Xem thêm

Ngành công nghiệp tiền điện tử đã trả 2,5 tỷ đô la tiền phạt

2 mins
Cập nhật bởi Yen Pham
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ đã phạt 2,5 tỷ đô la những công ty trong ngành công nghiệp tiền điện tử kể từ khi Bitcoin ra đời.
  • Phần lớn các khoản phạt là do SEC ban hành, ngoài ra còn có CFTC hoặc các cơ quan quản lý địa phương.
  • Người đồng sáng lập Elliptic - Tom Robinson cho biết họ đang gián tiếp giúp định hình cho một quy định về tiền điện tử.
  • promo

Ngành công nghiệp tiền điện tử đã phải chi trả số tiền phạt lên tới 2,5 tỷ đô la cho các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ kể từ khi Bitcoin ra đời.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) là người đưa ra phần lớn các khoản tiền phạt này theo phân tích từ Elliptic. SEC đã thu về mức phạt lên tới 1,69 tỷ USD. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CTFC) đứng thứ hai với số tiền phạt thu về là 624 triệu USD. Hầu hết các công ty bị phạt là do phát hành những loại chứng khoán không đăng ký và có hành vi lừa đảo nhà đầu tư.

Tác động của các hình phạt

Khoản phạt lớn nhất đã được thanh toán vào năm ngoái. Telegram đã thanh toán các khoản phí cho SEC vì vi phạm luật chứng khoán liên bang. Telegram đã đồng ý trả lại hơn 1,2 tỷ đô la cho các nhà đầu tư. Họ cũng phải trả thêm 18,5 triệu USD tiền phạt dân sự. Cuối cùng, Telegram không thừa nhận cũng không phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào.

CFTC đã nổi lên như một lực lượng chính áp đặt tiền phạt. Các cơ quan quản lý địa phương cũng đang tích cực truy quét. Ví dụ: đầu năm nay Tether (USDT) và sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex đã phải thỏa thuận với Bộ trưởng Tư pháp bang New York. Thỏa thuận yêu cầu Tether và Bitfinex ngừng hoạt động giao dịch với người dân New York và phải nộp phạt 18,5 triệu USD.

Người đồng sáng lập Elliptic – Tom Robinson cho hay những khoản tiền phạt này có vai trò đóng góp trong việc hình thành quy định về tiền điện tử. Chưa từng có tiền lệ trong việc sử dụng các luật hiện hành để hạn chế và trừng phạt việc sử dụng bất hợp pháp tài sản tiền điện tử. Robinson nói: “Những hình phạt này không phải nhằm mục đích cản trở ngành công nghiệp tiền điện tử. Mà trên thực tế, nó lại giúp cho lĩnh vực này phát triển”. “Chúng mang lại sự thoải mái yên tâm cho nhà đầu tư. Và có một sự rõ ràng trong các quy định về lĩnh vực này.”

Mục tiêu ở nước ngoài

Robinson hy vọng các nhà quản lý sẽ hướng mục tiêu tới các sàn giao dịch ở nước ngoài. Ví dụ: Sở Thuế vụ và Bộ Tư pháp gần đây đã tiến hành các cuộc điều tra về Binance. Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới cũng đã lọt vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý châu Âu.

Robinson cũng nhấn mạnh cách các cuộc tấn công ransomware cũng giúp nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý khi điều tra các sàn giao dịch. Vì các khoản tiền chuộc được tội phạm chuyển thành tiền mặt thông qua sàn giao dịch này. Và các giao dịch này để lại dấu vết kỹ thuật số bất biến. Ví dụ cho sự truy quét là 2,3 triệu đô la gần đây đã được thu hồi từ cuộc tấn công ransomware Colonial Pipeline.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

37c58b84a21f59fd4fd1cd91383114c2.jpg
Nicholas Pongratz
Nick là Giáo sư Kỹ năng Giao tiếp Bằng miệng và Chuyên gia Khoa học Dữ liệu ở Budapest, Hungary với bằng Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh. Anh ấy là một người đến sau tương đối với lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain, nhưng lại bị hấp dẫn bởi khả năng sử dụng kinh tế và chính trị tiềm năng của nó. Tốt nhất có thể mô tả anh ta là một người theo chủ nghĩa hoài nghi trung tả lạc quan. Nếu quý độc giả có điều muốn thảo luận, hãy liên hệ qua mailto:[email protected]
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ