Xem thêm

TrueFi (TRU): Những điều cần biết về giao thức cho vay không thế chấp trên DeFi

11 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

TrueFi là một giao thức cung cấp các giải pháp cho vay không thế chấp và thế chấp, cho phép những người có vốn thặng dư kiếm được lợi tức và những người muốn vay với khả năng tiếp cận thanh khoản cao.

Thời gian gần đây, có một dự án đã nhận được không ít quan tâm từ cộng đồng. Người ta biết đến nó thông qua đồng stablecoin đã từng có sự liên quan trước đó. Và đồng stablecoin này hiện dường như cũng lọt vào mắt xanh của Binance khi mà cuộc khủng hoảng xảy đến với BUSDsàn giao dịch này dường như có ý định đa dạng hóa các stablecoin trên sàn.

Vốn hóa TUSD stablecoin trong 30 ngày qua
Vốn hóa TUSD stablecoin trong 30 ngày qua

Dự án stablecoin mà BeInCrypto nhắc đến ở đây là TrueUSD (TUSD). Vốn hóa của TUSD tăng nhanh chóng và đạt mức hơn 2 tỷ USD tại thời điểm BeInCrypto viết bài này. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ không đi sâu vào tìm hiểu TUSD là gì? Thay vào đó, chúng ta sẽ tìm hiểu một dự án khác từng có mối liên hệ với TUSD và được hưởng lợi khá nhiều từ đồng stablecoin này thời gian qua. Đó là TrueFi và đồng coin TRU.

Vậy dự án TrueFi (TRU) là gì? Mối quan hệ của nó với với TUSD như thế nào? Hãy cùng với BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về dự án TrueFi Crypto

#1. TrueFi là gì?

Dựa theo thông tin được cung cấp trong whitepaper của dự án thì TrueFi định vị mình là một nền tảng cơ sở hạ tầng dành riêng cho thị trường tín dụng tài sản kỹ thuật số (Credit market). Nói một cách dễ hiểu hơn thì TrueFi là một nền tảng kết nối giữa người vay và người cho vay (Crypto lending). Nó cho phép người cho vay có thể kiếm lời từ tài sản số của mình. 

Thông thường, hoạt động vay – cho vay trên một nền tảng sẽ yêu cầu đến tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay sẽ được trả lại đúng hẹn. Lấy ví dụ, người vay có thể thế chấp Bitcoin (BTC) để vay một lượng USDT nhất định. Đến hẹn, sau khi USDT được hoàn trả đầy đủ kèm một khoản lãi, lượng BTC thế chấp sẽ được giải ngân. Tuy nhiên, đối với dự án TrueFi nó nổi bật như một giải pháp cho vay không thế chấp (hay trong mô hình vay – cho vay truyền thống chúng ta gọi là vay tín chấp).

Vì là mô hình vay không thế chấp nên để đảm bảo khoản vay sẽ được trả đúng hẹn, TrueFi sẽ giúp người dùng ra quyết định cho vay hay không dựa vào điểm tín dụng của người vay (credit score). Hiểu đơn giản thì hệ thống điểm tín dụng này sẽ chấm điểm người vay từ đó đưa ra gợi ý về khả năng trả nợ của người đi vay và rủi ro cho vay của người cho vay. Thông thường, điểm tín dụng càng cao thì tỷ lệ uy tín càng cao và ngược lại. Trong tương lai, các nhà cho vay có thể dựa vào điểm tín dụng này để điều chỉnh tỷ lệ lãi suất (nếu có). Khi điểm tín dụng cao, lãi suất cho vay có thể thấp hơn so với việc một người có điểm tín dụng thấp và ngược lại.

Ý tưởng về TrueFi được hình thành vào năm 2017 bởi Archblock, trước đây gọi là TrustToken. TrustToken cũng đã ra mắt TrueUSD – TUSD stablecoin và chính thức ra mắt giao thức TrueFi vào tháng 11/2020 với mục tiêu nâng cao trải nghiệm cho vay và cho vay phi tập trung thông qua tính minh bạch được tối ưu hóa. Kể từ khi ra mắt, giao thức TrueFi đã tạo ra hơn 2 tỷ USD và trả hơn 40 triệu USD tiền lãi cho những người tham gia. Những người vay bao gồm các tổ chức tiền điện tử hàng đầu, các công ty Fintech, quỹ tín dụng và các công ty tài chính truyền thống…

#2. Các tính năng của TrueFi

TrueFi có các tính năng thuận lợi để người cho vay, người đi vay và người quản lý danh mục đầu tư tận dụng. Đồng thời với đó, TrueFi tập trung vào việc cung cấp các cơ hội cho vay có thế chấp (collateralized loan) và không thế chấp (uncollateralized loan) để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Giao thức này được thiết kế với một số tính năng chính.

  • Cho vay (Lending): Hiểu nôm na là những người có nhu cầu cho vay sẽ xem và lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp với tiêu chí của mình về rủi ro & lợi nhuận trên TrueFi để tham gia. Chọn xong thì họ có thể phân bổ vốn và theo dõi mọi hoạt động liên quan đến phần vốn đó.
  • Vay (Borrowing): Những người có nhu cầu vay có thể tìm kiếm các danh mục cho vay phù hợp với nhu cầu trên giao thức TrueFi. Về cơ bản thì mỗi lần thực hiện vay/trả vay, sẽ tác động đến xếp hạng tín dụng, từ đó mang lại khả năng có thể tiếp cận vốn tốt hoặc xấu trong tương lai trên nền tảng này.
  • Quản lý (Managing): TrueFi cũng cho phép các bên quan tâm thành lập và quản lý quỹ tín dụng của riêng họ. Cụ thể, các nhà quản lý danh mục đầu tư có thể điều hành một quỹ tín dụng bằng cách sử dụng chuỗi khối Ethereum (hoặc một chuỗi khối được hỗ trợ khác).

#3. Giao thức TrueFi hoạt động như thế nào?

Về bản chất, TrueFi tạo ra một luồng hoạt động để vận hành quy trình vay và cho vay trên nền tảng. Luông hoạt động này sẽ xoay quanh một lending pool. TrueFi sử dụng nhóm cho vay được quản lý bởi TrueFi DAO. Cụ thể:

  • Những người cho vay sẽ gửi tiền của họ đến TrueFi lending pool. Họ sẽ nhận lại được LP token dạng tfToken đại diện cho số tiền gốc và lãi, ví dụ như tfUSDC, tfBUSD, tfTUSD và tfUSDT. Các mã thông báo này có thể có thanh khoản riêng trên Uniswap và các DEX khác. Khi người cho vay rút tiền của họ, những LP token này sẽ được trả lại và đốt đi.
  • Thông qua các DAO pool, những người có nhu cầu vay có thể đăng ký vay. Các khoản vay được yêu cầu phải vượt qua quy trình phê duyệt TrueFi. Thẩm quyền phê duyệt được trao cho những người nắm giữ TRU token. Để làm như vậy, họ cần đáp ứng các yêu cầu về rủi ro và hoàn trả tối thiểu được thiết lập bởi giao thức.
  • Khi yêu cầu vay được phê duyệt, người vay sẽ có thể nhận tiền từ TrueFi pool và hoàn trả khi đến hạn.
Mô hình hoạt động của TrueFi
Mô hình hoạt động của TrueFi

#4. Rủi ro của TrueFi và mô hình cho vay không thế chấp

Mặc dù những người đi vay thường sẵn sàng trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay không thế chấp, nhưng những khoản lãi suất cao hơn này không phải là không có rủi ro. So với cho vay thế chấp, mô hình cho vay không thế chấp của TrueFi có 2 rủi ro lớn:

  • Rủi ro mất mát khoản vay: Vay không thế chấp là hình thức cho vay dựa trên niềm tin, đi kèm với tiêu chuẩn tin cậy cao hơn nhiều mà người đi vay phải đáp ứng. Đương nhiên, việc vay không thế chấp có nghĩa là không có tài sản đảm bảo để bảo chứng nên sẽ dẫn đến rủi ro khó thu hồi lại khoản vay đó. Giao thức TrueFi dựa vào điểm tín dụng để ra quyết định cho vay. Trong trường hợp vỡ nợ đối với khoản vay không thế chấp, người vay quá hạn sẽ được đánh giá về mức độ đáng tin cậy trước khi khoản vay được thực hiện và sẽ phải đối mặt với cả thiệt hại về uy tín và hành động pháp lý. 
  • Tính thanh khoản: Trong khi những người cho vay trên V1 của TrueFi đôi khi gặp phải tình trạng trượt giá khi cố gắng thoát khỏi vị thế của họ trong nhóm cho vay, thì V2 đã giới thiệu Liquid Exit để tạo ra một cách nhanh chóng, dễ dàng với chi phí thấp cho việc rút tiền ngay lập tức khỏi tất cả lending pool. Điều này đã được thực hiện bằng cách cho phép lending pool mua lại token cho vay của người cho vay bằng vốn chưa sử dụng của pool. Bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ cho nhóm Uniswap của token nhóm cho vay TrueFi (tfUSDC, tfUSDT và tfTUSD), người cho vay giờ đây có thể tự do thoát khỏi vị thế TrueFi của họ bất kỳ lúc nào với chi phí thấp nhất có thể.

Rủi ro mất khoản vay là khá hiện hữu và bản thân giao thức TrueFi cũng cung cấp một số biện pháp khác ngoài việc dựa trên điểm tín dụng để hạn chế rủi ro xảy đến với tài sản người cho vay. Cụ thể:

  • Staked TRU (stkTRU) sẽ cung cấp +3 triệu USD như một khoản bảo vệ mặc định cho người cho vay (tối đa 10% của tất cả stkTRU có thể bị thanh lý trong trường hợp vỡ nợ).
  • Ra mắt quỹ SAFU trong TrueFi V4, được tài trợ một phần bởi Công ty và một phần bằng phí giao thức TrueFi.

Tổng quan về TrueFi token (TRU)

#1. TRU Tokenomics

Tổng cung mã thông báo TRU tại thời điểm BeInCrypto viết bài này là gần 2 tỷ token. Các mã thông báo đã được phân phối theo tỷ lệ:

  • 39% cho incentive.
  • 26.75% cho private sale. 
  • 18.5% dành cho team. 
  • 11.25% cho công ty và foundation. 
  • 4.5% cho việc quản lý và xây dựng đội ngũ trong tương lai.
Phân bổ TrueFi token
Phân bổ TrueFi token

#2. Người dùng có thể kiếm TRU token bằng cách nào?

Hiện tại có 3 cách để kiếm được TRU:

  • Một là kiếm TRU với tư cách là người cho vay bằng USDC, USDT hoặc TUSD tại TrueFi.io.
  • Hai là kiếm TRU với tư cách là người đặt cược TRU bằng cách sử dụng TRU (đã mua hoặc kiếm được) trên TrueFi.io.
  • Ba là mua TRU trên các sàn CEX như Binance, MEXC… hay các sàn DEX như Uniswap, SushiSwap hay một số aggregator như 1inch, Paraswap

#3. Mối liên hệ giữa TrueFi và TUSD stablecoin là gì?

Như BeInCrypto đã nhắc đến ở đầu bài viết này, token TRU đã tăng mạnh trong một làn sóng đầu cơ về giao dịch stablecoin của Binance. Việc tăng giá TRU dường như đến từ việc người dùng đang suy đoán về mối liên hệ giữa 2 token này. Tuy nhiên, có một số điều mà chúng ta cần lưu ý rằng các nhà phát hành mã thông báo TrueUSD và TRU đã được tách ra cách đây một thời gian. Theo tìm hiểu của BeInCrypto thì:

  • Dựa trên thông báo của CEO TrustToken, Rafael Cosman vào thời điểm tháng 1/2021 thì TrustToken đã bán TUSD vào năm 2020 cho một công ty có tên Techteryx.
  • TrustToken cũng tách khỏi giao thức TrueFi và được đổi tên thành Archblock vào năm 2022, khi TrueFi bắt tay vào con đường phi tập trung hóa nền tảng.

Như vậy, có thể thấy về cơ bản dường như TrueFi và TUSD không còn mối liên hệ gì. Gần đây, trong một đoạn tweet, CEO của Binance cũng một lần nữa đề cập đến mối liên hệ giữa TRU và TUSD. Theo đó, dường như mọi người đang nhầm tưởng mối liên hệ giữa 2 token này.

Dự đoán giá TRU token

Sau đoạn tweet làm rõ mối liên hệ giữa TRU và TUSD mà BeInCrypto vừa chia sẻ ở trên, giá TRU đột ngột giảm mạnh từ mức 0.1471 USD về 0.1100 USD. Vào thời điểm ra mắt, giá TRU được giao dịch ở mức 0.15 USD và giá đạt 0.55 USD vào tháng 2/2021. Giá thấp nhất mọi thời đại cho mã thông báo TRU là 0.02638 USD đã đạt được vào ngày 23/12/2022. Mức giá cao nhất đạt được vào ngày 12/8/2021, tại 1.02 USD.

Dưới đây là một số dự đoán giá TRU trong tương lai:

  • PricePrediction dự báo giá của TRU sẽ tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, các mã thông báo tiền điện tử có thể biến động mạnh hàng ngày, ngay cả khi xu hướng chung là tăng. Đến cuối năm 2023, giá của mã thông báo có thể đạt 0.18 USD, tiếp theo là 0.36 USD vào năm 2025. Đến cuối năm 2028, TRU có thể được định giá ở mức 1.10 USD. Ngoài ra, giá có thể đạt 2.29 USD vào năm 2030.
  • DigitalCoinPrice dự đoán giá TRU sẽ đạt 0.25 USD vào cuối năm 2023 và 0.42 USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng dự đoán của TRU được dự đoán sẽ chậm hơn trong những năm tiếp theo, đạt 0.64 USD vào năm 2028 và 1.21 USD vào năm 2030.

Lời kết

TrueFi nhằm mục đích cung cấp các khoản vay không thế chấp cho bất kỳ ai có thể chứng minh rằng họ đáng tin cậy. Đây có thể là một công cụ thay đổi cuộc chơi cho những người ở nhiều nơi trên thế giới không có quyền truy cập vào các công cụ tài chính cơ bản. Hơn nữa, TrueFi cung cấp các khoản vay bền vững với tỷ lệ hoàn vốn cao có thể dự đoán bằng cách sử dụng tài sản ổn định.

Tuy nhiên, các khoản vay không thế chấp vốn đã rủi ro hơn các khoản vay có thế chấp. Do đó, lợi nhuận cho các khoản vay TrueFi stablecoin thường cao hơn các tài sản tương tự trên nhiều giao thức DeFi khác.

Tham gia nhóm cộng đồng Telegram của BeInCrypto để cập nhật những tin tức mới nhất về giao thức TrueFi cũng như phân tích biến động giá TRU token và tương lai của TUSD stablecoin nhé.

Câu hỏi thường gặp

TrueFi có phải là một khoản đầu tư tốt không?

Dự đoán giá TrueFi Crypto sẽ tăng trong tương lai?

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ