Nhà sáng lập của Mercuryo, Petr Kozyakov có nhiều chia sẻ về Bitcoin. Qua đó, Kozyakov có phân tích sự gia tăng quan tâm của các tổ chức có tác động đến thị trường crypto.
Petr Kozyakov, người đồng sáng lập và CBDO của giải pháp thanh toán crypto quốc tế Mercuryo.io. Thông qua những phân tích thuyết phục, đội ngũ BeInCrypto gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây.
Dễ nhận thấy, năm 2020 là năm gia tăng mức độ quan tâm của nhà đầu tư tổ chức vào tiền điện tử. Điều này là dễ hiểu khi nhìn nhận lại những thành tựu bất ngờ trong năm ngoái.
Các quỹ nắm giữ tài sản kỹ thuật số đã chứng kiến dòng tiền kỷ lục chảy vào các sản phẩm của họ. Trong khi, các công ty lớn nắm giữ một phần đáng kể nguồn cung Bitcoin (BTC) đang lưu hành.
Nhưng điều gì đằng sau hiện tượng này? Nó sẽ tác động như thế nào đến thị trường tiền điện tử đang phát triển?
Tài sản có mức ổn định không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư
Ngay cả trong thời kỳ trước đại dịch. Các công cụ quản lý rủi ro của thị trường chung đã tạo ra lợi nhuận đáng thất vọng cho các nhà đầu tư.
Ví dụ: Khi nhìn vào tài khoản tiết kiệm và trái phiếu chính phủ loại cao cấp. Loại trái phiếu chính phủ hiện đang mang lại lợi suất khiêm tốn 0,86% đối với Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm. Và 0,32% đối với tín phiếu Anh kỳ hạn 10 năm.
Trong trường hợp xấu nhất. Trái phiếu cao cấp như German Bunds cung cấp lợi suất âm cho các nhà đầu tư. Ngay cả khi có kỳ hạn 10 năm hoặc 20 năm.
Xét trường hợp, một khoản đầu tư an toàn mang lại một số lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được rất nhỏ nên chúng sẽ bị lu mờ bởi lạm phát.
Các nhà đầu tư tổ chức chuyển hướng từ vàng sang bitcoin
Trong khi, các cá nhân có thể đủ khả năng để tạo ra lợi nhuận rất nhỏ hoặc âm. Các nhà đầu tư tổ chức phải đáp ứng kỳ vọng ROI của các bên liên quan của họ.
Vì vậy, khi thị trường tổng thể có sự xáo trộn và tài sản bình ổn hoạt động kém hiệu quả. Các nhà đầu tư tổ chức phải tìm kiếm các khoản đầu tư thay thế có khả năng tăng lợi nhuận của họ.
Tài sản cần nhắc đến đầu tiên là Vàng, một tài sản bình ổn được cho là hoạt động tốt. Ngay cả trong những thời điểm không chắc chắn.
Vàng cũng là một trong những giải pháp mà các nhà đầu tư tổ chức đầu cơ kể từ tháng Ba. Tuy nhiên, chu kỳ tăng giá của vàng đã kết thúc vào tháng 8 và tài sản này giảm mạnh kể từ đó.
Mặt khác, Bitcoin lại liên tục tăng giá kể từ khi thị trường khủng hoảng vào tháng Ba. Vào đầu tháng 12/2020, Bitcoin được giao dịch trên mức 19.500 USD.
Lúc bấy giờ, tài sản kỹ thuật số này rất gần với mức cao nhất mọi thời đại (mức ATH) là 20.000 USD. Vào cuối năm 2019, giá BTC đã cố gắng phá vỡ mức kháng cự dài hạn này nhưng bị khuất từ. Dẫn đến, đợt điều chỉnh tàn khốc trên cả thị trường tiền điện tử năm 2018.
Theo nguyên lý, tổng nguồn cung của Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu BTC. Đồng thời, Cơ chế khai thác nhờ vào thợ mỏ theo từng đợt “halving”.
Hiểu đơn giản, phần thưởng cho những thợ đào Bitcoin sẽ giảm số lượng tiền xuống một nửa sau mỗi bốn năm. Đề xuất này để chống lại lạm phát và đảm bảo sự gia tăng giá trị lâu dài cho tài sản kỹ thuật số.
Kết quả là, với mức tăng trưởng hàng năm hơn 160% và mức độ biến động thấp gần như mọi thời đại. Bitcoin đã trở thành một tài sản trú ẩn an toàn hấp dẫn cho các nhà đầu tư tổ chức.
Thông qua các báo cáo gần đây của các ngân hàng đầu tư nổi tiếng như Deutsche Bank và JPMorgan. Các đơn vị này cũng xác nhận bằng chứng tương tự. Vì vậy, các nhà đầu tư tổ chúc càng mong muốn chuyển dịch từ vàng sang Bitcoin.
Tại sao đợt tăng giá bitcoin này lại khác
Cộng đồng nhà đầu tư thường lo sợ rằng đợt tăng giá Bitcoin năm 2020 sẽ nhanh chóng tàn. Nhiều dự đoán, hậu quả khó lường như bong bóng vỡ giống đợt tiền điện tử tăng mạnh năm 2017.
Nhắc đến năm 2017, thường giới chuyên môn sẽ miêu tả ngắn trong từ FOMO. Tính cường điệu và đầu cơ là động lực cơ bản đằng sau xu hướng tăng giá của thị trường tiền điện tử.
Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp này có phần vượt khỏi tầm kiểm soát. Đỉnh điểm, chỉ cần một phát thảo hoặc một sản phẩm đã thành phẩm được công bố. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ để các dự án tài sản kỹ thuật số huy động được số tiền kỷ lục.
Ngoài ra, thị trường chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư bán lẻ với đủ mọi cấp độ. Từ nhập môn đến chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức về tiền điện tử (và thị trường tiền tệ).
Họ sẵn sàng bơm tiền pháp lý vào một trong những dự án ICO đang thịnh hành. Trong các đợt ICO, sản phẩm sẽ chào bán trực tiếp trong lần đầu nhằm huy động vốn từ nhà đầu tư.
Nhưng đối với lần này, lịch sử sẽ không bị lặp lại
Vào năm 2018, thị trường con gấu bùng nổ, nhiều dự án tính cạnh tranh kém bị đào thải. Mặt khác, những dự án bám trụ sau mùa đông góp phần phát triển cho không gian crypto. Đồng thời, cơ sở hạ tầng của những dự án này hoạt động tốt giúp tài sản kỹ thuật số tăng trưởng.
Quy định dần hình thành, tiền điện tử cũng được mở rộng với nhiều cách thức sử dụng hơn. Ngoài các tính năng đầu cơ an toàn của bitcoin. Nền tảng Ether đã trở thành người tiên phong cho sự bùng nổ DeFi. Ethereum hoạt động hết năng suất trên Blockchain của nó. Đến nỗi, nó đã làm nghẽn mạng lưới của tiền điện tử.
Tuy nhiên, đây chính là tín hiệu của một thị trường tiền điện tử đang chín muồi.
Và còn đáng ăn mừng hơn. Một chỉ báo cho thấy các nhà đầu tư tổ chức khó tính nhất cũng gia nhập ngành. Đây là hiện tượng mà chúng ta không thấy trong đợt bùng nổ ICO năm 2017.
Trên thực tế, gần đây, Bitcoin đã chứng kiến một lượng lớn các khoản đầu tư tổ chức.
Theo tài liệu được công khai, MicroStrategy, Square và Galaxy Digital nắm giữ gần 850.000 BTC. Khối lượng này tương đương hơn 16,6 tỷ USD, chiếm khoảng 4% nguồn cung Bitcoin lưu hành.
Tại thời điểm viết bài, Grayscale Investments đã huy động được hơn 1 tỷ USD trong quý 3 năm 2020. Đây là quý phá kỷ lục trong chuỗi ba quý liên tiếp.
Các nhà đầu tư tổ chức dẫn đầu việc đầu tư quy mô lớn. Khiến Bitcoin liên tục thiết lập kỷ lục mới.
Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân bùng nổ giá như nhiều người suy đoán. Thực tế, các nhà đầu tư tổ chức không phải là chìa khóa để đạt được mức ATH mới của Bitcoin.
Thay vào đó, họ tận dụng kinh nghiệm dày dặn của mình. Để tận dụng sự kém hiệu quả của thị trường tiền điện tử.
Ví dụ: Khi một tài sản kỹ thuật số được định giá quá cao hoặc quá thấp. Đây là thời điểm vàng để kiếm lợi nhuận từ chúng.
Do đó, chúng làm tăng tính thanh khoản của thị trường tiền điện tử. Đồng thời, ta giảm sự biến động của tài sản kỹ thuật số. Kết quả thu được dẫn đến một ngành công nghiệp hiệu quả và trưởng thành hơn.
Và đó là một sự phát triển tự nhiên có lợi cho Bitcoin về lâu dài. Hình thành một thị trường ổn định hơn, trưởng thành hơn và ít rủi ro hơn. Tạo điều kiện cho việc áp dụng hàng loạt tiền điện tử.
Điều thú vị là hoạt động tổ chức ngày càng tăng trong tiền điện tử. Không chỉ đi kèm với các khoản đầu tư thay thế.
Vì tài sản kỹ thuật số cũng hoạt động như hệ thống thanh toán. Nên càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào không gian này. Nhờ vậy, nhu cầu lớn hơn về các sản phẩm và dịch vụ tiền điện tử gia tăng. Chẳng hạn như cổng thanh toán, lưu ký, thanh khoản và các giải pháp cho vay doanh nghiệp. Tất cả đều trải qua từ phía B2B.
Và khi càng nhiều công ty bắt kịp những đàn anh như PayPal. Họ sẽ giới thiệu các giải pháp tài sản kỹ thuật số nhắm mục tiêu đến công chúng. Qua đó, tiền điện tử mới chính thức bước vào giai đoạn áp dụng hàng loạt.
LƯU Ý: Các quan điểm được trình bày ở đây là của tác giả và không nhất thiết đại diện hoặc phản ánh quan điểm của BeInCrypto.
Bài báo được viết bởi Petr Kozyakov, người đồng sáng lập và CBDO tại Mercuryo.io. Petr chịu trách nhiệm tương tác với các đối tác thanh toán và ngân hàng, tung ra các sản phẩm mới, xin giấy phép và phát triển chiến lược của công ty. Ngoài ra, Petr có nhiều kinh nghiệm làm việc với các thị trường châu Âu và có nền tảng vững chắc trong ngành thanh toán.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.