Xem thêm

Những lý do khiến giá Bitcoin BTC tăng vọt lên 26000 USD

6 mins
Bởi Jakub Dziadkowiec
Đã dịch Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Kể từ ngày 10/3, giá Bitcoin (BTC) đã tăng 33% từ mức thấp 19,549 USD lên mức cao nhất là 26,500 USD.
  • 5 lý do hàng đầu giải thích tại sao điều này xảy ra.
  • Chúng bao gồm việc lấp khoảng trống CME, kiểm tra lại đường MA 20 tuần hoặc hỗ trợ VPVR.
  • promo

Phe bò đã quay trở lại thống trị thị trường Bitcoin (BTC). Kể từ ngày 10/3, giá của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã tăng 35%. Nhiều nhà nhà đầu tư có lẽ đang tự hỏi nguyên nhân gì đã dẫn đến sự đảo chiều tăng đột ngột này. Trong bài phân tích hôm nay, hãy cùng BeInCrypto khám phá 5 lập luận kỹ thuật hàng đầu đằng sau việc Bitcoin tăng giá này nhé.

Tiền đề cơ bản của phân tích kỹ thuật là tất cả các thông tin đều có thể ảnh hưởng đến giá của tài sản, bao gồm cả thông tin về chính trị và tâm lý. Nói cách khác, giá của tài sản hiện tại đã phản ánh toàn bộ thông tin có sẵn. 

Quan điểm cho rằng có thể dự đoán biến động giá của một tài sản trên cơ sở bất kỳ thông tin, tin tức hoặc thay đổi cơ bản nào là sai lầm. Chính phân tích kỹ thuật có thể xác định tin tức hoặc thay đổi nào đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra trong tương lai.

Giải mã sự tăng giá Bitcoin thời gian gần đây

Trong khi đó, nhiều người tham gia thị trường tiền điện tử đang cố gắng dự đoán giá Bitcoin (BTC) và các tài sản khác chỉ dựa trên phân tích cơ bản và tin tức. Những sự kiện như sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB), sự hoảng loạn trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng truyền thống, cùng một số vấn đề khác, được coi là những lý do cho đà tăng đang diễn ra. Trong khi những người khác cho rằng tiền điện tử đang gia tăng vì tuyên bố của Tổng thống Biden hoặc tin tức tích cực về số liệu việc làm của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, có một số tín hiệu phân tích kỹ thuật giải thích lý do cho sự phục hồi đang diễn ra này. Ngoài ra, dữ liệu on-chain từ lâu đã xác nhận rằng thị trường gấu có thể đã kết thúc. Việc tách khỏi thị trường chứng khoán truyền thống và đánh mất mối tương quan của BTC với Chỉ số S&P 500 (SPX) cũng là một nguyên nhân đáng kể.

Dưới đây là 5 lập luận kỹ thuật hàng đầu về lý do tại sao Bitcoin tăng 35% trong 5 ngày qua.

giá Bitcoin (BTC) tăng vọt lên 26,000 USD
Biểu đồ BTC/USD của TradingView

#1. Khoảng trống CME được lấp đầy

Đầu tiên là sự chênh lệch giữa giá đóng cửa của BTC trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) vào thứ 6 và giá mở cửa của nó vào thứ 2 tuần sau. Khoảng trống này (CME gap) xảy ra do lịch giao dịch của CME đóng cửa vào cuối tuần trong khi thị trường giao ngay Bitcoin luôn mở. Phân tích lịch sử về hành động giá của Bitcoin cho thấy rằng trong hầu hết mọi lần xảy ra khoảng trống CME, giá BTC có xu hướng đóng cửa muộn hơn. Đôi khi điều này xảy ra rất nhanh và đôi khi phải đợi vài tháng.

Trên biểu đồ hàng ngày của Hợp đồng tương lai Bitcoin CME, chúng ta thấy rằng khoảng trống CME xuất hiện vào ngày 17/1/2023 và không được đóng trong gần hai tháng. Mãi đến ngày 9 và 10/3, Bitcoin mới kiểm tra lại khu vực 20,000 USD, khiến khoảng trống (vòng tròn màu xanh) đóng lại.

Với việc đóng một khoảng trống CME gần như ngay lập tức, vào ngày 13/3, một khoảng trống khác đã xuất hiện. Lần này nó có phạm vi từ 20,300 USD – 21,100 USD. Nếu lịch sử lặp lại, Bitcoin có thể kiểm tra lại khu vực này trong tương lai gần.

#1. Khoảng trống CME được lấp đầy
Biểu đồ BTC!/USD của TradingView

#2. Bitcoin kiểm tra lại ATH 2017

Tín hiệu thứ hai là việc kiểm tra lại mức ATH trong lịch sử từ năm 2017. Mức này đang đóng vai trò hỗ trợ. Trong thị trường uptrend hơn 5 năm trước, giá Bitcoin gần như đạt mức 20,000 USD (đường màu xanh lá cây).

Thị trường gấu năm 2022 đã khiến giá BTC giảm xuống mức này. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11, giá BTC vẫn được giữ quanh khu vực này. Tuy nhiên, sự sụp đổ của FTX đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ thị trường tiền điện tử, khiến giá đã lệch đáng kể xuống dưới mức đó, ghi nhận đáy tại 15,470 USD.

Sự phục hồi của thị trường tiền điện tử bắt đầu từ đầu năm 2023 đã dẫn đến sự bứt phá trên khu vực lịch sử này. Việc tạo ra một cây nến tuần với râu nến dài rút chân đã gần như xác nhận chính xác khu vực này là hỗ trợ (vòng tròn màu xanh). Đây là một tín hiệu rất lạc quan, hỗ trợ sự phục hồi của BTC trong ba tháng qua.

Bitcoin kiểm tra lại ATH 2017
Biểu đồ BTC/USD của TradingView

#3. Kiểm tra lại đường MA 20 tuần

Một tình huống tương tự như trên cũng được quan sát thấy trên biểu đồ của đường trung bình động MA 20 tuần (MA 20W). Với việc BTC giảm xuống mức 20,000 USD, đường trung bình động quan trọng này cũng đã được xác thực là hỗ trợ.

Trên biểu đồ dài hạn của Bitcoin, MA 20W đóng vai trò chính trong việc xác nhận xu hướng. Nhiều chuyển động tăng hoặc giảm của BTC đã xảy ra sau các lần giá kiểm tra lại đường trung bình động này. Ví dụ: Vào năm 2022, đường MA 20W đã từ chối các nỗ lực đảo ngược xu hướng giảm (vòng tròn màu đỏ) của giá, dẫn đến thị trường ngày càng xuống sâu.

Mặt khác, trong tình huống ngược lại, khi đường MA 20W trải qua đợt kiểm tra lại xu hướng tăng và đóng vai trò hỗ trợ, đó là tín hiệu cho thấy giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng. Điều này từng xảy ra vào tháng 9 năm 2020 và tháng 9 năm 2021 (vòng tròn màu xanh lam).

Hành động giá hiện tại giống với kịch bản đi lên này. Việc kiểm tra lại đường MA 20W trong xu hướng tăng cung cấp một lý do khác cho việc giá sẽ tiếp tục chuyển động đi lên.

Kiểm tra lại đường MA 20 tuần
Biểu đồ BTC/USD của TradingView

#4. Kiểm tra lại đường kháng cự giảm dần

Một lý do khác khiến giá Bitcoin tăng là giá đang kiểm tra lại đường kháng cự chéo dài hạn lần hai. Đây là đường trên biểu đồ logarit của BTC, giá đã chạm mức này khi lập ATH tại 69.000 USD vào tháng 11/2021.

Sự phục hồi của thị trường tiền điện tử năm nay đã dẫn đến sự bứt phá trên mức kháng cự quan trọng này vào cuối tháng 1/2023. Sau đó, lần đầu tiên nó được xác nhận là hỗ trợ vào giữa tháng Hai. Bây giờ – với việc giảm xuống khu vực 20,000 USD – giá Bitcoin đã thực hiện kiểm tra lại xu hướng tăng giá này (vòng tròn màu xanh lá cây) lần thứ hai.

Kiểm tra lại đường kháng cự giảm dần
Biểu đồ BTC/USD của TradingView

#5. Sự hỗ trợ của chỉ báo VPVR

Nguyên nhân cuối cùng có thể giải thích mức tăng giá 35% của Bitcoin là chỉ báo VPVR (Volume Profile Visible Range). Chỉ báo này cho phép thống kê khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian xác định ở các mức giá khác nhau. Nó được sử dụng để xác định các mức giá quan trọng có khả năng đóng vai trò là mức kháng cự hoặc hỗ trợ.

Khi áp dụng VPVR cho biểu đồ ngày của BTC trong 9 tháng tích lũy vừa qua, hóa ra mức 20,000 USD (đường màu đỏ) lại là mức quan trọng nhất. Đây là khu vực mà hầu hết các đồng coin được đổi chủ. Do đó, nó có thể đóng vai trò hỗ trợ (vòng tròn màu xanh) sau khi được thu hồi.

Điều này thực sự đã xảy ra và chỉ báo VPVR đã thêm một lập luận khác giải thích cho hành động tăng giá của giá BTC trong năm ngày qua.

Sự hỗ trợ của chỉ báo VPVR
Biểu đồ BTC/USD của TradingView

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn trong nhóm Telegram của BeInCrypto nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 3 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết