Trusted

Mô hình GameFi trong tương lai sẽ có xu hướng như thế nào?

8 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

GameFi và NFT là hai xu hướng được quan tâm nhất trong DeFi cũng như thị trường blockchain. Sau P2E, đâu sẽ là mô hình GameFi tiếp theo trong tương lai?

Trong năm 2021, Newzoo đã thống kê tổng doanh thu trong lĩnh vực game đạt con số 180.3 tỷ USD. GameFi là thị trường nổi trội với số lượng giao dịch liên quan đã tăng 2,934%. Nguồn vốn chảy vào ngành công nghiệp này trong năm ngoái khoảng 3.4 tỷ USD. Vậy GameFi hay Game Fi là gì? Xu hướng phát triển mới của thị trường này? Nếu quý độc giả có cùng thắc mắc trên hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

GameFi là gì?

GameFi là một cụm từ ghép để mô tả các thể loại game được phát triển trên nền tảng blockchain. Trong đó, tiền tố Game nghĩa là trò chơi và Fi trong Finance nghĩa là tài chính. Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp game Blockchain có yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Trong đó, người chơi game không chỉ được giải trí mà còn kiếm nguồn thu nhập từ chúng.

Nếu blockchain là điều kiện ‘cần’ của các dự án GameFi thì NFT (mã thông báo không thể thay thế), tiền điện tử hay coin/token là điều kiện ‘đủ’. Trong lĩnh vực game, yếu tố kinh tế được phát triển từ nhu cầu trao đổi hàng hóa và tài sản. Do đó, các dự án GameFi có xu hướng đầu tư vào cốt truyện, nhân vật, đồ họa, tiện ích và tạo ra một địa điểm giao dịch là các chợ (marketplace). Mặc khác, tài sản tương tự “tiền” dùng để quy đổi là coin/token, gọi chung là tiền điện tử. Đồng thời, các nhà phát triển sử dụng tiền điện tử cho cơ chế khai thác phần thưởng.

Ngoài ra, NFT có tính minh bạch, độc quyền và phi tập trung tạo nên mạch kết nối trong lĩnh vực này. Qua đó, GameFi trở nên lý tưởng và đáng mơ ước từ những thập niên trước.

Các mô hình GameFi tạo xu hướng

Play to Earn – P2E

Mô hình Play to Earn từng thống thị thị trường GameFi
Mô hình Play to Earn từng thống thị thị trường GameFi

Play to Earn (P2E) là mô hình phổ biến trong GameFi. Người chơi game để kiếm thu nhập từ việc bán vật phẩm hoặc từ cơ chế phần thưởng của trò chơi. Nếu như mô hình trò chơi của Web 2.0 có Pay to Play (P2P), nghĩa là trả phí một lần để chơi, thì người chơi P2E cần đầu tư một khoản tiền vào nhân vật hoặc tài sản như token của game để tham gia chơi.

Khi nhắc đến P2E, dự án không thể không nhắc đến là Axie Infinity, một trò chơi lấy cảm hứng từ Pokemon. Về cách chơi game Axie Infinity hay các game P2E khác, chi phí đầu vào thường dùng để đầu tư vào các nhân vật và một khoản token để nâng cấp. Thời gian sau, nhiều tưa game có chủ đề đa dạng như Sorare, The Sandbox, My DeFi Pet,… nhưng bản chất mô hình vẫn giống nhau.

Free to Earn – F2E

Free to Earn (F2E) cũng là mô hình chơi game để kiếm tiền nhưng người chơi chỉ cần đăng ký và tham gia chơi, nghĩa là giảm đi rào cảng về phí đầu vào. Nếu so sánh với game Web2 thì Free to Earn sẽ vươn lên một bậc so với Free to Play. Về cơ bản, người chơi game F2E không chỉ giải trí mà còn kiếm được tiền. Nhưng so sánh với play to Earn thì F2E đỡ tốn kém hơn.

Trên thực tế, một vài mô hình game F2E vẫn sẽ khuyến khích mua token. Dòng tiền từ mô hình này đến từ quảng cáo, Tokenomics, độ ảnh hưởng cộng đồng hoặc tùy chọn thêm tiền để chiến thắng một ván chơi nào đó. Bởi vì không phải đầu tư nhiều nên thu nhập của F2E không bằng P2E cũng như người chơi phải dành nhiều thời gian hơn nếu muốn kiếm thu nhập từ game. Một vài tựa game tiêu biểu trong mô hình này, như là: Thetan Arena; Gods Unchain; Blankos; Berserk.

Move to Earn – M2E

Move to Earn (M2E) là mô hình vận động thể chất như chạy bộ, đi bộ, ngủ, chơi thể thao để kiếm tiền. Thay vì dành thời gian để chơi game, M2E khuyến khích người chơi dành thời gian để rèn luyện thể chất. Do đó, ý tưởng vừa được tập thể dục, vừa được nhận tiền đã trở thành xu hướng mới trong năm 2022.

Một vài tựa game M2E nổi bật trong năm nay như là: StepN; Calo; Sweatcoin; Genopets… Bên cạnh các hoạt động thể chất được ủng hộ, một mô hình biến tướng của M2E gây tranh cãi là Sex to Earn. Về cơ bản, các hành vi trên vẫn được khuyến khích vì mang giá trị lành mạnh về khía cạnh khoa học.

Dự đoán mô hình GameFi trong tương lai

Trong bài viết này, BeInCrypto sẽ dẫn nhập độc giả về các mô hình GameFi có khả năng trở thành xu hướng trong tương lai. Để chọn lọc ra các mô hình này, BeInCrypto dựa trên yếu tố nhu cầu cá nhân (từ tháp Maslow), nhu cầu thị trường và yếu tố cấu thành xu hướng.

Sử dụng tháp Maslow để dự đoán mô hình GameFi trong tương lai
Sử dụng tháp Maslow để dự đoán mô hình GameFi trong tương lai

Về yếu tố nhu cầu con người, BeInCrypto giải thích tổng quan về tháp Maslow tương ứng với nhu cầu của con người. Có thể độc giả đã biết thì tháp Maslow sẽ có 5 tầng đại diện cho 5 nhu cầu chính của con người, đó là:

  • Tầng 1 (Nhu cầu sinh học – thể chất).
  • Tầng 2 (Nhu cầu được thoải mái, an toàn).
  • Tầng 3 (Nhu cầu xã hội).
  • Tầng 4 (Nhu cầu được tôn trọng).
  • Tầng 5 (Nhu cầu được khẳng định bản thân).

Bên cạnh lý thuyết Maslow, BeInCrypto đút kết từ những dự án GameFi nổi bật sẽ bao hàm các tiêu chí, như sau: sáng tạo từ các ý tưởng gần gũi; có khả năng cạnh tranh; có yếu tố thu hút cộng đồng và tạo xu hướng. Trong một vài tài liệu, quý độc giả sẽ bắt gặp thuật ngữ X to Earn hay X2E. Thuật ngữ này ám chỉ các mô hình kiếm tiềm chung với “X” là một biến số bất kỳ. Do đó, X to earn bao hàm cả Play to Earn, Move to Earn và các mô hình dưới đây.

Learn to Earn – L2E

Nếu chơi game theo hình thức Play to Earn giúp người chơi thỏa mãn 2 tầng đầu của tháp Maslow. Nghĩa là, giải trí là nhu cầu cơ bản của mọi người và việc tập trung vào một hình thức giải trí khiến con người cảm thấy thoải mái. Thì Learn to Earn được dự đoán sẽ là thế hệ GameFi tiếp theo khi hướng đến nhu cầu xã hội, tầng 3 của Maslow. Thuật ngữ này làm nổi bật ý tưởng vừa chơi, vừa học, vừa kiếm tiền.

Hiện tại, một vài dự án đã thử nghiệm mô hình này như GOGA, PomPak hay Meland.ai. Lấy ví dụ như GOGA tự giới thiệu dự án là ứng dụng Web3 kết hợp 2 yếu tố GameFi & Social Fi và giúp người chơi học tiếng anh hiệu quả. Dự án này ra mắt vào Q3/2021 nhưng đến Q1/2023 mới mở bán IDO và IEO.

Một dự án Learn to Earn chuẩn bị mở bán
Một dự án Learn to Earn chuẩn bị mở bán

Một dự án khác là Meland.ai được xây dựng trên blockchain Polygon. Thông qua trò chơi này, người chơi vừa được trải nghiệm việc xây dựng và phát triển khu bất động sản của mình kết hợp với trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để nhận phần thưởng. Trong Q3 và 4/2022, Meland đã trải qua giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng phi tập trung và còn nhiều dự định trong tương lai.

Một dự án L2E khác
Một dự án L2E khác

Create to Earn – C2E

Trong một bài viết trước đó, BeInCrypto từ đề cập về mô hình Create to Earn, sáng tạo để kiếm tiền. Mặc dù, mô hình này khá phổ biến với thị trường NFT Art nhưng lại tồn tại nhiều vấn đề trong thị trường GameFi. Một vài khó khăn trong mô hình này là vấn đề quản trị cũng như quy chuẩn đánh giá sản phẩm.

Một vài dự án có áp dụng mô hình này là Mytheria hay Overleague trên blockchain KardiaChain. Lấy ví dụ về Overleague, người chơi sử dụng BUSD để mua những hộp phụ kiện xe bí mật. Mỗi phụ kiện ráp xe được phân theo các thuộc tính từ bình thường đến hiếm và người chơi được phép ráp xe theo sở thích cá nhân.

Để khuyến khích tính sáng tạo, Overleague cho một pool thưởng trị giá 1 triệu USD cho 10,000 chiếc xe độc đáo và khác biệt nhất. Dự án này đã gây ấn tượng với đồ họa bắt mắt cũng như thuật toán đo lường các thuộc tính của xe. Trong Q4/2022, dự án sẽ bắt đầu tổ chức các 10 giải đấu kéo dài đến Q2/2023.

Yếu tố tạo xu hướng từ quy mô kinh tế

Theo báo cáo của Newzoo, vốn hóa thị trường ngành công nghiệp game nói chung sẽ đạt 218.7 tỷ USD vào năm 2024. Hơn thế, công ty Grand View Research dự đoán quy mô thị trường trò chơi toàn cầu sẽ đạt 504.29 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ CAGR là 10.2%.

Hiện tại, các dự án GameFi có xu hướng ứng dụng NFT và Metaverse để cải thiện trải nghiệm người dùng. Theo thống kê từ công ty McKinsey, người dùng Internet trung bình sẽ dành khoảng 6 giờ mỗi ngày cho Metaverse vào năm 2030. Báo cáo cũng khảo sát được 95% giám đốc điều hành tin rằng Metaverse có thể tác động tích cực đến các ngành kinh tế. Do đó, các dự án GameFi có cơ hội trở thành xu hướng trong tương lai nếu kết hợp tốt yếu tố Metaverse.

Bên cạnh đó, DeFi mở ra xu hướng phi tập trung và Web3 tập trung vào quyền riêng tư. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp đã hội nhập vào không gian Web3 thông qua các blockchain. Theo số liệu Footprint, khối lượng giao dịch trên ngày tập trung chủ yếu trên hệ sinh thái Polygon. Điều này không khó hiểu vì Polygon mong muốn tạo nên không gian Web3 lớn nhất trong ngành. Mặt khác, thị phần của The Sandbox chiếm phần lớn, cao hơn cả Axie Infinity, về khối lượng giao dịch. Từ đó, yếu tố phi tập trung và Web3 cũng là điều cần có trong các dự án GameFi.

Khối lượng giao dịch hàng ngày giữa các mạng blockchain
Khối lượng giao dịch hàng ngày giữa các mạng blockchain

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ