗi tháng trên chuỗi khối Ethereum
Các dApp mới mỗi tháng trên chuỗi khối Ethereum

Hơn nữa, Tezos đã chạy trên phiên bản đồng thuận PoS ngay từ đầu, làm cho nó trở thành một hệ thống mạnh mẽ hơn vì nó không phải trải qua một loạt nâng cấp cốt lõi.

Tuy nhiên, do Ethereum đã tồn tại lâu hơn Tezos một vài năm, nên nó có hệ sinh thái Dapp đa dạng và phong phú hơn nhiều – bao gồm 3,674 Dapp và 1.22 tỷ hợp đồng thông minh.

Hệ sinh thái DApp của Tezos vẫn xếp sau Ethereum

So với Ethereum, Tezos chủ yếu nổi tiếng nhờ đồng XTZ và tính năng staking và lưu trữ giá trị của nó giống như Bitcoin vậy. Hiện tại, Tezos có tổng cộng khoảng 42 Dapp, trong đó 5 trong số đó là trò chơi blockchain, 16 giao thức DeFi, 3 NFT marketplace, 3 sàn giao dịch và còn lại là những ứng dụng có nội dung khác.

Dapp phổ biến nhất trên Tezos là QuipuSwap. Đây là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và là nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), tương tự như Uniswap. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của QuipuSwap chỉ là một phần rất nhỏ so với Uniswap, chỉ dưới một triệu.

Lịch sử hoạt động của QuipuSwap
Lịch sử hoạt động của QuipuSwap: DappRadar

Về mặt thị phần hợp đồng thông minh, Tezos có thể chưa bằng Ethereum, nhưng nó vẫn được coi là một đối thủ nặng ký trong lĩnh vực này. Công ty bất động sản Eleised Returns đã sử dụng Tezos để mã hóa tài sản trị giá một tỷ USD vào năm 2019. Kể từ đó, chuỗi khối Tezos đã được sử dụng bởi Ubisoft, Groupe Casino, Société Générale, Red Bull Racing Honda và Smartlink,…

Gần đây nhất, Tezos nhận được sử ủng hộ từ các doanh nghiệp trong hệ thống tài chính Thụy Sĩ: Inacta, Crypto Finance AG và InCore Bank. Họ sẽ sử dụng tiêu chuẩn mã thông báo Tezos FA2 để mã hóa tài sản của họ và hợp lý hóa các thủ tục chống rửa tiền và quản lý tài sản.

Giá trị kinh tế của Tezos coin

Nếu bạn mua khoảng 1,000 USD giá trị XTZ coin vào tháng 12 năm 2018 và bán nó vào ngày 4 tháng 10 năm 2021, bạn sẽ kiếm được 24,000 USD lợi nhuận. Trong những năm qua, giá Tezos coin có xu hướng tăng là chủ đạo với rất nhiều cơ hội mua – bán trong ngắn hạn.

Biểu đồ giá XTZ coin
Biểu đồ giá XTZ

Tezos coin hiện có nguồn cung lưu hành khoảng 743.8 tỷ XTZ, với vốn hóa thị trường 6.5 tỷ USD. Tuy nhiên, XTZ coin không giảm phát như BTC. Thay vào đó, Tezos sử dụng mô hình tài trợ lạm phát. Như đã đề cập ở trên, các thợ làm bánh có thể đính kèm hóa đơn theo mỗi đề xuất của họ.

Điều này có nghĩa là XTZ coin mới được tạo không làm giá trị của XTZ coin vì mỗi đồng XTZ coin được tạo ra đều là chi phí cho một cải tiến mới cho mạng Tezos. Nói cách khác, việc XTZ mới được tạo ra không phải là lạm phát mà nó là giá trị được tạo ra nhờ sự đóng góp của các thợ làm bánh. Nếu không có sự đồng thuận bỏ phiếu từ các thợ làm bánh khác thì XTZ coin mới sẽ không được tạo ra.

Khi các đề xuất trở thành bản nâng cấp, giao thức sẽ tạo ra tiền mới. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự pha loãng của những đồng tiền đã được nướng trước đó, Tezos sẽ chia XTZ tương ứng với tỷ lệ gửi tiền.

Với mô hình chi trả cho những sáng kiến mới của Tezos, điều này khuyến khích các thợ làm bánh đưa ra những đóng góp nhằm cải tiến mạng. Có thể nói đây là một mô hình tự tài trợ hiệu quả.

Đối với những người nắm giữ XTZ coin, 80% nguồn cung ban đầu được phát hành cho các nhà đầu tư là tỷ phú Tim Draper và Polychain Capital. 20% còn lại được phân phối cho DLS và Tezos Foundation.

Làm thế nào để mua Tezos coin?

Làm thế nào để mua Tezos coin?

Bạn có thể mua Tezos coin thông qua các ví tiền điện tử phiên bản web tại đa số các sàn giao dịch tiền điện tử lớn. Cụ thể gồm có Binance, Huobi Global, FTX, OKEx, Mandala, Kraken, Binance, eToro, CEX.io và Bitpanda.

Có hai sàn cung cấp staking XTZ một cách đơn giản là Coinbase và Binance. Trên Binance, bạn chỉ cần gửi và giữ các Tezos coin trong ví hay cũng là tài khoản Binance của bạn. Tương tự như vậy đối với Coinbase. Tuy nhiên staking XTZ trên Coinbase chỉ được áp dụng với các khách hàng ở Hoa Kỳ. Nếu bạn tìm kiếm một giải pháp staking an toàn hơn thì ví phần cứng Ledger cũng hỗ trợ staking XTZ coin. Các ví này có ứng dụng Ledger Live, cho phép bạn ủy quyền sức mạnh staking của mình, và chỉ cần nắm giữ XTZ coin trong ví phần cứng của bạn.

Có nên mua Tezos coin hay không?

Breitmans đã vướng phải một vụ tranh chấp nội bộ trong đợt ICO đầu tiên. Breitmans đã bị cáo buộc là bán chứng khoán trái phép. Vụ kiện đã kết thúc với và đạt mức thoả thuận 25 triệu USD giảng hoà ba năm sau đó. Có vẻ như Quỹ Tezos đã giải quyết xong vấn đề này, kể từ khi Arthur Brieman gia nhập quỹ vào tháng 2 năm 2021. Mặc dù Tezos ra đời nhằm hạn chế các tranh chấp nội bộ dẫn đến phân chia mạng blockchain, nhưng chính Breitmans lại vướng phải tranh chấp nội bộ. Không ai biết điều đó có thể tiếp tục xảy ra nữa hay không.

Liệu công nghệ của Tezos có thực sự tự động sửa đổi và nâng cấp khi nhận được sử đồng thuận của đa số hay nền tảng sẽ tan rã và không thể nâng cấp khi không có đề xuất nào đạt được tỷ lệ đồng thuận tối thiểu? Với những hợp tác mới nhất của mạng Tezos có lẽ cũng là điều chúng ta nên chú ý.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

8b8708e04214893263b65ef55a8c801f?s=120&d=mm&r=g
Rahul N.
Rahul Nambiampurath là một nhà tiếp thị kỹ thuật số có trụ sở tại Ấn Độ, người đã bị thu hút bởi Bitcoin và blockchain vào năm 2014. Kể từ đó, anh ấy là một thành viên tích cực của cộng đồng. Ông có bằng Thạc sĩ Tài chính. Nếu quý độc giả có gì muốn trao đổi, hãy liên hệ qua gmail của Rahul.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ