Những kẻ lừa đảo tiền điện tử tại Mỹ đang tiếp tục thử nghiệm các kiểu lừa đảo khác nhau. Theo một báo cáo mới đây nhất cho thấy những người đang tìm kiếm tình yêu đã trở thành nạn nhân mới nhất của chúng.
Một phân tích của Bankless Times tiết lộ rằng các công dân Hoa Kỳ đang ngày càng trở thành con mồi của các vụ lừa đảo tiền điện tử “lãng mạn” – hay còn gọi là lừa tình, với mức thiệt hại lên tới 185 triệu USD.
Báo cáo lưu ý rằng trung bình, nạn nhân mất 10,000 USD cho những kẻ lừa đảo lãng mạn. Và lừa đảo lãng mạn hiện là loại lừa đảo tiền điện tử phổ biến thứ hai tại hiện nay.
Những kẻ lừa đảo lãng mạn hoạt động bằng cách giả vờ quan tâm đến nạn nhân để khiến họ không nghi ngờ và dành thời gian để giành được lòng tin của họ qua internet. Sau khi có được sự tin tưởng của nạn nhân, giai đoạn tiếp theo của kế hoạch liên quan đến việc đưa ra lời khuyên cho nạn nhân về cách đầu tư tiền vào tiền điện tử.
Những kẻ lừa đảo thường hướng nạn nhân gửi tiền vào các nền tảng giao dịch tiền điện tử giả mạo như là giai đoạn cuối cùng trong âm mưu phức tạp của chúng.
Jonathan Merry, Giám đốc điều hành của Bankless Times cho biết: “Nạn nhân của những trò lừa đảo tình cảm thường là những người cô đơn và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tình yêu. Yếu tố này đã khiến họ dễ dàng trở thành con mồi và bị những kẻ lừa đảo lợi dụng dẫn đến mất tiền.”
Xem thêm: Vạch trần các chiêu trò lừa đảo tiền điện tử trên Tinder và cách phòng tránh
Không chỉ người già mới rơi vào cảnh bị lừa đảo
Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng người cao tuổi là đối tượng nhân khẩu học dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những trò gian lận tiền điện tử này. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn các số liệu cho thấy phần lớn nạn nhân nằm trong khoảng từ 20 đến 40 tuổi.
Theo Elizabeth Kerr, một chuyên gia về các nội dung tài chính, những cá nhân ở độ tuổi 30 là đối tượng bị “ảnh hưởng nặng nề nhất” vì họ phải chịu một phần lớn thiệt hại. Kerr lưu ý rằng ở độ tuổi xa nhất, các cá nhân ở độ tuổi 70 có thể mất tới 12,000 USD cho những kẻ lừa đảo.
Các hình thức gian lận tiền điện tử khác cũng phổ biến ở Hoa Kỳ là mạo danh doanh nghiệp và quan chức chính phủ. Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) báo cáo rằng gần 50,000 người Mỹ đã mất tổng cộng 1 tỷ USD từ các hoạt động của những kẻ lừa đảo này.
Luôn cảnh giác
Năm ngoái, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã đưa ra cảnh báo cho các hộ gia đình ở Hoa Kỳ về những rủi ro do những kẻ lừa đảo tiền điện tử gây ra. Cảnh báo bao gồm các mẹo để xác định những kẻ lừa đảo tiền điện tử với các hình thức như cầu hôn và lời mời làm việc bên ngoài Hoa Kỳ để tránh phải gặp trực tiếp.
Các mẹo do FBI đưa ra bao gồm không bao giờ gửi tiền cho bất kỳ ai mà bạn chỉ liên lạc trực tuyến hoặc qua điện thoại và ngừng mọi liên lạc ngay lập tức nếu có nghi ngờ lừa đảo.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.