Xem thêm

Những điều cần biết về Waltonchain & WTC coin

8 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Waltonchain (WTC) là một nền tảng kết hợp giữa công nghệ blockchain, Internet of Things (IoT) với công nghệ RFID được ra mắt vào năm 2016.

Waltonchain là gì?

Waltonchain là một nền tảng kết hợp giữa công nghệ blockchain, Internet of Things (IoT) với công nghệ RFID được ra mắt vào năm 2016. Định hướng ban đầu của Waltonchain là cung cấp các giải pháp hỗ trợ thương mại, quản lý chuỗi cung ứng sản xuất.

Đặc thù của các quy trình sản xuất vốn có nhiều công đoạn, nhiều khâu phức tạp cần quản lý và theo dõi chặt chẽ. Thời kỳ mà Internet of Things (IoT) vẫn còn khá mới mẻ, sự ra mắt của Waltonchain giúp các chủ doanh nghiệp giám sát toàn bộ quy trình. Do đó, Waltonchain trở thành một trong những dự án dẫn nhập và ứng dụng chuyên nghiệp công nghệ vào ngành công nghiệp thương mại.

Những điều nổi bật của Waltonchain

1. Công nghệ blockchain + IoT

IoT hay Internet of Things được hiểu là Internet vạn vật. Nhờ vào IoT, các thiết bị cơ khí và kỹ thuật số có khả năng truyền dữ liệu thông qua các cảm biến. Các dữ liệu này được lưu trữ và tổng hợp để doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, quản lý và chọn lọc thông tin cần thiết. Một vài thiết bị thường ngày sử dụng IoT như điều khiển, tivi thông minh, camera an ninh,…

Tuy nhiên, IoT có điểm hạn chế vì sử dụng cơ chế máy chủ tập trung và tiềm ẩn rủi ro bị tấn công mạng. Việc kết hợp blockchain với IoT nhằm tận dụng ưu điểm của blockchain vào thế giới IoT. Nhờ vậy, các thông tin từ chuỗi cung ứng được quản lý phi tập trung, minh bạch, bảo mật và khó bị xâm nhập hơn.

Mô hình hệ sinh thái VIoT theo Waltonchain
Mô hình hệ sinh thái VIoT theo Waltonchain

Việc kết hợp giữa blockchain và IoT trong Waltonchain tạo ra một khái niệm mới gọi là VIoT (Value Internet of Thing). Hệ sinh thái VIoT phát triển dựa trên tiêu chí “thiết bị là nền tảng, mạng là liên kết, giá trị là trung tâm và dữ liệu là mạch dẫn”. Từ đó, VIoT giúp hiện thực hóa đồng thuận (Consensus), đồng quản trị (Co-governance), đồng chia sẻ (Co-sharing) và đồng tích hợp dữ liệu (Co-integration).

Công thức về Tầm nhìn của Waltonchain_anhrtrichdan_biencrypto
Công thức về Tầm nhìn của Waltonchain

2. Cấu trúc vận hành 6 tầng

Cấu trúc của hệ sinh thái Waltonchain
Cấu trúc của hệ sinh thái Waltonchain

Waltonchain đặt ra hai bài toán trong câu trúc xử lý thông tin của chuỗi, đó là: Đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu và lưu thông giá trị dữ liệu suôn sẻ giữa các tầng dữ liệu. Để đảm bảo hai tiêu chí này, dự án đã công bố hệ thống dữ liệu 6 tầng trong whitepaper 2.0 vào năm 2018, bao gồm: tầng vật thể thực (object layer), tầng cơ sở (base layer), tầng cốt lõi (core layer); tầng mở rộng (extension layer); tầng dịch vụ (service layer) và lớp ứng dụng (application layer). Cụ thể:

  • Hệ thống tích hợp chíp RFID với khả năng tự xác minh dữ liệu hai chiều ở các tầng thấp như object layer để chống giả mạo dữ liệu và ngăn chặn các cuộc tấn công phát lại.
  • Ngoài ra, cơ sở hạ tầng còn có thiết bị cảm biến được dùng để theo dõi, phân tích, xử lý và truyền dữ liệu cũng như thực hiện các thao tác AI cơ bản để xác định dữ liệu nguồn cụ thể.
  • Core layer và Extension layer chứa chuỗi chính của Waltonchain sử dụng cơ chế đồng thuận của WPoC và được phát triển từ Go Ethereum.
  • Hai tầng trên cùng có tính kết nối các các doanh nghiệp thông qua hợp đồng thông minh. Nhà phát triển có thể truy cập thư viện hợp đồng thông minh của Waltonchain. Bên cạnh đó, dự án hỗ trợ các hợp đồng thông minh của các blockchain phổ biến như Fabric và Ethereum để nhà phát triển dễ dàng tạo lập Dapp.

3. Cơ chế đồng thuận WPoC

Waltonchain sử dụng cơ chế đồng thuận Waltonchain Proof of Contribution (WPoC). Về kiến trúc, WPoC là sự kết giữa Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) và Proof of Labor (PoL). Trong đó:

  • PoW có lợi thế phi tập trung, minh bạch và độc quyền.
  • PoS giúp tiết kiệm chi phí hơn và các nhóm xác thực giúp tăn bảo mật hơn.
  • Cơ chế PoL có lẽ khá xa lạ so với các dự án Blockchain hiện đang hoạt động. Theo Waltonchain, PoL giúp truyền dữ liệu và mã thông báo được trao đổi giữa các node giữa chuỗi chính, chuỗi phụ và chuỗi phụ chéo.

Kết lại, WPoC tận dụng các ưu điểm từ các thuật toán trên để tạo ra hệ sinh thái minh bạch, độc quyền, bảo mật, đảm bảo đường truyền dữ liệu ít bị gián đoạn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

4. Hệ sinh thái tự trị

Trong tài liệu WTA của dự án đề cập về hệ sinh thái tự trị bao gồm tổ chức tự trị là những người nắm giữ WTC coin. Tổ chức tự phi (DAO) của Waltonchain có quy định, nghĩa vụ, lợi ích và hiến pháp riêng nhằm phát triển bền vững cho hệ sinh thái tự trị. Những thành viên trong tổ chức này được hưởng nhiều quyền lợi, như phần thưởng WTC coin mỗi 6 tháng một lần; nhận thưởng từ hoàn thành nhiệm vụ; giảm phí giao dịch; nhận mã thông báo của chuỗi phụ; khấu trừ giá trị tiêu dùng.

Roadmaps & Updates

Roadmap Waltonchain
Roadmap Waltonchain

Waltonchain đã vạch ra lộ trình phát triển dự án thông qua 5 giai đoạn chính:

  • 1.0 – Token Circulation: Mainnet parent chain, WTC app trên PC, Android và iOS.
  • 2.0 – Data Circulation: Tải dữ liệu lên các chain, tạo ra cross-chain data.
  • 3.0 – Value Circulation: Triển khai kiến trúc cross-chain, hê thống truyền thông mạng giữa các chain.
  • 4.0 – Customized services: Cho phép kết nối, tương tác giữa chuỗi chính, chuỗi phụ. Từ đó hoàn chỉnh tầng dịch vụ, ứng dụng trong cấu trúc.
  • 5.0 – Ecosystem construction: Hệ sinh thái Waltonchain được thiết lập thông qua sự tích hợp giữa các chain.

Đội ngũ Waltonchain

Theo giới thiệu, đội ngũ Waltonchain bao gồm nhiều thành viên có kinh nghiệm làm việc với các chuỗi cung ứng.

  • Đồng sáng lập Waltonchain, Do Sanghyuk từng là cựu Giám đốc hiệp hội Sản phẩm tiêu chuẩn Hàn Quốc.
  • Đồng sáng lập khác là Xu Fangcheng hiện đương nhiệm vị trí Giám đốc quản lý chuỗi cung ứng của Septwolves Group Ltd.
  • Cố vấn công nghệ của dự án là Kim Sukku, cựu phó chủ tịch của Samsung.

Nhà đầu tư và đối tác

Các đối tác của Waltonchain
Các đối tác của Waltonchain

Đối thủ cạnh tranh

VeChain có lẽ là đối thủ đáng gờm của Waltonchain. Hai dự án này có nhiều điểm tương đồng. Về thời gian ra mắt, VeChain (VET) được thành lập từ năm 2015 bởi đội ngũ chuyên gia từ Trung Quốc. Tương tự, Waltonchain ra mắt sau một năm và đội ngũ đa phần là người Trung Quốc.

Ngoài ra, VeChain là blockchain nổi bật về cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng. Mạng lưới đối tác của dự án này khá đa dạng, hai đối tác nổi bật là Walmart và hãng xe BMW. Mặc dù hai dự án cùng trong phân khúc dịch vụ thương mại nhưng có lẽ hai bên đang nhắm vào hai thị trường khác nhau. Nếu như VeChain tập trung vào hàng hóa cao cấp thì Waltonchain lại khởi đầu với phân khúc quần áo.

Một đối thủ khác của Waltonchain là Ambrosus (AMB) cũng tập trung vào chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Ambrosus cũng tìm được phân khúc chính trong ngành thực phẩm. So với VeChain và Waltonchain thì Ambrosus có phần hạn chế trên một vài phương diện.

WTC coin là gì?

WTC coin là mã thông báo quản trị của hệ sinh thái Waltonchain. Đây cũng là điều kiện cần của cộng đồng Waltonchain khi tham gia vào DAO như BeInCrypto đề cập phía trên.

1. Thông tin cơ bản về WTC coin

  • Tên mã thông báo: Waltonchain .
  • Ký hiệu: WTC.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Loại token : Utility and government Token.
  • Chuẩn token: ERC-20.
  • Hợp đồng thông minh: 0xb7cb1c96db6b22b0d3d9536e0108d062bd488f74.
  • Tổng cung: 100,000,000 WTC.
  • Tổng cung đang lưu hành: 86,052,189 WTC coin (Cập nhật ngày 17/10/2022).

2. Cách mua và thu thập WTC coin

  • Hiện tại, độc giả có thể mua WTC token trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử, như là: Binance; Huobi; Bitvavo; Pionex… Ngoài ra, độc giả có thể tài ứng dụng của Waltonchain trên Android, iOS và máy tính để mua WTC coin bằng tiền fiat.
  • Để lưu trữ token này, độc giả có thể sử dụng ví lưu trữ hỗ trợ token tiêu chuẩn ERC-20 như MetaMask
  • Để kiếm thêm WTC coin, độc giả có thể tham gia stake (đặt cọc) hoặc trở thành thành viên của tổ chức tự trị.

3. Lợi ích khi nắm giữ WTC token

Bởi vì WTC là mã thông báo quản trị trong trong hệ sinh thái Waltonchain nên holder WTC sẽ nhận được nhiều quyền lợi như:

  • Stake WTC coin trên chuỗi Waltonchain để tham gia nhóm xác thực, phân phối dữ liệu, voting, vận hành và quản lý các chuỗi con.
  • Trở thành các node này để nhận phần thưởng WTC.
  • Phần thưởng token mỗi 6 tháng một lần.
  • Giảm phí giao dịch.
  • Tham gia hoàn động quản trị, đóng góp cho chuỗi phụ để nhận mã thông báo của chuỗi phụ.
  • Khấu trừ giá trị tiêu dùng từ WTC.

Ngoài ra, các thợ đào cũng có thể tham gia đào đồng WTC trong cơ chế PoW. Tuy nhiên, phần thưởng có thể giảm dần theo thời gian nhưng có thể giá trị của token sẽ tăng trưởng tốt trông tương lai.

Có nên đầu tư của WTC coin?

Từ những thông tin trên có thể thấy, Waltonchain là một dự án có sự đầu tư từ hệ thống đến phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, WTC coin cũng đã vượt qua các vòng kiểm duyệt để niêm yết trên sàn giao dịch Binance. Hê sinh thái của dự án cũng giải quyết các vấn đề quan trọng trong ngành công nghiệp thương mại. Do đó, đồng tiền điện tử này được đánh giá là có nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, lộ trình phát triển của WTC coin lại không quá lý tưởng so với các dự án tiền điện tử ra mắt cùng thời điểm. Có lẽ, chiến lược marketing cho tiền điện tử này vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ